Học thuyết quân sự của Mỹ tập trung phát triển mạnh không quân và hải quân, tinh giảm biên chế bộ binh, dựa vào công nghệ và nhân sự chất lượng cao để phát triển sức mạnh thay vì tập trung vào quân số đông. Chính vì thế, thay vì tập trung cho cả pháo binh – xe tăng như Nga, người Mỹ suốt nhiều thập kỷ qua “bỏ bê” binh chủng pháo binh. Trong khi không quân liên tục được hiện đại hóa thì pháo binh Quân đội Mỹ thường ít khi có gì để nhắc tới.Lực lượng pháo binh trong Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu khoảng 3.000 khẩu pháo các loại (không kể súng cối), thấp hơn nhiều so với Nga (trang bị gần 6.000 khẩu pháo các loại) hay Trung Quốc.Trong khi Nga liên tục phát triển các loại pháo tự hành thế hệ mới như 2S33 Msta-SM, 2S35 Koalitsiya-SV, thì người Mỹ vẫn chỉ sử dụng thiết kế pháo tự hành M109 Paladin được chế tạo từ thời Chiến tranh Việt Nam.Phiên bản mới nhất của dòng pháo tự hành này là M109A6 Paladin chủ yếu cải tiến một số thành phần giáp, kho đạn, nâng cấp pháo, giá pháo cùng hệ thống điều khiển hỏa lực. M109 được trang bị khẩu pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 24-30km với đạn pháo thông thường, lên đến hơn 40km với đạn thông minh có trợ lực M982 Excalibur.Hiện Quân đội Mỹ có trong biên chế gần 1.000 khẩu pháo tự hành M109 Paladin gồm nhiều phiên bản.Lực lượng pháo kéo của Quân đội Mỹ hiện có khoảng 1.000 khẩu chủ yếu gồm hai cỡ nòng 155mm và 105mm.Trong ảnh là pháo kéo hạng nặng M198 được Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Loại pháo này trang bị cỡ nòng 155mm, kíp pháo thủ 9 người, tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 22,4km với đạn thường và tới 30km với đạn có trợ lực.Người Mỹ đang thay thế dần pháo M198 bằng lựu pháo hạng nặng, tầm xa M777 cùng cỡ nòng. Tuy nhiên, thay vì tự phát triển, Quân đội Mỹ lựa chọn khẩu pháo do Anh thiết kế. M777 là sản phẩm của tập đoàn BAE System nổi tiếng của Anh.M777 nhẹ hơn so với M198, kíp pháo thủ rút xuống 7 người, tốc độ bắn tối đa 5 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 24-30km, lên đến 40km với đạn M982 Excalibur.Hiện số lượng M777 trong Quân đội Mỹ lên tới 400 khẩu, nhiều nhất trong kho pháo kéo của nước này.Cỡ lựu pháo nhỏ nhất trong Quân đội Mỹ là khẩu M119 cỡ 105mm cũng do người Anh sản xuất, Mỹ mua lại. Khẩu pháo này đạt tầm bắn 11-13km, lên tới 19km với đạn tăng tầm.Trong khi Nga, Trung Quốc thi nhau đầu tư phát triển hệ thống pháo phản lực bắn loạt có sức hủy diệt ghê gớm, thì Mỹ cũng không mặn mà gì. Hiện nay, pháo binh Quân đội Mỹ chỉ có hơn 1.000 khẩu pháo phản lực, chủ yếu là loại M270 MLRS được phát triển từ cuối những năm 1970.M270 được thiết kế với bệ phóng kiểu module M269 cho phép triển khai linh hoạt các loại đạn phản lực và kết hợp cả tên lửa chiến dịch - chiến thuật ATACMS (tầm bắn 165-300km). Trên khung gầm xe bánh xích có thể lắp hai module ống phóng với 12 quả đạn 227mm gồm: M26 tầm bắn 32km; M26A1/A2 tầm bắn 45km; M30/31 tầm bắn 70km và đạn thông minh GMLRS+ 120km.Những năm cuối thế kỷ 20, Lockheed Marin và BAE System phối hợp phát triển thêm phiên bản hạng nhẹ của M270 là M142 HIMARS mang theo module bệ phóng với 6 đạn rocket hoặc tên lửa chiến thuật. M142 cũng sử dụng loại đạn tương tự M270.
Học thuyết quân sự của Mỹ tập trung phát triển mạnh không quân và hải quân, tinh giảm biên chế bộ binh, dựa vào công nghệ và nhân sự chất lượng cao để phát triển sức mạnh thay vì tập trung vào quân số đông. Chính vì thế, thay vì tập trung cho cả pháo binh – xe tăng như Nga, người Mỹ suốt nhiều thập kỷ qua “bỏ bê” binh chủng pháo binh. Trong khi không quân liên tục được hiện đại hóa thì pháo binh Quân đội Mỹ thường ít khi có gì để nhắc tới.
Lực lượng pháo binh trong Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu khoảng 3.000 khẩu pháo các loại (không kể súng cối), thấp hơn nhiều so với Nga (trang bị gần 6.000 khẩu pháo các loại) hay Trung Quốc.
Trong khi Nga liên tục phát triển các loại pháo tự hành thế hệ mới như 2S33 Msta-SM, 2S35 Koalitsiya-SV, thì người Mỹ vẫn chỉ sử dụng thiết kế pháo tự hành M109 Paladin được chế tạo từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Phiên bản mới nhất của dòng pháo tự hành này là M109A6 Paladin chủ yếu cải tiến một số thành phần giáp, kho đạn, nâng cấp pháo, giá pháo cùng hệ thống điều khiển hỏa lực. M109 được trang bị khẩu pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 24-30km với đạn pháo thông thường, lên đến hơn 40km với đạn thông minh có trợ lực M982 Excalibur.
Hiện Quân đội Mỹ có trong biên chế gần 1.000 khẩu pháo tự hành M109 Paladin gồm nhiều phiên bản.
Lực lượng pháo kéo của Quân đội Mỹ hiện có khoảng 1.000 khẩu chủ yếu gồm hai cỡ nòng 155mm và 105mm.
Trong ảnh là pháo kéo hạng nặng M198 được Mỹ sản xuất từ những năm 1960. Loại pháo này trang bị cỡ nòng 155mm, kíp pháo thủ 9 người, tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 22,4km với đạn thường và tới 30km với đạn có trợ lực.
Người Mỹ đang thay thế dần pháo M198 bằng lựu pháo hạng nặng, tầm xa M777 cùng cỡ nòng. Tuy nhiên, thay vì tự phát triển, Quân đội Mỹ lựa chọn khẩu pháo do Anh thiết kế. M777 là sản phẩm của tập đoàn BAE System nổi tiếng của Anh.
M777 nhẹ hơn so với M198, kíp pháo thủ rút xuống 7 người, tốc độ bắn tối đa 5 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục 2 phát/phút, tầm bắn 24-30km, lên đến 40km với đạn M982 Excalibur.
Hiện số lượng M777 trong Quân đội Mỹ lên tới 400 khẩu, nhiều nhất trong kho pháo kéo của nước này.
Cỡ lựu pháo nhỏ nhất trong Quân đội Mỹ là khẩu M119 cỡ 105mm cũng do người Anh sản xuất, Mỹ mua lại. Khẩu pháo này đạt tầm bắn 11-13km, lên tới 19km với đạn tăng tầm.
Trong khi Nga, Trung Quốc thi nhau đầu tư phát triển hệ thống pháo phản lực bắn loạt có sức hủy diệt ghê gớm, thì Mỹ cũng không mặn mà gì. Hiện nay, pháo binh Quân đội Mỹ chỉ có hơn 1.000 khẩu pháo phản lực, chủ yếu là loại M270 MLRS được phát triển từ cuối những năm 1970.
M270 được thiết kế với bệ phóng kiểu module M269 cho phép triển khai linh hoạt các loại đạn phản lực và kết hợp cả tên lửa chiến dịch - chiến thuật ATACMS (tầm bắn 165-300km). Trên khung gầm xe bánh xích có thể lắp hai module ống phóng với 12 quả đạn 227mm gồm: M26 tầm bắn 32km; M26A1/A2 tầm bắn 45km; M30/31 tầm bắn 70km và đạn thông minh GMLRS+ 120km.
Những năm cuối thế kỷ 20, Lockheed Marin và BAE System phối hợp phát triển thêm phiên bản hạng nhẹ của M270 là M142 HIMARS mang theo module bệ phóng với 6 đạn rocket hoặc tên lửa chiến thuật. M142 cũng sử dụng loại đạn tương tự M270.