Nhà máy chế tạo máy bay Sokol được Liên Xô thành lập từ năm 1932, trong suốt lịch sử hoạt động của mình Sokol đã chế tạo khoảng 13.500 máy bay các loại cho Không quân Liên Xô và cả Không quân Nga sau này. Và trong đó không thể không kể tới những chiếc tiêm kích MiG-21 huyền thoại.Sokol bắt đầu sản xuất MiG-21 từ năm 1959 tương tự như nhiều nhà máy chế tạo máy bay quân sự cùng thời khác của Liên Xô lúc đó, và đã có hơn 10.600 chiếc MiG-21 được Liên Xô chế tạo trong suốt giai đoạn từ năm 1959.Dù Nga ngưng hoạt động mẫu tiêm kích huyền thoại này từ rất lâu nhưng những chiếc MiG-21 của Sokol vẫn còn khá mới, thậm chí nó còn tốt hơn cả những chiếc MiG-21 vẫn còn đang hoạt động ở Trung Đông.Tiêm kích đánh chặn MiG-21 được xem là dòng máy bay chiến đấu thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nó được hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng. Thậm chí nhiều lực lượng không quân trên thế giới vẫn còn đang sử dụng loại máy bay này.Cận cảnh một chiếc MiG-21 vẫn còn được nhà máy Sokol lưu giữ.Với thiết kế cánh tam giác đặc trưng, MiG-21 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kích và đánh chặn trong cùng một máy bay.Ngoài MiG-21, Sokol còn là nơi sản xuất các dòng máy bay chiến đấu đình đám khác của Không quân Liên Xô và Nga sau này như tiêm kích MiG-29UBT, tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31BM.Dù được thiết kế và phát triển tại Liên Xô nhưng đem lại danh tiếng cho MiG-21 lại là Không quân Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, khi những chiếc MiG-21 do phi công của ta điều khiển đã trở thành nổi khiếp sợ của phi công Mỹ khi chúng tham chiến trên bầu trời miền Bắc.Hai chiếc MiG-21 của Sokol với nước sơn ngụy trang đặc trưng của phi đội MiG-21 của Liên Xô trước đây.Các biến thể MiG-21 hai chỗ ngồi thường được dùng cho mục đích huấn luyện gồm MiG-21U, MiG-21US, MiG-21UT, MiG-21UM.Trong khi đó các biến thể tiêm kích MiG-21 một chỗ ngồi được Liên Xô và nhiều nước trên thế giới phát triển thành hàng chục biến thể khác nhau.Biến thể tiêm kích MiG-21bis có thể được coi là biến thể hiện đại hóa thành công nhất của gia đình MiG-21, khi nó có thể hoạt động gần như một tiêm kích đa năng và tấn công mặt đất.Cận cảnh buồng lái của một chiếc MiG-21UM.Bên trong buồng lái của chiếc MiG-21 với hàng loạt đồng hồ hiển thị thông số bay dành cho hoạt động bay huấn luyện.Cạnh đó là một chiếc tiêm kích MiG-21 biến thể một chỗ ngồi dành cho không chiến với hệ thống thiết bị điện tử hoàn toàn khác.Tận mắt ghế phóng khẩn cấp KM-1M được trang bị trên những chiếc MiG-21.
Nhà máy chế tạo máy bay Sokol được Liên Xô thành lập từ năm 1932, trong suốt lịch sử hoạt động của mình Sokol đã chế tạo khoảng 13.500 máy bay các loại cho Không quân Liên Xô và cả Không quân Nga sau này. Và trong đó không thể không kể tới những chiếc tiêm kích MiG-21 huyền thoại.
Sokol bắt đầu sản xuất MiG-21 từ năm 1959 tương tự như nhiều nhà máy chế tạo máy bay quân sự cùng thời khác của Liên Xô lúc đó, và đã có hơn 10.600 chiếc MiG-21 được Liên Xô chế tạo trong suốt giai đoạn từ năm 1959.
Dù Nga ngưng hoạt động mẫu tiêm kích huyền thoại này từ rất lâu nhưng những chiếc MiG-21 của Sokol vẫn còn khá mới, thậm chí nó còn tốt hơn cả những chiếc MiG-21 vẫn còn đang hoạt động ở Trung Đông.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21 được xem là dòng máy bay chiến đấu thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nó được hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng. Thậm chí nhiều lực lượng không quân trên thế giới vẫn còn đang sử dụng loại máy bay này.
Cận cảnh một chiếc MiG-21 vẫn còn được nhà máy Sokol lưu giữ.
Với thiết kế cánh tam giác đặc trưng, MiG-21 là mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kích và đánh chặn trong cùng một máy bay.
Ngoài MiG-21, Sokol còn là nơi sản xuất các dòng máy bay chiến đấu đình đám khác của Không quân Liên Xô và Nga sau này như tiêm kích MiG-29UBT, tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31BM.
Dù được thiết kế và phát triển tại Liên Xô nhưng đem lại danh tiếng cho MiG-21 lại là Không quân Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, khi những chiếc MiG-21 do phi công của ta điều khiển đã trở thành nổi khiếp sợ của phi công Mỹ khi chúng tham chiến trên bầu trời miền Bắc.
Hai chiếc MiG-21 của Sokol với nước sơn ngụy trang đặc trưng của phi đội MiG-21 của Liên Xô trước đây.
Các biến thể MiG-21 hai chỗ ngồi thường được dùng cho mục đích huấn luyện gồm MiG-21U, MiG-21US, MiG-21UT, MiG-21UM.
Trong khi đó các biến thể tiêm kích MiG-21 một chỗ ngồi được Liên Xô và nhiều nước trên thế giới phát triển thành hàng chục biến thể khác nhau.
Biến thể tiêm kích MiG-21bis có thể được coi là biến thể hiện đại hóa thành công nhất của gia đình MiG-21, khi nó có thể hoạt động gần như một tiêm kích đa năng và tấn công mặt đất.
Cận cảnh buồng lái của một chiếc MiG-21UM.
Bên trong buồng lái của chiếc MiG-21 với hàng loạt đồng hồ hiển thị thông số bay dành cho hoạt động bay huấn luyện.
Cạnh đó là một chiếc tiêm kích MiG-21 biến thể một chỗ ngồi dành cho không chiến với hệ thống thiết bị điện tử hoàn toàn khác.
Tận mắt ghế phóng khẩn cấp KM-1M được trang bị trên những chiếc MiG-21.