Hải quân Đánh bộ Nga ra đời từ rất sớm, ngay từ năm 1705 đã được thành lập và tham gia nhiều cuộc chiến tranh trong thời gian tồn tại, ví dụ như chiến tranh Napoleonic 1799, chiến tranh Nga – Nhật 1904. Liên bang Xô Viết được thành lập năm 1922, lực lượng hải quân đánh bộ tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, hải quân đánh bộ Liên Xô chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công.
Tuy nhiên, năm 1947, hải quân đánh bộ bị giải thể, một số đơn vị chuyển sang Lực lượng Phòng vệ bờ biển. Mãi tới 1961, hải quân đánh bộ mới thành lập trở lại và trở thành một trong những binh chủng của Hải quân Liên Xô. Tính tới thời điểm 1989, lực lượng Hải quân Đánh bộ Liên Xô có 18.000 quân tổ chức thành một sư đoàn lính thủy số 55 và 4 lữ đoàn độc lập.
Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Đánh bộ trở thành binh chủng trong Hải quân Nga. Lực lượng hiện nay gồm các lữ đoàn, tiểu đoàn nằm ở 4 hạm đội chính và tiểu hạm đội Caspian.
Trong đó, Hạm đội Thái Bình Dương duy trì một lữ đoàn lính thủy độc lập số 155 và trung đoàn lính thủy độc lập số 3.
Hạm đội Baltic biên chế lữ đoàn lính thủy cận vệ độc lập 336.
Hạm đội biển Bắc biên chế một lữ đoàn độc lập 61 và 2 tiểu đoàn độc lập 317-318.
Hạm đội biển Đen biên chế một lữ đoàn lính thủy độc lập số 810 và một tiểu đoàn độc lập số 382.
Tiểu hạm đội Caspian biên chế 2 tiểu đoàn lính thủy độc lập số 414 và 727.
Ở Moscow cũng duy trì một tiểu đoàn và một đại đội.
Lữ đoàn Hải quân đánh bộ biên chế 2 tiểu đoàn tăng – thiết giáp (trang bị PT-76 hoặc T-80 và BRDM-2) và 4-5 tiểu đoàn lính thủy, một đơn vị bộ binh cơ giới với xe bọc thép BTR-80.
Về mặt trang bị cho Hải quân đánh bộ Nga thì hiện nay toàn bộ xe tăng PT-76 đã bị loại biên chế, nhưng không có số lượng lớn T-80. Trang bị hiện tại gồm xe bọc thép chở quân lội nước BTR-80 (trong tiểu đoàn đổ bộ tấn công) hoặc xe bọc thép đa năng MT-LB (trong tiểu đoàn hải quân đánh bộ).
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các đơn vị Hải quân Đánh bộ Nga sẽ trang bị đầy đủ vũ khí tiên tiến từ nay tới năm 2015 gồm: xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, pháo cối tự hành 2S31 120mm, xe bọc thép chở quân BTR-82A, vũ khí phòng không và vũ khí cá nhân.
Trong ảnh là những chiếc BTR-80 và xe vận tải bánh xích lội nước trong cuộc tập trận đổ bộ của Hải quân Đánh bộ Nga.
Lực lượng tàu vận tải đổ bộ hỗ trợ Hải quân đánh bộ Nga trong chiến dịch đổ bộ đường biển chỉ gồm 18 tàu các loại. Trong đó loại lớn nhất là Project 1171 (4 chiếc) có lượng giãn nước toàn tải 4.700 tấn, có thể chở 300-450 lính hoặc 20 xe tăng hoặc 40 xe bọc thép. Ngoài ra lực lượng vận tải đổ bộ còn có 12 tàu đổ bộ hạng trung Project 775 (lượng giãn nước toàn tải 4.080 tấn, có thể chở 10 xe tăng và 200 lính hoặc 12 xe bọc thép BTR và 340 lính hoặc 3 xe tăng, 3 pháo tự hành 2S9, 5 xe MT-LB, 4 xe tải và 313 lính); 2 tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr nổi tiếng (chở được 3 xe tăng hoặc 10 xe bọc thép với 140 lính); 2 tàu đổ bộ nhỏ Project 21820 lớp Dyugon (chở 3 xe tăng hoặc 5 xe bọc thép BTR).
Hiện nay, nhằm tăng sức mạnh cho hải quân đánh bộ, Nga đang đóng thêm tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren Project 11711 có lượng giãn nước tới 6.000 tấn, chở được 13 xe tăng hoặc 36 xe bọc thép.
Hải quân Nga đã đặt hàng mua 2 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn (21.000 tấn) thuộc lớp Mistral của Pháp. Một trong 2 tàu sẽ được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương. Trong ảnh là chiếc tàu Mistral đầu tiên dành cho Hải quân Nga đang trong quá trình hoàn thiện tại Pháp.
Hải quân Đánh bộ Nga ra đời từ rất sớm, ngay từ năm 1705 đã được thành lập và tham gia nhiều cuộc chiến tranh trong thời gian tồn tại, ví dụ như chiến tranh Napoleonic 1799, chiến tranh Nga – Nhật 1904. Liên bang Xô Viết được thành lập năm 1922, lực lượng hải quân đánh bộ tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, hải quân đánh bộ Liên Xô chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công.
Tuy nhiên, năm 1947, hải quân đánh bộ bị giải thể, một số đơn vị chuyển sang Lực lượng Phòng vệ bờ biển. Mãi tới 1961, hải quân đánh bộ mới thành lập trở lại và trở thành một trong những binh chủng của Hải quân Liên Xô. Tính tới thời điểm 1989, lực lượng Hải quân Đánh bộ Liên Xô có 18.000 quân tổ chức thành một sư đoàn lính thủy số 55 và 4 lữ đoàn độc lập.
Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Đánh bộ trở thành binh chủng trong Hải quân Nga. Lực lượng hiện nay gồm các lữ đoàn, tiểu đoàn nằm ở 4 hạm đội chính và tiểu hạm đội Caspian.
Trong đó, Hạm đội Thái Bình Dương duy trì một lữ đoàn lính thủy độc lập số 155 và trung đoàn lính thủy độc lập số 3.
Hạm đội Baltic biên chế lữ đoàn lính thủy cận vệ độc lập 336.
Hạm đội biển Bắc biên chế một lữ đoàn độc lập 61 và 2 tiểu đoàn độc lập 317-318.
Hạm đội biển Đen biên chế một lữ đoàn lính thủy độc lập số 810 và một tiểu đoàn độc lập số 382.
Tiểu hạm đội Caspian biên chế 2 tiểu đoàn lính thủy độc lập số 414 và 727.
Ở Moscow cũng duy trì một tiểu đoàn và một đại đội.
Lữ đoàn Hải quân đánh bộ biên chế 2 tiểu đoàn tăng – thiết giáp (trang bị PT-76 hoặc T-80 và BRDM-2) và 4-5 tiểu đoàn lính thủy, một đơn vị bộ binh cơ giới với xe bọc thép BTR-80.
Về mặt trang bị cho Hải quân đánh bộ Nga thì hiện nay toàn bộ xe tăng PT-76 đã bị loại biên chế, nhưng không có số lượng lớn T-80. Trang bị hiện tại gồm xe bọc thép chở quân lội nước BTR-80 (trong tiểu đoàn đổ bộ tấn công) hoặc xe bọc thép đa năng MT-LB (trong tiểu đoàn hải quân đánh bộ).
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các đơn vị Hải quân Đánh bộ Nga sẽ trang bị đầy đủ vũ khí tiên tiến từ nay tới năm 2015 gồm: xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, pháo cối tự hành 2S31 120mm, xe bọc thép chở quân BTR-82A, vũ khí phòng không và vũ khí cá nhân.
Trong ảnh là những chiếc BTR-80 và xe vận tải bánh xích lội nước trong cuộc tập trận đổ bộ của Hải quân Đánh bộ Nga.
Lực lượng tàu vận tải đổ bộ hỗ trợ Hải quân đánh bộ Nga trong chiến dịch đổ bộ đường biển chỉ gồm 18 tàu các loại. Trong đó loại lớn nhất là Project 1171 (4 chiếc) có lượng giãn nước toàn tải 4.700 tấn, có thể chở 300-450 lính hoặc 20 xe tăng hoặc 40 xe bọc thép.
Ngoài ra lực lượng vận tải đổ bộ còn có 12 tàu đổ bộ hạng trung Project 775 (lượng giãn nước toàn tải 4.080 tấn, có thể chở 10 xe tăng và 200 lính hoặc 12 xe bọc thép BTR và 340 lính hoặc 3 xe tăng, 3 pháo tự hành 2S9, 5 xe MT-LB, 4 xe tải và 313 lính); 2 tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr nổi tiếng (chở được 3 xe tăng hoặc 10 xe bọc thép với 140 lính); 2 tàu đổ bộ nhỏ Project 21820 lớp Dyugon (chở 3 xe tăng hoặc 5 xe bọc thép BTR).
Hiện nay, nhằm tăng sức mạnh cho hải quân đánh bộ, Nga đang đóng thêm tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ivan Gren Project 11711 có lượng giãn nước tới 6.000 tấn, chở được 13 xe tăng hoặc 36 xe bọc thép.
Hải quân Nga đã đặt hàng mua 2 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn (21.000 tấn) thuộc lớp Mistral của Pháp. Một trong 2 tàu sẽ được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương. Trong ảnh là chiếc tàu Mistral đầu tiên dành cho Hải quân Nga đang trong quá trình hoàn thiện tại Pháp.