Theo truyền thông Mỹ, hôm 20/4, khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt đã tiến hành chuyến đi biển thử nghiệm cuối cùng trước khi được bàn giao cho Hải quân Mỹ, dự kiến trong tháng 10/2016.Trong ảnh, siêu hạm DDG-1000 USS Zumwalt – tương lai của Hải quân Mỹ hùng dũng tiến trên đại dương.DDG-1000 Zumwalt là siêu tàu khu trục hiện đại nhất nước Mỹ hiện nay, được thiết kế vô cùng độc đáo đảm bảo khả năng tàng hình cực mạnh. Ngoài ra, con tàu sở hữu những công nghệ vũ khí tối tân nhất, điển hình là siêu pháo hạm AGS 155mm có uy lực ngang ngửa tên lửa chống hạm.Siêu tàu khu trục DDG-1000 có lượng giãn nước toàn tải khoảng 14.500 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m (chỗ rộng nhất), mớn nước 8,4m, thủy thủ đoàn dự kiến 142 người. Kích thước của DDG-1000 có thể được xếp vào tuần dương hạm, tuy nhiên người Mỹ lại phân loại khu trục.Tàu được trang bị kho vũ khí đáng sợ, gồm: 80 ống phóng thẳng đứng MK 57 có thể triển khai tên lửa phòng không SM-2, tên lửa hành trình đối đất Tomahawk; hai pháo hạm 155mm AGS được trang bị các viên đạn pháo thông minh LRAP có tầm bắn tới 190km, sai số mục tiêu chỉ ít hơn 50m, đơn giá một quả 400.000 USD.Tàu có hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ tuốc bin khí MT30, 2 động cơ tuốc bin PR4500 và hai hệ thống đẩy động cơ điện cho phép đạt tốc độ tối đa 30,3 hải lý/h.Hangar và đường băng nhỏ đuôi tàu cho phép triển khai đến 2 trực thăng săn ngầm SH-60 và 3 UAV trinh sát MQ-8.Dù sở hữu những công nghệ vô cùng tối tân, thế nhưng các nhà phân tích lại “lo nhiều hơn khen”. Zumwalt có kiểu dáng thiết kế phần thân “tumblehome” khiến nó trông giống phiên bản thứ hai sắp ra mắt của tàu bọc sắt chạy hơi nước USS Monitor. Một vài nhà quan sát hải quân đã lo lắng liệu kiểu dáng của con tàu có thể chịu được những đợt sóng mạnh hay không……Họ cũng nghi ngờ khả năng duy trì độ nổi và ổn định khi gặp phải rủi ro hay bị hỏng khi tham chiến. Đây là điều đáng lo ngại đối với một con tàu do người điều khiển mà phụ thuộc vào kiểm soát tự động.Chi phí đóng tàu cũng "cực kỳ khủng khiếp", lên tới 3,5-4,4 tỷ USD/chiếc, đắt gần ngang ngửa với tàu sân bay. Cho nên, kế hoạch ban đầu Mỹ dự định đóng 32 chiếc, nhưng giảm dần xuống 24 rồi 7 và cuối cùng chốt đóng 3 chiếc để thử nghiệm.Dự kiến, hai chiếc còn lại gồm DDG-1001 USS Michael Monsoor và DDG-1002 USS Lyndon B. Johnson sẽ lần lượt bàn giao vào năm 2018 và 2021.
Theo truyền thông Mỹ, hôm 20/4, khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt đã tiến hành chuyến đi biển thử nghiệm cuối cùng trước khi được bàn giao cho Hải quân Mỹ, dự kiến trong tháng 10/2016.
Trong ảnh, siêu hạm DDG-1000 USS Zumwalt – tương lai của Hải quân Mỹ hùng dũng tiến trên đại dương.
DDG-1000 Zumwalt là siêu tàu khu trục hiện đại nhất nước Mỹ hiện nay, được thiết kế vô cùng độc đáo đảm bảo khả năng tàng hình cực mạnh. Ngoài ra, con tàu sở hữu những công nghệ vũ khí tối tân nhất, điển hình là siêu pháo hạm AGS 155mm có uy lực ngang ngửa tên lửa chống hạm.
Siêu tàu khu trục DDG-1000 có lượng giãn nước toàn tải khoảng 14.500 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m (chỗ rộng nhất), mớn nước 8,4m, thủy thủ đoàn dự kiến 142 người. Kích thước của DDG-1000 có thể được xếp vào tuần dương hạm, tuy nhiên người Mỹ lại phân loại khu trục.
Tàu được trang bị kho vũ khí đáng sợ, gồm: 80 ống phóng thẳng đứng MK 57 có thể triển khai tên lửa phòng không SM-2, tên lửa hành trình đối đất Tomahawk; hai pháo hạm 155mm AGS được trang bị các viên đạn pháo thông minh LRAP có tầm bắn tới 190km, sai số mục tiêu chỉ ít hơn 50m, đơn giá một quả 400.000 USD.
Tàu có hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ tuốc bin khí MT30, 2 động cơ tuốc bin PR4500 và hai hệ thống đẩy động cơ điện cho phép đạt tốc độ tối đa 30,3 hải lý/h.
Hangar và đường băng nhỏ đuôi tàu cho phép triển khai đến 2 trực thăng săn ngầm SH-60 và 3 UAV trinh sát MQ-8.
Dù sở hữu những công nghệ vô cùng tối tân, thế nhưng các nhà phân tích lại “lo nhiều hơn khen”. Zumwalt có kiểu dáng thiết kế phần thân “tumblehome” khiến nó trông giống phiên bản thứ hai sắp ra mắt của tàu bọc sắt chạy hơi nước USS Monitor. Một vài nhà quan sát hải quân đã lo lắng liệu kiểu dáng của con tàu có thể chịu được những đợt sóng mạnh hay không…
…Họ cũng nghi ngờ khả năng duy trì độ nổi và ổn định khi gặp phải rủi ro hay bị hỏng khi tham chiến. Đây là điều đáng lo ngại đối với một con tàu do người điều khiển mà phụ thuộc vào kiểm soát tự động.
Chi phí đóng tàu cũng "cực kỳ khủng khiếp", lên tới 3,5-4,4 tỷ USD/chiếc, đắt gần ngang ngửa với tàu sân bay. Cho nên, kế hoạch ban đầu Mỹ dự định đóng 32 chiếc, nhưng giảm dần xuống 24 rồi 7 và cuối cùng chốt đóng 3 chiếc để thử nghiệm.
Dự kiến, hai chiếc còn lại gồm DDG-1001 USS Michael Monsoor và DDG-1002 USS Lyndon B. Johnson sẽ lần lượt bàn giao vào năm 2018 và 2021.