Quân chủng Phòng không-Không quân vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức lại Trung đoàn không quân 918 thành Lữ đoàn không quân 918 vào sáng ngày 9/9. Với quyết định này, Không quân Nhân dân Việt Nam có lữ đoàn không quân đầu tiên. Trung đoàn 918 được thành lập từ năm 1975 ban đầu trang bị chủ yếu máy bay vận tải “chiến lợi phẩm” thu được của quân đội Sài Gòn (do Mỹ sản xuất). Sau này, trung đoàn dần chuyển sang sử dụng máy bay do Liên Xô (Nga) và một vài nước châu Âu cung cấp.
Hiện nay, đóng vai trò chủ lực làm nhiệm vụ vận tải quân sự của Lữ đoàn 918 là các máy bay Antonov An-26 do Liên Xô sản xuất. Đây cũng là loại máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.
An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa. Ngoài nhiệm vụ vận tải, khi cần thiết An-26 của Đoàn 918 còn làm nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão giúp ngư dân.
Ngoài An-26, làm nhiệm vụ vận tải ở Đoàn 918 còn có các máy bay Antonov An-2. Đây được xem là máy bay có tuổi đời cao nhất trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Dù vậy, An-2 vẫn được đánh giá là loại máy bay an toàn, đáng tin cậy khi hoạt động, có thể hạ cánh ở sân bay dã chiến, đường băng không chuẩn bị trước. An-2 có thể chở tối đa 12 hành khách, trang bị một động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 258km/h, tầm bay hơn 800km. Máy bay ngoài làm nhiệm vụ vận tải quân sự còn tham gia các hoạt động dân sự, phục vụ đo đạc địa lý. Lữ đoàn Không quân 918 hiện cũng biên chế một số lượng nhỏ máy bay trinh sát biển/vận tải PZL M28 do Ba Lan sản xuất. Đây là loại máy bay cánh bằng đầu tiên và cũng là duy nhất tính tới thời điểm hiện tại của Việt Nam hạ cánh thành công trên sân bay nhỏ ở đảo Trường Sa Lớn.
PZL M28 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tốc độ 350km/h, tầm bay 1.300km, có thể chở 18 khách hoặc 12 lính. Biến thể cung cấp cho Việt Nam có hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền.
Ngoài máy bay của không quân, hiện Đoàn 918 cũng được giao nhiệm vụ quản lý và vận hành các máy bay CASA C-212-400 của Lực lượng Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng.
Máy bay C-212-400 đạt tốc độ hành trình 360km/h, tầm bay 1.800km. Đảm bảo cho các nhiệm vụ tuần tra, C-212-400 được trang bị các thiết bị cho tầm kiểm soát 80km và có khả năng tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày, đêm. Mục tiêu chủ yếu của C-212-400 là trinh sát, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó dễ dàng phát hiện các loại tàu khác.
Quân chủng Phòng không-Không quân vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức lại Trung đoàn không quân 918 thành Lữ đoàn không quân 918 vào sáng ngày 9/9. Với quyết định này, Không quân Nhân dân Việt Nam có lữ đoàn không quân đầu tiên. Trung đoàn 918 được thành lập từ năm 1975 ban đầu trang bị chủ yếu máy bay vận tải “chiến lợi phẩm” thu được của quân đội Sài Gòn (do Mỹ sản xuất). Sau này, trung đoàn dần chuyển sang sử dụng máy bay do Liên Xô (Nga) và một vài nước châu Âu cung cấp.
Hiện nay, đóng vai trò chủ lực làm nhiệm vụ vận tải quân sự của Lữ đoàn 918 là các máy bay Antonov An-26 do Liên Xô sản xuất. Đây cũng là loại máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.
An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa. Ngoài nhiệm vụ vận tải, khi cần thiết An-26 của Đoàn 918 còn làm nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão giúp ngư dân.
Ngoài An-26, làm nhiệm vụ vận tải ở Đoàn 918 còn có các máy bay Antonov An-2. Đây được xem là máy bay có tuổi đời cao nhất trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Dù vậy, An-2 vẫn được đánh giá là loại máy bay an toàn, đáng tin cậy khi hoạt động, có thể hạ cánh ở sân bay dã chiến, đường băng không chuẩn bị trước.
An-2 có thể chở tối đa 12 hành khách, trang bị một động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ 258km/h, tầm bay hơn 800km. Máy bay ngoài làm nhiệm vụ vận tải quân sự còn tham gia các hoạt động dân sự, phục vụ đo đạc địa lý.
Lữ đoàn Không quân 918 hiện cũng biên chế một số lượng nhỏ máy bay trinh sát biển/vận tải PZL M28 do Ba Lan sản xuất. Đây là loại máy bay cánh bằng đầu tiên và cũng là duy nhất tính tới thời điểm hiện tại của Việt Nam hạ cánh thành công trên sân bay nhỏ ở đảo Trường Sa Lớn.
PZL M28 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tốc độ 350km/h, tầm bay 1.300km, có thể chở 18 khách hoặc 12 lính. Biến thể cung cấp cho Việt Nam có hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền.
Ngoài máy bay của không quân, hiện Đoàn 918 cũng được giao nhiệm vụ quản lý và vận hành các máy bay CASA C-212-400 của Lực lượng Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng.
Máy bay C-212-400 đạt tốc độ hành trình 360km/h, tầm bay 1.800km. Đảm bảo cho các nhiệm vụ tuần tra, C-212-400 được trang bị các thiết bị cho tầm kiểm soát 80km và có khả năng tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày, đêm. Mục tiêu chủ yếu của C-212-400 là trinh sát, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó dễ dàng phát hiện các loại tàu khác.