Theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 Mitten do Nga sản xuất. Ngoài Việt Nam, các quan chức Nga cũng tiết lộ thêm rằng, Malaysia và Philippiens cũng “ngắm nghía” Yak-130 nhằm thay thế cho máy bay huấn luyện – chiến đấu thế hệ cũ.
Yak-130 do Cục thiết kế Yakovlev (Nga) và Aermacchi hợp tác thiết kế phát triển từ đầu những năm 1990. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên Yak/AEM-130D đã bay thử lần đầu vào năm 1996. Khi quan hệ hợp tác đổ vỡ, dựa trên thiết kế ban đầu, Yakovlev phát triển thành mẫu Yak-130 còn Aermacchi phát triển thành M346 Master. Hiện, cả 2 loại đều được xem là những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới.
Hiện nay, Yak-130 đã nhận được đặt hàng từ 6 quốc gia trên thế giới (không kể Nga). Và theo dự đoán của các chuyên gia Nga thì Việt Nam có thể đặt hàng 8 chiếc Yak-130 để hiện đại hóa lực lượng máy bay làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu. Hiện, Không quân Nhân dân Việt Nam đang duy trì những chiếc máy bay L-39 do Tiệp Khắc (cũ) chế tạo.
Yak-130 có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 11,49m, sải cánh 9,72m, chiều cao 4,76m, trọng lượng cất cánh tối đa 10,2 tấn. Máy bay thiết kế với cánh cụp tối ưu, chế tạo bằng hợp kim nhẹ với bề mặt được làm bằng sợi carbon. Thiết kế cánh được đánh giá là nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, giúp mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn hơn.
Để làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu, Yak-130 thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi, trang bị ghế phóng khẩn cấp NPO Zvezda K-36LT3.5 zero-zero. Buồng lái có vòm che hoàn toàn bằng thủy tinh có thể chống đạn.
Bảng điều khiển phi công ngồi trước trang bị 3 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật đa năng 6x8in. Hệ thống điều khiển của Yak-130 dùng hệ thống điều khiển lái số fly-by-wire tương tự tiêm kích thế hệ 4,5. Có thể nói, Yak-130 phù hợp cho huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 như MiG-29, Su-27/30, F-15/16/18, Mirage 2000, Rafale, Eurofighter Typhoon và kể cả tiêm kích thế hệ 5.
Trong nhiệm vụ bay huấn luyện, phi công lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để lựa chọn bài tập bay. Ngoài ra phi công còn có thể lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay. Hệ thống có thể ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bay ở phi công. Đáng tiếc, Yak-130 không có khả năng đạt vận tốc siêu thanh như “người anh em” M346 Master làm được. Yak-130 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Klimov RD-35 cho phép đạt vận tốc tối đa 1.037km/h, bán kính hoạt động hơn 1.000km, trần bay 13km, vận tốc leo cao 50m/s.
Thùng nhiên liệu bên trong máy bay (đặt ở cánh và thân) mang tổng cộng 1.750kg nhiên liệu hoặc lên tới 2.650kg nhiên liệu với thùng nhiên liệu phụ treo ngoài. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu khách hàng, Yak-130 có thể trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
Tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò huấn luyện phi công chiến đấu, nhưng nhà sản xuất vẫn thiết kế cho nó có khả năng chiến đấu khá tốt. Đầu tiên, Yak-130 trang bị radar điều khiển hỏa lực NIIP Zhukovsky Osa có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly xa 85km ở bán cầu trước hoặc 40km ở bán cầu sau, tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65km. Osa có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất.
Yak-130 được trang bị hệ thống phóng pháo sáng, mảnh kim loại nhỏ để gây nhiễu đạn tên lửa đối không của quân địch.
Yak-130 thiết kế với 8 giá treo (6 dưới cánh và 2 ở đầu mút cánh) cho phép mang tổng cộng 3 tấn. Các điểm treo này có thể mang vũ khí, thùng nhiên liệu phụ, tổ hợp trinh sát, tổ hợp tác chiến điện tử… Yak-130 có thể mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối đất Kh-35ML, bom có điều khiển KAB-500kr và các loại bom, rocket không điều khiển.
Với kiến trúc hệ thống điện tử hàng không mở, Yak-130 cho phép tích hợp rộng rãi hệ thống vũ khí của phương Tây như tên lửa không đối không AIM-9L (Mỹ), hay loại Magic 2 (Pháp) và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick (Mỹ).
Theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 Mitten do Nga sản xuất. Ngoài Việt Nam, các quan chức Nga cũng tiết lộ thêm rằng, Malaysia và Philippiens cũng “ngắm nghía” Yak-130 nhằm thay thế cho máy bay huấn luyện – chiến đấu thế hệ cũ.
Yak-130 do Cục thiết kế Yakovlev (Nga) và Aermacchi hợp tác thiết kế phát triển từ đầu những năm 1990. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên Yak/AEM-130D đã bay thử lần đầu vào năm 1996. Khi quan hệ hợp tác đổ vỡ, dựa trên thiết kế ban đầu, Yakovlev phát triển thành mẫu Yak-130 còn Aermacchi phát triển thành M346 Master. Hiện, cả 2 loại đều được xem là những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới.
Hiện nay, Yak-130 đã nhận được đặt hàng từ 6 quốc gia trên thế giới (không kể Nga). Và theo dự đoán của các chuyên gia Nga thì Việt Nam có thể đặt hàng 8 chiếc Yak-130 để hiện đại hóa lực lượng máy bay làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu. Hiện, Không quân Nhân dân Việt Nam đang duy trì những chiếc máy bay L-39 do Tiệp Khắc (cũ) chế tạo.
Yak-130 có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 11,49m, sải cánh 9,72m, chiều cao 4,76m, trọng lượng cất cánh tối đa 10,2 tấn. Máy bay thiết kế với cánh cụp tối ưu, chế tạo bằng hợp kim nhẹ với bề mặt được làm bằng sợi carbon. Thiết kế cánh được đánh giá là nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, giúp mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn hơn.
Để làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu, Yak-130 thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi, trang bị ghế phóng khẩn cấp NPO Zvezda K-36LT3.5 zero-zero. Buồng lái có vòm che hoàn toàn bằng thủy tinh có thể chống đạn.
Bảng điều khiển phi công ngồi trước trang bị 3 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật đa năng 6x8in. Hệ thống điều khiển của Yak-130 dùng hệ thống điều khiển lái số fly-by-wire tương tự tiêm kích thế hệ 4,5. Có thể nói, Yak-130 phù hợp cho huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 như MiG-29, Su-27/30, F-15/16/18, Mirage 2000, Rafale, Eurofighter Typhoon và kể cả tiêm kích thế hệ 5.
Trong nhiệm vụ bay huấn luyện, phi công lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để lựa chọn bài tập bay. Ngoài ra phi công còn có thể lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay. Hệ thống có thể ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bay ở phi công.
Đáng tiếc, Yak-130 không có khả năng đạt vận tốc siêu thanh như “người anh em” M346 Master làm được. Yak-130 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Klimov RD-35 cho phép đạt vận tốc tối đa 1.037km/h, bán kính hoạt động hơn 1.000km, trần bay 13km, vận tốc leo cao 50m/s.
Thùng nhiên liệu bên trong máy bay (đặt ở cánh và thân) mang tổng cộng 1.750kg nhiên liệu hoặc lên tới 2.650kg nhiên liệu với thùng nhiên liệu phụ treo ngoài. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu khách hàng, Yak-130 có thể trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
Tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò huấn luyện phi công chiến đấu, nhưng nhà sản xuất vẫn thiết kế cho nó có khả năng chiến đấu khá tốt. Đầu tiên, Yak-130 trang bị radar điều khiển hỏa lực NIIP Zhukovsky Osa có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly xa 85km ở bán cầu trước hoặc 40km ở bán cầu sau, tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65km. Osa có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất.
Yak-130 được trang bị hệ thống phóng pháo sáng, mảnh kim loại nhỏ để gây nhiễu đạn tên lửa đối không của quân địch.
Yak-130 thiết kế với 8 giá treo (6 dưới cánh và 2 ở đầu mút cánh) cho phép mang tổng cộng 3 tấn. Các điểm treo này có thể mang vũ khí, thùng nhiên liệu phụ, tổ hợp trinh sát, tổ hợp tác chiến điện tử…
Yak-130 có thể mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối đất Kh-35ML, bom có điều khiển KAB-500kr và các loại bom, rocket không điều khiển.
Với kiến trúc hệ thống điện tử hàng không mở, Yak-130 cho phép tích hợp rộng rãi hệ thống vũ khí của phương Tây như tên lửa không đối không AIM-9L (Mỹ), hay loại Magic 2 (Pháp) và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick (Mỹ).