Đây là triển lãm vũ khí Nga nên lẽ dĩ nhiên “hàng Nga” chiếm ưu thế lớn tại đây, trong khi vũ khí phương Tây chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Các loại vũ khí xuất hiện ở Nizhny Tagil chủ yếu là xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cứu kéo, rà phá mìn và có thể có cả xe pháo – tên lửa phòng không.
Trong ảnh là “họ hàng” nhà xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90 nổi tiếng của Nga, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Những chiếc T-72, T-90 đã đem lại ngôi vị “nhà xuất khẩu xe tăng số 1 thế giới” trong nhiều năm qua. Và dự tính tới năm 2016, nước Nga vẫn sẽ nắm giữ vị trí này với thị phần chiếm 50%.
Trong ảnh là biến thể nâng cấp của dòng xe tăng T-72 được dùng cho tác chiến trong khu vực đô thị. Ở trước mũi xe được trang bị lưỡi xúc có thể dùng để đẩy những chướng ngại vật xếp đặt trên đường phố.
Trước mặt xe và tháp pháo bọc giáp phản ứng nổ (ERA) và phía sau được bổ sung “lồng thép” này thường để chống đạn súng RPG.
Ở vị trí của xạ thủ đại liên hạng nặng 12,7mm bọc thêm tấm thép dùng để chống đạn, mảnh đạn pháo của đối phương đặc biệt trong môi trường đô thị phức tạp.
Biến thể nâng cấp tác chiến trong môi trường đô thị T-72 chạy trình diễn cho quan khách ở triển lãm RAE.
Biến thể T-72 khác được nâng cấp với hệ thống phòng vệ chủ động Arena-3.
Hệ thống phòng vệ chủ động Arena 3 được thiết kế để bảo vệ xe tăng, xe bọc thép trước vũ khí chống tăng hạng nhẹ (súng chống tăng cá nhân), tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn tên lửa chống tăng đánh từ trên xuống (nhắm vào đỉnh tháp pháo – nơi bọc giáp mỏng nhất). Trong ảnh là khối bộ phận của hệ thống Arena lắp quanh tháp pháo xe tăng T-72.
Xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT mệnh danh là Teminator (kẻ hủy diệt) được thiết kế làm nhiệm vụ hỗ trợ xe tăng tác chiến trong môi trường đô thị và diệt bộ binh. Hỏa lực của BMPT khá mạnh mẽ với 2 pháo tự động 30mm 2A42 có thể bắn đạn AP và HE (cơ số 850 viên); 2 súng phóng lựu liên thanh AGS-17A hoặc AGS-30; 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-T. Các tên lửa có thể lắp đầu đạn nhiệt áp, đạn nổ văng mảnh và đạn lõm chống tăng HEAT, đạt có tầm bắn tối đa 5km. Tại RAE 2013, công ty quốc phòng Nga đã giới thiệu hình ảnh về xe chiến đấu hỗ trợ tăng Kẻ hủy diệt 2 BMPT-72 được thiết kế trên khung gầm xe tăng T-72 với những cải tiến trong hệ thống vũ khí. RAE 2013 cũng chứng kiến sự ra mắt của xe chiến đấu không người lái do doanh nghiệp Nga thiết kế.
Xe quét mìn “cực hầm hố” của Quân đội Nga, toàn bộ xe được bọc module giáp phản ứng nổ (ERA), ở phía trước là bộ phận phá mìn mặt đất.
Pháo tự hành MSTA-S của Quân đội Nga chạy biểu diễn.
Pháo tự hành diệt tăng Sprut-SD (đi sau, bên trái ảnh) và xe chiến đấu bọc thép BMD-4M chuyên dùng cho Lực lượng Đổ bộ đường không Nga (VDV). Trong đó, pháo Sprut-SD trang bị pháo nòng trơn cỡ 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng còn BMD-4M trang bị pháo 100mm 2A70 và pháo 30mm đồng trục. Triển lãm RAE 2013 cũng chứng kiến sản phẩm xe chiến đấu hợp tác giữa Công ty Renault Trucks Defense (Pháp) và công ty Burevestnik (Nga) dùng khung gầm cơ sở xe chiến đấu bộ binh VBCI (Pháp) và trang bị tháp pháo 57mm có cơ cấu nạp đạn tự động của Nga.
Xe bọc thép đa dụng hạng nhẹ Tigr trang bị giá điều khiển vũ khí tự động lắp súng máy.
Xe vận tải bọc thép địa hình của công ty quốc phòng Nga trình diễn khả năng lội nước.
Xe bọc thép chở quân thế hệ mới BTR-82A trình diễn khả năng lội nước.
Hệ thống phun lửa hạng nặng Buratino khai hỏa đạn phản lực nhiệt áp.
Đây là triển lãm vũ khí Nga nên lẽ dĩ nhiên “hàng Nga” chiếm ưu thế lớn tại đây, trong khi vũ khí phương Tây chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Các loại vũ khí xuất hiện ở Nizhny Tagil chủ yếu là xe tăng, xe bọc thép, phương tiện cứu kéo, rà phá mìn và có thể có cả xe pháo – tên lửa phòng không.
Trong ảnh là “họ hàng” nhà xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90 nổi tiếng của Nga, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Những chiếc T-72, T-90 đã đem lại ngôi vị “nhà xuất khẩu xe tăng số 1 thế giới” trong nhiều năm qua. Và dự tính tới năm 2016, nước Nga vẫn sẽ nắm giữ vị trí này với thị phần chiếm 50%.
Trong ảnh là biến thể nâng cấp của dòng xe tăng T-72 được dùng cho tác chiến trong khu vực đô thị. Ở trước mũi xe được trang bị lưỡi xúc có thể dùng để đẩy những chướng ngại vật xếp đặt trên đường phố.
Trước mặt xe và tháp pháo bọc giáp phản ứng nổ (ERA) và phía sau được bổ sung “lồng thép” này thường để chống đạn súng RPG.
Ở vị trí của xạ thủ đại liên hạng nặng 12,7mm bọc thêm tấm thép dùng để chống đạn, mảnh đạn pháo của đối phương đặc biệt trong môi trường đô thị phức tạp.
Biến thể nâng cấp tác chiến trong môi trường đô thị T-72 chạy trình diễn cho quan khách ở triển lãm RAE.
Biến thể T-72 khác được nâng cấp với hệ thống phòng vệ chủ động Arena-3.
Hệ thống phòng vệ chủ động Arena 3 được thiết kế để bảo vệ xe tăng, xe bọc thép trước vũ khí chống tăng hạng nhẹ (súng chống tăng cá nhân), tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn tên lửa chống tăng đánh từ trên xuống (nhắm vào đỉnh tháp pháo – nơi bọc giáp mỏng nhất). Trong ảnh là khối bộ phận của hệ thống Arena lắp quanh tháp pháo xe tăng T-72.
Xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT mệnh danh là Teminator (kẻ hủy diệt) được thiết kế làm nhiệm vụ hỗ trợ xe tăng tác chiến trong môi trường đô thị và diệt bộ binh. Hỏa lực của BMPT khá mạnh mẽ với 2 pháo tự động 30mm 2A42 có thể bắn đạn AP và HE (cơ số 850 viên); 2 súng phóng lựu liên thanh AGS-17A hoặc AGS-30; 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-T. Các tên lửa có thể lắp đầu đạn nhiệt áp, đạn nổ văng mảnh và đạn lõm chống tăng HEAT, đạt có tầm bắn tối đa 5km.
Tại RAE 2013, công ty quốc phòng Nga đã giới thiệu hình ảnh về xe chiến đấu hỗ trợ tăng Kẻ hủy diệt 2 BMPT-72 được thiết kế trên khung gầm xe tăng T-72 với những cải tiến trong hệ thống vũ khí.
RAE 2013 cũng chứng kiến sự ra mắt của xe chiến đấu không người lái do doanh nghiệp Nga thiết kế.
Xe quét mìn “cực hầm hố” của Quân đội Nga, toàn bộ xe được bọc module giáp phản ứng nổ (ERA), ở phía trước là bộ phận phá mìn mặt đất.
Pháo tự hành MSTA-S của Quân đội Nga chạy biểu diễn.
Pháo tự hành diệt tăng Sprut-SD (đi sau, bên trái ảnh) và xe chiến đấu bọc thép BMD-4M chuyên dùng cho Lực lượng Đổ bộ đường không Nga (VDV). Trong đó, pháo Sprut-SD trang bị pháo nòng trơn cỡ 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng còn BMD-4M trang bị pháo 100mm 2A70 và pháo 30mm đồng trục.
Triển lãm RAE 2013 cũng chứng kiến sản phẩm xe chiến đấu hợp tác giữa Công ty Renault Trucks Defense (Pháp) và công ty Burevestnik (Nga) dùng khung gầm cơ sở xe chiến đấu bộ binh VBCI (Pháp) và trang bị tháp pháo 57mm có cơ cấu nạp đạn tự động của Nga.
Xe bọc thép đa dụng hạng nhẹ Tigr trang bị giá điều khiển vũ khí tự động lắp súng máy.
Xe vận tải bọc thép địa hình của công ty quốc phòng Nga trình diễn khả năng lội nước.
Xe bọc thép chở quân thế hệ mới BTR-82A trình diễn khả năng lội nước.
Hệ thống phun lửa hạng nặng Buratino khai hỏa đạn phản lực nhiệt áp.