Ekranoplan Project 903 được đặt tên là Lun (S-31), NATO gọi là Duck có một thiết kế thủy, khí động thừa hưởng từ lớp đàn anh KM hay còn được phương Tây biết đến với cái tên quái vật Caspian. Đây là một trong những dạng thể nhân tạo kỳ dị nhất từng có mặt trên biển.
Chúng được gọi là ekranoplan, một từ xuất phát từ tiếng Nga “экранопла́н”. Phương Tây thì có nhiều cách gọi WIG boat, WIG craft, Surface Efect Ship... Tất cả đều nhằm chỉ đến một loại phương tiện, sử dụng hiệu ứng cánh sát đất Wing In Ground (WIG) effect hay hiệu ứng mặt đất (Ground effect).
Được vũ trang cực mạnh với dàn 6 tên lửa đối hạm hạng nặng trên lưng và tháp pháo đôi PI-23 23mm tự vệ đặt dưới bệ phóng tên lửa. Đồng nghĩa đây là một tổ hợp vũ khí đối kháng trực tiếp chứ không chỉ dừng lại là phương tiện vận tải chiến lược.
Lý do dẫn đến thiết kế này là khi mang tên lửa, tàu WIG sở hữu một sức mạnh không thua kém gì tuần dương hạm trong khi chúng nhanh hơn gấp 10 lần!
Khả năng linh hoạt vượt trội hoàn toàn so với tàu mặt nước giúp chúng có thể thực hiện chiến thuật tập kích bất ngờ và chuồn đi mau lẹ. Ekranoplan mang tên lửa vẫn bay thấp để hạn chế tối đa sự phát hiện của radar trong khi miễn nhiễm hoàn toàn với ngư lôi và các loại mìn nước.
Hơn nữa, chi phí sản xuất và bảo dưỡng của nó rõ ràng là nhỏ hơn những chiến hạm đồ sộ. Tất nhiên là các tàu WIG vũ trang không được phát triển để cho các tàu chiến mặt nước về vườn nhưng chúng đóng một vai trò bổ trợ cho hạm đội và mở ra các phương án tấn công, phòng thủ đa dạng, hiệu quả.
Lun MD-160 nhỏ hơn KM một chút, chiều dài toàn thân 74m, chiều cao 19,2m, sải cánh 44m. Khối lượng 243 tấn và có thể tăng lên 380 tấn. Vật liệu làm thân vẫn là hợp kim nhôm-magie nhưng khung thân đã được gia cường đặc biệt để lắp bệ phóng tên lửa.
Một sự khác biệt nữa là Lun loại bỏ 2 động cơ đẩy ở đuôi nhường chỗ cho hệ thống radar. 8 động cơ trước cánh chính là loại turbojets Kuzetsov NK-87 được thiết kế riêng biệt thích ứng với khả năng đi biển, mỗi cái cung cấp lực đẩy 13,3 tấn.
Lun MD-160 bay hiệu quả ở độ cao 1-5m cách mặt biển, tầm bay tăng lên 2000 Km và vẫn đảm bảo được tốc độ tối đa 500km/h. Với những hoàn thiện không ngừng của ekranoplan, Lun có thể hoạt động trong môi trường biển động cấp sóng 5-6/ thang sóng 9. Kíp lái 10 người có khả năng hoạt động độc lập 5 ngày với phòng ngủ, bếp ăn, phòng vệ sinh đầy đủ.
Trong quá trình hoàn thiện vào những năm 1980, Lun S-31 được cập nhật mẫu tên lửa đối hạm siêu thanh mới lúc đó là ZM-80 Moskit (NATO - định danh SS-N-22 Sunburn). Tính tới thời điểm hiện tại, Moskit vẫn là một trong những tên lửa đối hạm nguy hiểm nhất thế giới.
Có tốc độ bay Mach 3, tầm bắn 120km, nó có thể hạ gục các chiến hạm khổng lồ chỉ bằng một lần khai hỏa. Lun có tất cả 6 tên lửa Moskit được phân thành 3 cặp đặt theo chiều dọc của lưng.
Hệ thống radar điện tử gồm radar phức hợp Poluchas, radar dẫn đường Don-2, hệ thống radar ESM Hipper, hệ thống thông tin liên lạc Redan-2. Chiếc Lun bay thử lần đầu năm 1985 sau đó được biên chế vào Hạm đội Biển Đen vào năm 1987.
Ekranoplan Project 903 được đặt tên là Lun (S-31), NATO gọi là Duck có một thiết kế thủy, khí động thừa hưởng từ lớp đàn anh KM hay còn được phương Tây biết đến với cái tên quái vật Caspian. Đây là một trong những dạng thể nhân tạo kỳ dị nhất từng có mặt trên biển.
Chúng được gọi là ekranoplan, một từ xuất phát từ tiếng Nga “экранопла́н”. Phương Tây thì có nhiều cách gọi WIG boat, WIG craft, Surface Efect Ship... Tất cả đều nhằm chỉ đến một loại phương tiện, sử dụng hiệu ứng cánh sát đất Wing In Ground (WIG) effect hay hiệu ứng mặt đất (Ground effect).
Được vũ trang cực mạnh với dàn 6 tên lửa đối hạm hạng nặng trên lưng và tháp pháo đôi PI-23 23mm tự vệ đặt dưới bệ phóng tên lửa. Đồng nghĩa đây là một tổ hợp vũ khí đối kháng trực tiếp chứ không chỉ dừng lại là phương tiện vận tải chiến lược.
Lý do dẫn đến thiết kế này là khi mang tên lửa, tàu WIG sở hữu một sức mạnh không thua kém gì tuần dương hạm trong khi chúng nhanh hơn gấp 10 lần!
Khả năng linh hoạt vượt trội hoàn toàn so với tàu mặt nước giúp chúng có thể thực hiện chiến thuật tập kích bất ngờ và chuồn đi mau lẹ. Ekranoplan mang tên lửa vẫn bay thấp để hạn chế tối đa sự phát hiện của radar trong khi miễn nhiễm hoàn toàn với ngư lôi và các loại mìn nước.
Hơn nữa, chi phí sản xuất và bảo dưỡng của nó rõ ràng là nhỏ hơn những chiến hạm đồ sộ. Tất nhiên là các tàu WIG vũ trang không được phát triển để cho các tàu chiến mặt nước về vườn nhưng chúng đóng một vai trò bổ trợ cho hạm đội và mở ra các phương án tấn công, phòng thủ đa dạng, hiệu quả.
Lun MD-160 nhỏ hơn KM một chút, chiều dài toàn thân 74m, chiều cao 19,2m, sải cánh 44m. Khối lượng 243 tấn và có thể tăng lên 380 tấn. Vật liệu làm thân vẫn là hợp kim nhôm-magie nhưng khung thân đã được gia cường đặc biệt để lắp bệ phóng tên lửa.
Một sự khác biệt nữa là Lun loại bỏ 2 động cơ đẩy ở đuôi nhường chỗ cho hệ thống radar. 8 động cơ trước cánh chính là loại turbojets Kuzetsov NK-87 được thiết kế riêng biệt thích ứng với khả năng đi biển, mỗi cái cung cấp lực đẩy 13,3 tấn.
Lun MD-160 bay hiệu quả ở độ cao 1-5m cách mặt biển, tầm bay tăng lên 2000 Km và vẫn đảm bảo được tốc độ tối đa 500km/h. Với những hoàn thiện không ngừng của ekranoplan, Lun có thể hoạt động trong môi trường biển động cấp sóng 5-6/ thang sóng 9. Kíp lái 10 người có khả năng hoạt động độc lập 5 ngày với phòng ngủ, bếp ăn, phòng vệ sinh đầy đủ.
Trong quá trình hoàn thiện vào những năm 1980, Lun S-31 được cập nhật mẫu tên lửa đối hạm siêu thanh mới lúc đó là ZM-80 Moskit (NATO - định danh SS-N-22 Sunburn). Tính tới thời điểm hiện tại, Moskit vẫn là một trong những tên lửa đối hạm nguy hiểm nhất thế giới.
Có tốc độ bay Mach 3, tầm bắn 120km, nó có thể hạ gục các chiến hạm khổng lồ chỉ bằng một lần khai hỏa. Lun có tất cả 6 tên lửa Moskit được phân thành 3 cặp đặt theo chiều dọc của lưng.
Hệ thống radar điện tử gồm radar phức hợp Poluchas, radar dẫn đường Don-2, hệ thống radar ESM Hipper, hệ thống thông tin liên lạc Redan-2. Chiếc Lun bay thử lần đầu năm 1985 sau đó được biên chế vào Hạm đội Biển Đen vào năm 1987.