Phó tổng biên tạp chí quân sự "Arsenal of the Fatherland" Dmitry Drozdenko - một trong những nhà phân tích quân sự hàng đầu Nga nhận định, tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc mang nhiều nét tương đồng với nguyên mẫu thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 MiG 1.44 do Tổng công ty chế tạo máy bay Mikoyan phát triển trước đây. Nguồn ảnh: Huanqiu.Phát biểu trên của Drozdenko được đưa ra sau khi Trung Quốc giới thiệu các nguyên mẫu mới nhất củatiêm kích J-20 tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2016 đang diễn ra tại Bắc Kinh. Sau 5 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện Trung Quốc vẫn chưa công bố các thông số chính thức của J-20 cùng với đó là những đồn đoán về thiết kế của nó. Nguồn ảnh: Huanqiu.Nhiều nhận định cho rằng, sở dĩ Trung Quốc giữ kín các thông số kỹ thuật của tiêm kích J-20 là nhằm đảm bảo khả năng tác chiến của dòng chiến đấu cơ tàng hình này tương tự nhưng những gì người Mỹ và Nga làm với F-22 và Sukhoi T-50. Nguồn ảnh: Huanqiu.Trong bài trả lời phỏng vấn với Sputnik Drozdenko cũng so sánh nguyên mẫu J-20 với nguyên mẫu tiêm kích tàng hình MiG 1.44 được MiG giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2015 tại Moscow. Nguồn ảnh: Huanqiu.Theo ý kiến của Drozdenko, J-20 được phát triển dựa trên MiG 1.44, vốn được MiG phát triển nhằm cạnh tranh với PAK FA (tiền thân Sukhoi T-50) trong giai đoạn đầu chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga. Về thiết kế, J-20 mang nhiều điểm giống MiG 1.44 nhưng nó đã được sửa đổi nhằm cải thiện khả năng tàng hình, bên cạnh đó J-20 cũng sử dụng hệ thống động cơ AL-31F của Nga. Nguồn ảnh: Huanqiu.Được biết, MiG bắt đầu đề án phát triển máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng (MFI) từ năm 1983 nhằm cạnh tranh với chương trình phát triển máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại (ATF) của Mỹ (tiền thân của F-22). Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Trong thời gian này, Sukhoi cũng phát triển các nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cho riêng mình với bước tiến đầu tiên là Su-47 vào năm 1997 và từ đó tạo tiền đề cho chương trình PAK FA xa hơn là Sukhou T-50 của Không quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Đến tận năm 2000 MiG vẫn bí mật thử nghiệm MiG 1.44, tuy nhiên sau cùng MFI hay nguyên mẫu MiG 1.44 phải dừng bước trước PAK FA của Sukhoi. Một phần do giá thành dành của mẫu chiến đấu cơ này quá cao bên cạnh đó nó còn không sở hữu khả năng tàng hình mạnh như trên Sukhoi T-50. Hình ảnh nguyên mẫu MiG 1.44 tại MAKS năm ngoái. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Thiết kế của MiG 1.44 cũng đã có một số khía cạnh tàng hình khi thân máy bay được phủ lên lớp vật liệu hấp thụ sóng radar nhằm giảm khả năng nó bị phát hiện bởi hệ thống radar trinh sát của đối phương. Cùng với đó là hệ thống động cơ tiên tiến AL-41F của nó cho phép MiG 1.44 duy trì khả năng cơ động trên trên không. Nguồn ảnh: Russian Military.Đây không phải là lần đầu tiên một chuyên gia quân sự của Nga đưa ra sự so sánh giữa J-20 và MiG 1.44 kể từ khi mẫu chiến đấu cơ tàng hình này của Trung Quốc xuất hiện. Các điểm giống nhau giữa chúng đều tập trung vào cánh mũi tam giác, cánh đuôi hình chữ V và thiết kế cụm động cơ tương đồng. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.
Phó tổng biên tạp chí quân sự "Arsenal of the Fatherland" Dmitry Drozdenko - một trong những nhà phân tích quân sự hàng đầu Nga nhận định, tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc mang nhiều nét tương đồng với nguyên mẫu thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 MiG 1.44 do Tổng công ty chế tạo máy bay Mikoyan phát triển trước đây. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Phát biểu trên của Drozdenko được đưa ra sau khi Trung Quốc giới thiệu các nguyên mẫu mới nhất củatiêm kích J-20 tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2016 đang diễn ra tại Bắc Kinh. Sau 5 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện Trung Quốc vẫn chưa công bố các thông số chính thức của J-20 cùng với đó là những đồn đoán về thiết kế của nó. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Nhiều nhận định cho rằng, sở dĩ Trung Quốc giữ kín các thông số kỹ thuật của tiêm kích J-20 là nhằm đảm bảo khả năng tác chiến của dòng chiến đấu cơ tàng hình này tương tự nhưng những gì người Mỹ và Nga làm với F-22 và Sukhoi T-50. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Trong bài trả lời phỏng vấn với Sputnik Drozdenko cũng so sánh nguyên mẫu J-20 với nguyên mẫu tiêm kích tàng hình MiG 1.44 được MiG giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2015 tại Moscow. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Theo ý kiến của Drozdenko, J-20 được phát triển dựa trên MiG 1.44, vốn được MiG phát triển nhằm cạnh tranh với PAK FA (tiền thân Sukhoi T-50) trong giai đoạn đầu chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga. Về thiết kế, J-20 mang nhiều điểm giống MiG 1.44 nhưng nó đã được sửa đổi nhằm cải thiện khả năng tàng hình, bên cạnh đó J-20 cũng sử dụng hệ thống động cơ AL-31F của Nga. Nguồn ảnh: Huanqiu.
Được biết, MiG bắt đầu đề án phát triển máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng (MFI) từ năm 1983 nhằm cạnh tranh với chương trình phát triển máy bay chiến đấu chiến thuật hiện đại (ATF) của Mỹ (tiền thân của F-22). Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Trong thời gian này, Sukhoi cũng phát triển các nguyên mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cho riêng mình với bước tiến đầu tiên là Su-47 vào năm 1997 và từ đó tạo tiền đề cho chương trình PAK FA xa hơn là Sukhou T-50 của Không quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Đến tận năm 2000 MiG vẫn bí mật thử nghiệm MiG 1.44, tuy nhiên sau cùng MFI hay nguyên mẫu MiG 1.44 phải dừng bước trước PAK FA của Sukhoi. Một phần do giá thành dành của mẫu chiến đấu cơ này quá cao bên cạnh đó nó còn không sở hữu khả năng tàng hình mạnh như trên Sukhoi T-50. Hình ảnh nguyên mẫu MiG 1.44 tại MAKS năm ngoái. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Thiết kế của MiG 1.44 cũng đã có một số khía cạnh tàng hình khi thân máy bay được phủ lên lớp vật liệu hấp thụ sóng radar nhằm giảm khả năng nó bị phát hiện bởi hệ thống radar trinh sát của đối phương. Cùng với đó là hệ thống động cơ tiên tiến AL-41F của nó cho phép MiG 1.44 duy trì khả năng cơ động trên trên không. Nguồn ảnh: Russian Military.
Đây không phải là lần đầu tiên một chuyên gia quân sự của Nga đưa ra sự so sánh giữa J-20 và MiG 1.44 kể từ khi mẫu chiến đấu cơ tàng hình này của Trung Quốc xuất hiện. Các điểm giống nhau giữa chúng đều tập trung vào cánh mũi tam giác, cánh đuôi hình chữ V và thiết kế cụm động cơ tương đồng. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.