Tạp chí quân sự
Jane's Defence Weekly dẫn lời một báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, tên lửa đạn đạo chống hạm (AShBM) Khalij Fars của Iran có thể sẽ mẫu vũ khí làm thay đổi cán cân
quân sự khu vực vùng Vịnh trong tương lai. Được biết, thông tin trên xuất hiện trong bản báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ gửi lên quốc hội nước này.
Bản báo cáo cho biết, Tehran đang âm thầm phát triển các hệ thống
vũ khí phục vụ trong tác chiến đối xứng và bất đối xứng, và mức độ nguy hiểm của các loại vũ khí này ngày càng cao. Theo đó Iran đã đạt những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp
quốc phòng, khi cho ra mắt hàng loạt mẫu vũ khí như: thủy lôi, tàu ngầm mini, tổ hợp tên lửa hành trình bảo vệ bờ biển, tổ hợp tên lửa phòng không và các mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm.
|
Tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars trong cuộc duyệt binh tại Tehran.
|
Đây có thể xem bằng chứng về việc Iran sở hữu các loại vũ khí có thể tạo thành mối đe dọa tới lực lượng tàu chiến Mỹ, đang hoạt động trong khu vực vùng Vịnh. Các quan chức Mỹ từ lâu đã luôn tránh né các câu hỏi liên quan đến chương trình phát triển vũ khí của Tehran.
Khalij Fars là biến thể nâng cấp của mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110, được trang bị hệ thống dẫn đường quang-điện tử và hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại ở pha cuối. Các phương tiện truyền thông nhà nước Iran cho biết rằng, mẫu tên lửa Khalij Fars có phạm vi tấn công hiệu quả lên đến 300km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 650kg.
Phó Đô đốc James Syring - Giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 6 cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars có tầm bắn 300 km đồng nghĩa với việc nó có khả năng đe dọa đến các hoạt động hàng hải trong vùng Vịnh Péc Xích và eo biển Hormuz. Nhưng ông này lại không cho biết cụ thể về việc các tên lửa trên của Iran đã được đưa vào trang bị hay chưa.
|
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110 được xem là tiền thân của Khalij Fars.
|
Theo đó, Khalij Fars sẽ khó bị đánh chặn hơn các mẫu tên lửa chống hạm thông thường đang được trang bị cho Quân đội Iran hiện nay, với tốc độ di chuyển gấp 3 lần tốc độ âm thanh và qũy đạo bay theo hình parabol.
Mẫu tên lửa chống hạm này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2/2011, khi Iran công bố một đoạn clip quay lại cảnh Khalij Fars tấn công một mục tiêu giả định trên biển. Lần thử nghiệm thứ hai của được thực hiện vào tháng 7/2012, tuy nhiên lần này Khalij Fars lại tấn công một mục tiêu đang di chuyển và được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử.
Và mãi cho đến tháng 3/2014, Bộ quốc phòng Iran mới chính thức đưa mẫu tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars vào trang bị chính thức. Trong buổi lễ tiếp nhận đã có 8 quả tên lửa Khalij Fars được chuyển giao cho Quân đội Iran, tất cả các tên lửa đều được che phần đỉnh nhằm tránh lộ hệ thống dẫn đường mà nó được trang bị.
|
Các tên lửa chống hạm của Iran sẽ là mối đe dọa thật sự của tàu chiến Mỹ khi di chuyển qua khu vực vùng Vịnh.
|
Các nhà phân tích trước đó đã hoài nghi về chương trình AShBM của Iran. Một bài báo được công bố bởi Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) hôm 14/8 cho biết, Iran không có đủ khả năng để phát triển một tên lửa đạn đạo tầm xa chống hạm như Khalij Fars hay bất kỳ tên lửa đạn đạo nào mà nước này đang sử dụng trong vai trò chống hạm.
Báo cáo của CSIS cho biết, Iran không sở hữu đầy đủ nền tảng công nghệ tên lửa cần thiết để thực hiện việc theo dõi và xác định một mục tiêu ở đường chân trời. Chưa kể tới hệ thống dẫn đường của tên lửa có đủ tin cậy để có thể giúp tấn công chính xác mục tiêu vào pha cuối hay không.
Tuy nhiên Iran vẫn có khả năng làm thay đổi sự cân bằng quân sự trong khu vực nếu như công nghệ tên lửa của nước này đã đạt tới trình độ cần thiết giúp đảm bảo các tên lửa đạn đạo chống hạm của nước có độ tin cậy cũng như sự chính xác trong khi được triển khai.