KC-10 Extender là biến thể máy bay vận tải/tiếp nhiên liệu quân sự dựa trên mẫu máy bay chở khách Boeing DC-10. Extender có thể phục vụ như máy bay tiếp dầu hoặc máy bay chở hàng. Theo thiết kế, KC-10 có thể chở theo 160 tấn nhiên liệu, 75 quân nhân và khoảng 77 tấn hàng hóa.KC-10 Extender được trang bị 3 thùng chứa dầu lớn ở cánh cũng như 3 bồn chứa dầu ở khoang chứa hàng hóa. Phi công của Extender thực hiện các nhiệm vụ tiếp dầu thông qua hệ thống điều khiển bay điện tử. Nó có khả năng tiếp dầu với tốc độ đạt tới 4.180 lít/phút qua hệ thống tiếp liệu trên không. Máy bay được trang bị hệ thống giảm tải tự động cũng như hệ thống tự ngắt kết nối để đảm bảo an toàn trong các nhiệm vụ tiếp liệu. Mẫu máy bay tiếp dầu đa năng Airbus A330 MRTT là máy bay tiếp liệu thế hệ mới dựa trên máy bay chở khách A330-200 thông thường. Airbus A330 MRTT có thể chở 111 tấn nhiên liệu, 300 binh sĩ hoặc 45 tấn hàng hóa. Loại máy bay này được sử dụng trong Không quân Hoàng gia Australia, Không quân UAE, Không quân Hoàng gia A Rập Saudi.Hệ thống tiếp liệu tiên tiến của Airbus cho phép loại máy bay này có thể giúp các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon, F-35A Lightning II nhận “sữa” nhanh chóng. Hệ thống tiếp liệu trên không (AAR) được vận hành bằng hệ thống điều khiển trong buồng lái, trong khi các hệ thống tiếp liệu ngày và đêm được hỗ trợ bằng hệ thống video theo dõi ngày đêm. KC-46A là máy bay tiếu liệu đa năng thế hệ tiếp theo được làm dựa trên mẫu máy bay thương mại Boeing 767. KC-46A vẫn trong giai đoạn sản xuất với chiếc đầu tiên dự kiến được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào năm 2016. KC-46 có khả năng tiếp liệu (sức chở 96 tấn nhiên liệu) cho tất cả các máy bay cánh cố định dựa trên hệ thống tiếp liệu được sử dụng trên KC-10, với vận tốc lên tới 4.542 lít/phút. Hệ thống điều khiển tiếp liệu bằng cần điều khiển và theo dõi trên màn hình 3D 24 inch hiển thị dữ liệu từ hệ thống camera.Boeing KC-135 là máy bay tiếp liệu chính đang phục vụ trong Không quân Mỹ. Chiếc máy bay KC-135 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào tháng 6/1957. Phi đội KC-135 đã thực hiện 831.000 nhiệm vụ tiếp liệu cho máy bay chiến đấu tại Chiến tranh Việt Nam. KC-135 có thể chuyên chở 90 tấn nhiên liệu. Nhiệm vụ tiếp liệu được theo dõi bằng nhân viên ngồi ở phía sau máy bay. Thời gian phục vụ của KC-135 được kéo dài bằng động cơ mạnh mẽ hơn cũng như một số thay đổi ở phần cánh. Mẫu máy bay mới được định danh KC-135R hoặc KC-135T cho phép nó có thể chở nhiên liệu nhiều hơn 50%.
Ilyushin Il-78 (định dang NATO là Midas) là biến thể máy bay tiếp liệu dựa trên mẫu máy bay vận tải quân sự Il-76MD phục vụ trong Không quân Nga. Il-78 có khả năng tiếp liệu cho 3 máy bay khác nhau một lúc cả đêm và ngày. Mẫu máy bay này có khả năng chở theo gần 86 tấn nhiên liệu. Ngoài ra, Il-78 còn có thể được tùy biến để trở thành máy bay vận tải quân sự. Máy bay sử dụng các cổng tiếp liệu từ thùng nhiên liệu ở thân và 2 cánh. Ngoài Nga, Không quân Ấn Độ cũng sử dụng một biến thể của Ilyushin Il-78 có tên Il-78MKI được trang bị hệ thống tiếp liệu của Israel.Boeing KC-767 (dùng khung thân cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER) là mẫu máy bay tiếp liệu tiên tiến có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như tiếp liệu trên không, vận chuyển hàng hóa, hành khách và sơ tán y tế. Mẫu máy bay này có khả năng chuyên chở 73 tấn nhiên liệu với tốc độ tiếp liệu là 3.407 lít/phút.
A400M là máy bay tiếp dầu dựa trên mẫu vận tải cơ hạng nặng A-400M, người ta có thể chuyển chiếc vận tải thành máy bay chở dầu chỉ trong vòng 2 tiếng. A400M có khả năng bay ở tốc độ và độ cao thấp để tiếp dầu cho trực thăng hoặc tốc độ cao để tiếp liệu cho các máy bay chiến đấu như Eurofighter, F/A-18 Hornet và Rafale hay các máy bay lớn như C-295 và C-130 Hercules.
Theo thiết kế A400M có khả năng vận chuyển 51 tấn nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay này còn có khả năng chở thêm 2 thùng nhiên liệu với sức chứa 5,7 tấn mỗi thùng. Tốc độ tiếp dầu cao nhất đạt được của A400M là 2.250 lít/phút. Có 3 camera được lắp trên máy bay giúp phi hành đoàn theo dõi quá trình tiếp dầu. Mẫu máy bay tiếp dầu đa năng A310 MRTT được thiết kế dựa trên máy bay hành khách Airbus A310. A310 MRTT có khả năng vận tải 42 tấn với khả năng tiếp liệu lên tới 1.500 lít/phút.
Mẫu máy bay tiếp dầu KC-130J (khung thân cở sở vận tải cơ C-130J) được Lockheed Martin phát triển như một máy bay tiếp dầu chiến thuật. KC-130J có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tiếp dầu khẩn cấp. Phi đội KC-130J đang phục vụ trong Lính thủy đánh bộ của Mỹ với hơn 20.000 giờ hoạt động ở Iraq.KC-130J chỉ có thể mang theo gần 28 tấn nhiên liệu và có thể tiếp dầu cho 2 máy bay với tốc độ truyền lên tới 1.135 lít/phút. KC-390 của hãng Embraer là mẫu máy bay tiếp liệu và vận chuyển chiến thuật được phát triển cho Không quân Brazil. KC-390 là máy bay đa năng có thể sử dụng cho việc tiếp liệu trên không hoặc vận chuyển hàng hóa và binh lính. Mẫu máy bay này có thể nhanh chóng chuyển thành máy bay tiếp liệu với khả năng chuyên chở khoảng 24 tấn nhiên liệu ở 2 bên cánh. KC-390 dự kiến sẽ bay thử vào năm 2014 và đưa vào hoạt động năm 2016.
KC-10 Extender là biến thể máy bay vận tải/tiếp nhiên liệu quân sự dựa trên mẫu máy bay chở khách Boeing DC-10. Extender có thể phục vụ như máy bay tiếp dầu hoặc máy bay chở hàng. Theo thiết kế, KC-10 có thể chở theo 160 tấn nhiên liệu, 75 quân nhân và khoảng 77 tấn hàng hóa.
KC-10 Extender được trang bị 3 thùng chứa dầu lớn ở cánh cũng như 3 bồn chứa dầu ở khoang chứa hàng hóa. Phi công của Extender thực hiện các nhiệm vụ tiếp dầu thông qua hệ thống điều khiển bay điện tử. Nó có khả năng tiếp dầu với tốc độ đạt tới 4.180 lít/phút qua hệ thống tiếp liệu trên không. Máy bay được trang bị hệ thống giảm tải tự động cũng như hệ thống tự ngắt kết nối để đảm bảo an toàn trong các nhiệm vụ tiếp liệu.
Mẫu máy bay tiếp dầu đa năng Airbus A330 MRTT là máy bay tiếp liệu thế hệ mới dựa trên máy bay chở khách A330-200 thông thường. Airbus A330 MRTT có thể chở 111 tấn nhiên liệu, 300 binh sĩ hoặc 45 tấn hàng hóa. Loại máy bay này được sử dụng trong Không quân Hoàng gia Australia, Không quân UAE, Không quân Hoàng gia A Rập Saudi.
Hệ thống tiếp liệu tiên tiến của Airbus cho phép loại máy bay này có thể giúp các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon, F-35A Lightning II nhận “sữa” nhanh chóng. Hệ thống tiếp liệu trên không (AAR) được vận hành bằng hệ thống điều khiển trong buồng lái, trong khi các hệ thống tiếp liệu ngày và đêm được hỗ trợ bằng hệ thống video theo dõi ngày đêm.
KC-46A là máy bay tiếu liệu đa năng thế hệ tiếp theo được làm dựa trên mẫu máy bay thương mại Boeing 767. KC-46A vẫn trong giai đoạn sản xuất với chiếc đầu tiên dự kiến được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào năm 2016.
KC-46 có khả năng tiếp liệu (sức chở 96 tấn nhiên liệu) cho tất cả các máy bay cánh cố định dựa trên hệ thống tiếp liệu được sử dụng trên KC-10, với vận tốc lên tới 4.542 lít/phút. Hệ thống điều khiển tiếp liệu bằng cần điều khiển và theo dõi trên màn hình 3D 24 inch hiển thị dữ liệu từ hệ thống camera.
Boeing KC-135 là máy bay tiếp liệu chính đang phục vụ trong Không quân Mỹ. Chiếc máy bay KC-135 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào tháng 6/1957. Phi đội KC-135 đã thực hiện 831.000 nhiệm vụ tiếp liệu cho máy bay chiến đấu tại Chiến tranh Việt Nam.
KC-135 có thể chuyên chở 90 tấn nhiên liệu. Nhiệm vụ tiếp liệu được theo dõi bằng nhân viên ngồi ở phía sau máy bay. Thời gian phục vụ của KC-135 được kéo dài bằng động cơ mạnh mẽ hơn cũng như một số thay đổi ở phần cánh. Mẫu máy bay mới được định danh KC-135R hoặc KC-135T cho phép nó có thể chở nhiên liệu nhiều hơn 50%.
Ilyushin Il-78 (định dang NATO là Midas) là biến thể máy bay tiếp liệu dựa trên mẫu máy bay vận tải quân sự Il-76MD phục vụ trong Không quân Nga. Il-78 có khả năng tiếp liệu cho 3 máy bay khác nhau một lúc cả đêm và ngày.
Mẫu máy bay này có khả năng chở theo gần 86 tấn nhiên liệu. Ngoài ra, Il-78 còn có thể được tùy biến để trở thành máy bay vận tải quân sự. Máy bay sử dụng các cổng tiếp liệu từ thùng nhiên liệu ở thân và 2 cánh. Ngoài Nga, Không quân Ấn Độ cũng sử dụng một biến thể của Ilyushin Il-78 có tên Il-78MKI được trang bị hệ thống tiếp liệu của Israel.
Boeing KC-767 (dùng khung thân cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER) là mẫu máy bay tiếp liệu tiên tiến có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như tiếp liệu trên không, vận chuyển hàng hóa, hành khách và sơ tán y tế. Mẫu máy bay này có khả năng chuyên chở 73 tấn nhiên liệu với tốc độ tiếp liệu là 3.407 lít/phút.
A400M là máy bay tiếp dầu dựa trên mẫu vận tải cơ hạng nặng A-400M, người ta có thể chuyển chiếc vận tải thành máy bay chở dầu chỉ trong vòng 2 tiếng. A400M có khả năng bay ở tốc độ và độ cao thấp để tiếp dầu cho trực thăng hoặc tốc độ cao để tiếp liệu cho các máy bay chiến đấu như Eurofighter, F/A-18 Hornet và Rafale hay các máy bay lớn như C-295 và C-130 Hercules.
Theo thiết kế A400M có khả năng vận chuyển 51 tấn nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay này còn có khả năng chở thêm 2 thùng nhiên liệu với sức chứa 5,7 tấn mỗi thùng. Tốc độ tiếp dầu cao nhất đạt được của A400M là 2.250 lít/phút. Có 3 camera được lắp trên máy bay giúp phi hành đoàn theo dõi quá trình tiếp dầu.
Mẫu máy bay tiếp dầu đa năng A310 MRTT được thiết kế dựa trên máy bay hành khách Airbus A310. A310 MRTT có khả năng vận tải 42 tấn với khả năng tiếp liệu lên tới 1.500 lít/phút.
Mẫu máy bay tiếp dầu KC-130J (khung thân cở sở vận tải cơ C-130J) được Lockheed Martin phát triển như một máy bay tiếp dầu chiến thuật. KC-130J có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tiếp dầu khẩn cấp. Phi đội KC-130J đang phục vụ trong Lính thủy đánh bộ của Mỹ với hơn 20.000 giờ hoạt động ở Iraq.
KC-130J chỉ có thể mang theo gần 28 tấn nhiên liệu và có thể tiếp dầu cho 2 máy bay với tốc độ truyền lên tới 1.135 lít/phút.
KC-390 của hãng Embraer là mẫu máy bay tiếp liệu và vận chuyển chiến thuật được phát triển cho Không quân Brazil. KC-390 là máy bay đa năng có thể sử dụng cho việc tiếp liệu trên không hoặc vận chuyển hàng hóa và binh lính. Mẫu máy bay này có thể nhanh chóng chuyển thành máy bay tiếp liệu với khả năng chuyên chở khoảng 24 tấn nhiên liệu ở 2 bên cánh. KC-390 dự kiến sẽ bay thử vào năm 2014 và đưa vào hoạt động năm 2016.