Truyền thông Ả Rập mới đây đăng tải hai bức ảnh cho thấy dường như Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai cỗ pháo tự hành lớn nhất của nước này tới khu vực biên giới giáp với Syria. Có vẻ như, chúng sẽ được dùng để tấn công, pháo kích các mục tiêu của chiến binh người Kurd.Trong ảnh, pháo tự hành M110 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang di chuyển tới biên giới với Syria. Trước đó, nước này đã từng triển khai cả siêu pháo tự hành T155 Firtina tới Syria và hứng chịu thiệt hại thảm khốc – đến ba khẩu pháo bị tên lửa chống tăng phiến quân bắn tan xác.Với cỡ nòng lên tới 203mm, M110 hiện là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đồng thời, nó cũng là khẩu pháo cũ nhất của nước này, khi mà được chế tạo từ những năm 1950.Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện được cho là còn khoảng 219 khẩu pháo tự hành M110 203mm trong biên chế.M110 203mm do Mỹ phát triển từ giữa những năm 1950 cho pháo binh Quân đội Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Cuộc chiến tranh đầu tiên mà M110 tham gia chính là chiến tranh Việt Nam. Loại pháo này thường được triển khai trong các tiểu đoàn pháo binh hỗ trợ nói chung và các cấp bậc khác của quân đội nói riêng. Nhiệm vụ của M-110 bao gồm hỗ trợ, định vị bắn phá pháo binh địch và ngăn chặn hệ thống phòng không của đối phương.M110 có trọng lượng khoảng 28,3 tấn, dài 10,8m, rộng 3,1m, cao 3,1m với kíp chiến đấu 5 người (một lái, hai pháo thủ, hai nạp đạn).M110 được trang bị khẩu pháo khổng lồ - một trong những khẩu pháo lớn nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ - đó là khẩu M2A2 cỡ 203mm được thiết kế từ khẩu lựu pháo 8 inch mà người Anh sử dụng trong CTTG thứ 1.Cận cảnh cỗ đại pháo M2A2 203mm tháo rời.Đến phiên bản M110A1, khẩu M2A2 được thay bằng khẩu pháo M201 L37 có chiều dài lớn hơn tăng tầm bắn. Đến phiên bản cuối cùng M110A2, người ta trang bị loa giảm giật kép cho khẩu M201.Với những viên đạn cỡ 203mm cùng liều phóng có trọng lượng gần 100kg, người ta buộc phải trang bị cho M110 hệ thống hỗ trợ nạp đạn. Tuy nhiên, tốc độ bắn nhìn chung vẫn rất chậm, với chỉ 3 viên/2 phút hoặc duy trì nhịp bắn liên tục đạt 1 viên trên 2 phút.Tầm bắn ban đầu của M110 chỉ đạt khoảng 17km, nhưng với việc kéo dài nòng và cải thiện liều phóng ở phiên bản M110A1 và M110A2, tầm bắn của pháo tăng lên 27-29km, có thể bắn được đạn trợ lực tăng tầm, đạn chùm... Phiên bản Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng đạt tầm bắn tới 29km với độ chính xác tốt hơn.M110 có khả năng chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu – bắn phát đầu tiên chỉ trong vòng một phút.Khi bắn, kíp pháo thủ cần tới 13 người gồm 5 người ngồi trên M110 và 8 người ngồi trên xe bọc thép hộ tống cùng xe chở đạn. Bởi khung gầm của M110 chỉ có thể chở tối đa 2 quả đạn cùng liều phóng.Khung gầm cơ sở của M110 chỉ bọc giáp dày 13mm, nên chắc chắn là không có cách gì sống sót trước vũ khí chống tăng. Xe được trang bị động cơ diesel tua bin tăng áp 8V71T công suất 405 mã lực cho tốc độ tối đa 55km/h, tầm hoạt động 520km.
Truyền thông Ả Rập mới đây đăng tải hai bức ảnh cho thấy dường như Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai cỗ pháo tự hành lớn nhất của nước này tới khu vực biên giới giáp với Syria. Có vẻ như, chúng sẽ được dùng để tấn công, pháo kích các mục tiêu của chiến binh người Kurd.
Trong ảnh, pháo tự hành M110 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang di chuyển tới biên giới với Syria. Trước đó, nước này đã từng triển khai cả siêu pháo tự hành T155 Firtina tới Syria và hứng chịu thiệt hại thảm khốc – đến ba khẩu pháo bị tên lửa chống tăng phiến quân bắn tan xác.
Với cỡ nòng lên tới 203mm, M110 hiện là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đồng thời, nó cũng là khẩu pháo cũ nhất của nước này, khi mà được chế tạo từ những năm 1950.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện được cho là còn khoảng 219 khẩu pháo tự hành M110 203mm trong biên chế.
M110 203mm do Mỹ phát triển từ giữa những năm 1950 cho pháo binh Quân đội Mỹ và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Cuộc chiến tranh đầu tiên mà M110 tham gia chính là chiến tranh Việt Nam. Loại pháo này thường được triển khai trong các tiểu đoàn pháo binh hỗ trợ nói chung và các cấp bậc khác của quân đội nói riêng. Nhiệm vụ của M-110 bao gồm hỗ trợ, định vị bắn phá pháo binh địch và ngăn chặn hệ thống phòng không của đối phương.
M110 có trọng lượng khoảng 28,3 tấn, dài 10,8m, rộng 3,1m, cao 3,1m với kíp chiến đấu 5 người (một lái, hai pháo thủ, hai nạp đạn).
M110 được trang bị khẩu pháo khổng lồ - một trong những khẩu pháo lớn nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ - đó là khẩu M2A2 cỡ 203mm được thiết kế từ khẩu lựu pháo 8 inch mà người Anh sử dụng trong CTTG thứ 1.
Cận cảnh cỗ đại pháo M2A2 203mm tháo rời.
Đến phiên bản M110A1, khẩu M2A2 được thay bằng khẩu pháo M201 L37 có chiều dài lớn hơn tăng tầm bắn. Đến phiên bản cuối cùng M110A2, người ta trang bị loa giảm giật kép cho khẩu M201.
Với những viên đạn cỡ 203mm cùng liều phóng có trọng lượng gần 100kg, người ta buộc phải trang bị cho M110 hệ thống hỗ trợ nạp đạn. Tuy nhiên, tốc độ bắn nhìn chung vẫn rất chậm, với chỉ 3 viên/2 phút hoặc duy trì nhịp bắn liên tục đạt 1 viên trên 2 phút.
Tầm bắn ban đầu của M110 chỉ đạt khoảng 17km, nhưng với việc kéo dài nòng và cải thiện liều phóng ở phiên bản M110A1 và M110A2, tầm bắn của pháo tăng lên 27-29km, có thể bắn được đạn trợ lực tăng tầm, đạn chùm... Phiên bản Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng đạt tầm bắn tới 29km với độ chính xác tốt hơn.
M110 có khả năng chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu – bắn phát đầu tiên chỉ trong vòng một phút.
Khi bắn, kíp pháo thủ cần tới 13 người gồm 5 người ngồi trên M110 và 8 người ngồi trên xe bọc thép hộ tống cùng xe chở đạn. Bởi khung gầm của M110 chỉ có thể chở tối đa 2 quả đạn cùng liều phóng.
Khung gầm cơ sở của M110 chỉ bọc giáp dày 13mm, nên chắc chắn là không có cách gì sống sót trước vũ khí chống tăng. Xe được trang bị động cơ diesel tua bin tăng áp 8V71T công suất 405 mã lực cho tốc độ tối đa 55km/h, tầm hoạt động 520km.