Theo Sputnik, các thế hệ tàu khu trục tiếp theo dài tới 183m của Hải quân Mỹ sẽ khó bị phát hiện hơn bởi hệ thống radar giám sát của đối phương. Thậm chí khả năng phát hiện ra chúng còn thấp hơn cả việc theo dõi một tàu chiến dài 15m. Điều này giúp các chiến hạm tương lai của Hải quân Mỹ gần như vô hình giữa đại dương và khi kẻ thù phát hiện ra chúng thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn.Trước đó vào hôm 15/5 Hải quân Mỹ cũng cho biết, sau một thời gian dài chờ đợi cuối cùng chiến hạm USS Zumwalt thuộc lớp tàu khu trục cùng tên hiện đại nhất của Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Tàu USS Zumwalt được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works từ năm 2011 và đây cũng là tàu khu trục lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân Mỹ.Với trị giá khoảng 4,4 tỷ USD, siêu khu trục hạm USS Zumwalt sẽ thực hiện hành trình thử nghiệm dài ngày trên biển của mình vào cuối tháng này và được chỉ huy bởi Thuyền trưởng James Kirk. Dự kiến ban đầu USS Zumwalt sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013 tuy nhiên các phát sinh trong vấn đề kỹ thuật của con tàu này đã khiến kế hoạch này bị trì hoãn gần ba năm.Theo nhà phân tích quốc phòng Loren Thompson thuộc Viện nghiên cứu Lexington, việc xây dựng tàu khu trục USS Zumwalt bằng các công nghệ mới nhất của ngành công nghiệp hàng hải Mỹ đã tạo ra một thách thức trong quá trình hoàn thiện siêu tàu khu trục này. Nhưng việc đưa con tàu này vào thử nghiệm trên biển đã có thấy sức mạnh tiềm năng của các tàu khu trục lớp Zumwalt.Jay Wadleigh – một trong những quan chức cao cấp của Bath Iron Works cho rằng, sự chờ đợi luôn có giá trị của nó và Hải quân Mỹ lựa chọn Bath Iron Works bởi vì họ tin tưởng rằng nhà máy sẽ hoàn thành mọi công việc trong thời gian sớm nhất có thể. Ông này cũng cho biết thêm rằng, tàu USS Zumwalt sẽ thực hiện ít nhất ba đợt thử nghiệm dài ngày trên biển.Tàu khu trục USS Zumwalt cũng là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Zumwalt, nó có chiều dài 183m có thiết kế phần thân tàu và phần thượng tầng đặc biệt chưa từng có trong lịch sử hải quân thế giới. Các tàu lớp Zumwalt có lượng giãn nước tối đa là 14.564 tấn.Dù có kích thước khá lớn nhưng tàu USS Zumwalt chỉ cần tới thủy thủ đoàn 142 người và hầu hết các hệ thống giúp con tàu này có thể hoạt động đều được tự động hóa ở mức tối đa. Nó được trang bị hai động cơ đẩy tuabin khí Rolls-Royce MT30 cùng hai máy phát điện công suất lớn Rolls-Royce RR4500.Về hệ thống vũ khí USS Zumwalt có thể được xem là một pháo đài di động trên biển khi nó được trang bị 4 tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng MK 57 VLS với 80 ống phóng có khả năng triển khai hầu hết các loại tên lửa có trong biên chế Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó USS Zumwalt còn được trang bị hai pháo hạm tiên tiến AGS (Advanced Gun System) 155mm đạt tầm bắn tương đương tên lửa diệt hạm tầm trung.
Theo Sputnik, các thế hệ tàu khu trục tiếp theo dài tới 183m của Hải quân Mỹ sẽ khó bị phát hiện hơn bởi hệ thống radar giám sát của đối phương. Thậm chí khả năng phát hiện ra chúng còn thấp hơn cả việc theo dõi một tàu chiến dài 15m. Điều này giúp các chiến hạm tương lai của Hải quân Mỹ gần như vô hình giữa đại dương và khi kẻ thù phát hiện ra chúng thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn.
Trước đó vào hôm 15/5 Hải quân Mỹ cũng cho biết, sau một thời gian dài chờ đợi cuối cùng chiến hạm USS Zumwalt thuộc lớp tàu khu trục cùng tên hiện đại nhất của Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Tàu USS Zumwalt được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Works từ năm 2011 và đây cũng là tàu khu trục lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân Mỹ.
Với trị giá khoảng 4,4 tỷ USD, siêu khu trục hạm USS Zumwalt sẽ thực hiện hành trình thử nghiệm dài ngày trên biển của mình vào cuối tháng này và được chỉ huy bởi Thuyền trưởng James Kirk. Dự kiến ban đầu USS Zumwalt sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013 tuy nhiên các phát sinh trong vấn đề kỹ thuật của con tàu này đã khiến kế hoạch này bị trì hoãn gần ba năm.
Theo nhà phân tích quốc phòng Loren Thompson thuộc Viện nghiên cứu Lexington, việc xây dựng tàu khu trục USS Zumwalt bằng các công nghệ mới nhất của ngành công nghiệp hàng hải Mỹ đã tạo ra một thách thức trong quá trình hoàn thiện siêu tàu khu trục này. Nhưng việc đưa con tàu này vào thử nghiệm trên biển đã có thấy sức mạnh tiềm năng của các tàu khu trục lớp Zumwalt.
Jay Wadleigh – một trong những quan chức cao cấp của Bath Iron Works cho rằng, sự chờ đợi luôn có giá trị của nó và Hải quân Mỹ lựa chọn Bath Iron Works bởi vì họ tin tưởng rằng nhà máy sẽ hoàn thành mọi công việc trong thời gian sớm nhất có thể. Ông này cũng cho biết thêm rằng, tàu USS Zumwalt sẽ thực hiện ít nhất ba đợt thử nghiệm dài ngày trên biển.
Tàu khu trục USS Zumwalt cũng là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Zumwalt, nó có chiều dài 183m có thiết kế phần thân tàu và phần thượng tầng đặc biệt chưa từng có trong lịch sử hải quân thế giới. Các tàu lớp Zumwalt có lượng giãn nước tối đa là 14.564 tấn.
Dù có kích thước khá lớn nhưng tàu USS Zumwalt chỉ cần tới thủy thủ đoàn 142 người và hầu hết các hệ thống giúp con tàu này có thể hoạt động đều được tự động hóa ở mức tối đa. Nó được trang bị hai động cơ đẩy tuabin khí Rolls-Royce MT30 cùng hai máy phát điện công suất lớn Rolls-Royce RR4500.
Về hệ thống vũ khí USS Zumwalt có thể được xem là một pháo đài di động trên biển khi nó được trang bị 4 tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng MK 57 VLS với 80 ống phóng có khả năng triển khai hầu hết các loại tên lửa có trong biên chế Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó USS Zumwalt còn được trang bị hai pháo hạm tiên tiến AGS (Advanced Gun System) 155mm đạt tầm bắn tương đương tên lửa diệt hạm tầm trung.