Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐNDLữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28. Nguồn: Tuổi TrẻTheo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi TrẻTrực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoàiNgoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T. Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài. Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại. Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010. Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người. DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada. Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ. Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không – Không quân về Quân chủng Hải quân. Với sự kiện này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức có lực lượng không quân riêng biệt với trang bị riêng. Trong ảnh là lễ ký kết bàn giao Lữ đoàn 954 về Quân chủng Hải quân. Nguồn: QĐND
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 sẽ thực hiện các nhiệm vụ gồm: tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước; tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt. Về trang bị của lữ đoàn, bước đầu có thể đoán định được rằng, đơn vị này sẽ sử dụng trực thăng săn ngầm duy nhất của Việt Nam Kamov Ka-28. Nguồn: Tuổi Trẻ
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), Việt Nam hiện có 8 chiếc Ka-28 được Liên Xô viện trợ trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là tổ bay trực thăng Ka-28 thuộc Trung đoàn Không quân 954 (trước khi nâng lên cấp Lữ đoàn 954). Nguồn: Tuổi Trẻ
Trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm VGS, mang được ngư lôi chống ngầm, bom chìm. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài 8 chiếc Ka-28, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự phục vụ của 4 chiếc trực thăng Ka-32T.
Ka-32T là biến thể cải tiến từ dòng Ka-27 chuyên dùng cho nhiệm vụ vận tải (hàng hóa, người) hoặc làm phương tiện cứu hộ. Ảnh minh họa nước ngoài.
Ngoài dòng trực thăng Nga, Không quân Hải quân Việt Nam còn có sự góp mặt của 2 trực thăng đa dụng hiện đại Eurocopter EC225 Super Puma Mk II+ (Pháp chế tạo). Số máy bay này được Công ty Trực thăng miền Nam bàn giao lại.
Theo nhà sản xuất, EC225 Super Puma MK II+ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ bay biển. Nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, đạt tầm bay xa, có thể chở 19-24 người hoặc hàng hóa. Nhìn chung, EC225 sẽ tham gia chủ yếu vai trò vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong Không quân Hải quân Việt Nam.
Trong nhiệm vụ bay trinh sát, tuần tra, Không quân Hải quân Việt Nam sẽ có sự phục vụ của 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter do công ty Viking Canada sản xuất. Số máy bay này được ta ký hợp đồng mua năm 2010.
Trong 6 chiếc DHC-6 Series 400 trang bị cho Việt Nam gồm 3 chiếc có cấu hình cho nhiệm vụ chở khách và 3 chiếc cho vai trò tuần tra trên biển. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.
DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa. Trong ảnh là chiếc DHC-6 Việt Nam hạ cánh xuống mặt nước khi bay huấn luyện ở Canada.
Ngoài những chiếc đã cơ cấu sẵn cho Không quân Hải quân Việt Nam, trong tương lại lực lượng này có thể tiếp nhận máy bay tuần tra biển PZL M-28 từ lực lượng không quân. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền. Đặc biệt, M-28 cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất của Việt Nam từng hạ cánh thành công trên sân bay ở đảo Trường Sa Lớn.
Và trong tương lai gần, Không quân Hải quân Việt Nam có thể được trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm tầm xa P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Theo Tạp chí Jane’s Defence, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới việc mua 6 chiếc P-3 Orion đã qua sử dụng từ Mỹ.
Tuy những chiếc P-3 mà Mỹ bán cho Việt Nam không được trang bị vũ khí nhưng tầm bay xa (hoạt động liên tục 16 tiếng), hệ thống trinh sát hiện đại sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra giám sát biển trong thời gian dài của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là khả năng mà Không quân Hải quân còn đang thiếu và yếu khi các máy bay Ka-28, DHC-6, kể cả PZL M-28 chỉ đạt tầm bay hạn chế.