Hai tàu chiến Nhật Bản gồm JS Ariake và JS Setogiri cùng 500 thủy thủ đoàn do Đại tá Morishita Haruhiko - Chỉ huy trưởng biên đội tàu hộ vệ số 15 làm trưởng đoàn đã cập cảng quốc tế Cam Ranh bắt đầu chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam từ ngày hôm nay (12/4) đến 15/4.Chuyến thăm của 2 tàu lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) diễn ra trong bối cảnh quan hệ 2 nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam- Nhật Bản nói riêng có những bước phát triển mới trong khuôn khổ quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng”. Ảnh: Hai chiến hạm JS Ariake và JS Setogiri của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cập Cảng Quốc tế Cam Ranh.Chuyến thăm lần này của 2 tàu Nhật Bản là hoạt động cụ thể triển khai các nội dung thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước và bộ quốc phòng 2 nước thời gian qua; qua đó, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.Nhân chuyến thăm của hai tàu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen đã gửi thư bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, tàu của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản được tiếp tục Cảng Quốc tế Cam Ranh và tin tưởng rằng các chuyến thăm sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cố gắng hết sức vì sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác, giao lưu quốc phòng giữa Nhật Bản và Việt Nam. Ảnh: Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada duyệt đội danh dự của hai tàu hộ vệ.Trong thời gian chuyến thăm, chỉ huy tàu Nhật Bản sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và chỉ huy Vùng 4 Hải quân. Phía Nhật Bản mời đại diện phía Việt Nam lên thăm tàu và phối hợp cùng Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu thể thao giữa chiến sĩ, thủy thủ hai nước. Sau khi rời cảng quốc tế cam ranh, hai bên đã phối hợp tiến hành tập luyện chung tìm kiếm cứu nạn và thực hành bộ quy tắc ứng xử cho các cuộc gặp bất ngờ trên biển (CUES). Ảnh: Lãnh đạo chỉ huy tàu Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Cảng Quốc tế Cam Ranh.Khu trục hạm JS Ariake (dài 151 m, rộng 17,4 m, mớm nước 5,2 m, giãn nước 4.550 tấn, vũ khí chính gồm pháo 76 mm, hệ thống tên lửa đất đối hạm...). Còn tàu JS Setogiri (dài 137 m, rộng 14,6 m, mớm nước 4,5 m, lượng giãn nước 3.550 tấn, hệ thống tên lửa phòng không, hệ thống tên lửa đất đối hạm...). Ảnh: Trực thăng săn ngầm SH-60K trong hangar hai tàu Nhật Bản thăm Cam Ranh.Bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm SSM-1B có tầm bắn đến 150km trên tàu khu trục JS Ariake.Bệ phóng tên lửa chống ngầm Mk 16 ASROC có tầm bắn khoảng 19km trên tàu khu trục JS Setogiri.Cận cảnh tháp pháo của tổ hợp pháo tự động cao tốc Phalanx CIWS được trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm đạt tốc độ bắn 4.500 phát/phút, cự ly bắn hiệu quả 2,2km.Cả hai tàu chiến Nhật Bản đều sử dụng pháo hạm Oto Melara 76,2mm. Đằng sau bệ pháo 76,2mm trên tàu khu trục JS Ariake là bệ phóng thẳng đứng (VLS) chứa tên lửa phòng không RIM-116 ESSM hoặc tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC.
Hai tàu chiến Nhật Bản gồm JS Ariake và JS Setogiri cùng 500 thủy thủ đoàn do Đại tá Morishita Haruhiko - Chỉ huy trưởng biên đội tàu hộ vệ số 15 làm trưởng đoàn đã cập cảng quốc tế Cam Ranh bắt đầu chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam từ ngày hôm nay (12/4) đến 15/4.
Chuyến thăm của 2 tàu lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) diễn ra trong bối cảnh quan hệ 2 nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam- Nhật Bản nói riêng có những bước phát triển mới trong khuôn khổ quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng”. Ảnh: Hai chiến hạm JS Ariake và JS Setogiri của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản cập Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Chuyến thăm lần này của 2 tàu Nhật Bản là hoạt động cụ thể triển khai các nội dung thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước và bộ quốc phòng 2 nước thời gian qua; qua đó, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Nhân chuyến thăm của hai tàu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen đã gửi thư bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, tàu của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản được tiếp tục Cảng Quốc tế Cam Ranh và tin tưởng rằng các chuyến thăm sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa nhân dân và quân đội hai nước nói chung và lực lượng hải quân nói riêng. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cố gắng hết sức vì sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác, giao lưu quốc phòng giữa Nhật Bản và Việt Nam. Ảnh: Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada duyệt đội danh dự của hai tàu hộ vệ.
Trong thời gian chuyến thăm, chỉ huy tàu Nhật Bản sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa và chỉ huy Vùng 4 Hải quân. Phía Nhật Bản mời đại diện phía Việt Nam lên thăm tàu và phối hợp cùng Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu thể thao giữa chiến sĩ, thủy thủ hai nước. Sau khi rời cảng quốc tế cam ranh, hai bên đã phối hợp tiến hành tập luyện chung tìm kiếm cứu nạn và thực hành bộ quy tắc ứng xử cho các cuộc gặp bất ngờ trên biển (CUES). Ảnh: Lãnh đạo chỉ huy tàu Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Khu trục hạm JS Ariake (dài 151 m, rộng 17,4 m, mớm nước 5,2 m, giãn nước 4.550 tấn, vũ khí chính gồm pháo 76 mm, hệ thống tên lửa đất đối hạm...). Còn tàu JS Setogiri (dài 137 m, rộng 14,6 m, mớm nước 4,5 m, lượng giãn nước 3.550 tấn, hệ thống tên lửa phòng không, hệ thống tên lửa đất đối hạm...). Ảnh: Trực thăng săn ngầm SH-60K trong hangar hai tàu Nhật Bản thăm Cam Ranh.
Bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm SSM-1B có tầm bắn đến 150km trên tàu khu trục JS Ariake.
Bệ phóng tên lửa chống ngầm Mk 16 ASROC có tầm bắn khoảng 19km trên tàu khu trục JS Setogiri.
Cận cảnh tháp pháo của tổ hợp pháo tự động cao tốc Phalanx CIWS được trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm đạt tốc độ bắn 4.500 phát/phút, cự ly bắn hiệu quả 2,2km.
Cả hai tàu chiến Nhật Bản đều sử dụng pháo hạm Oto Melara 76,2mm. Đằng sau bệ pháo 76,2mm trên tàu khu trục JS Ariake là bệ phóng thẳng đứng (VLS) chứa tên lửa phòng không RIM-116 ESSM hoặc tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC.