Đây là những nhận định vừa được bài phân tích trên trang Sina.com cho biết. Hôm 6/7/2016, Không quân Trung Quốc chính thức biên chế hai máy bay vận tải hạng nặng Xian Y-20 - được cho là đưa lực lượng không quân chiến lược của nước này bước vào kỷ nguyên mới. Những máy bay vận tải như C-5, C-17 mặc dù vô cùng mạnh mẽ nhưng việc tăng thêm quy mô cho các máy bay vận tải cỡ lớn lại chưa bao giờ ngưng và được xem là một trong những đội quân chiến lược có tầm quan trọng trong việc trao chuyển các phương tiện, thiết bị vũ khí và binh sĩ ra xa trường.Do chiến tranh hiện đại có tính chất bất ngờ, mạnh mẽ, có cường độ cao, tốc độ nhanh, tiêu tốn vật chất lớn, nên khả năng phản ứng nhanh, hoạt động di động và liên tiếp duy trì chiến đấu được xem là những đòi hỏi cấp thiết của quân đội. Một quốc gia có năng lực vận tải hàng không lớn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định tới cuộc chiến ở bên ngoài.Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn hiện đại nhất thường mang động cơ mạnh mẽ và khả năng cơ động trên không tốt, nó có thể đạt vận tốc hành trình từ 800-900 km/h, gấp 15 lần so với tốc độ vận tải ở trên mặt đất và 25 lần so với tốc độ vận tải trên biển và là phương viện vận tải hiệu quả nhất.Máy bay vận tải cỡ lớn hiện đại có thể bay hàng ngàn mét, thậm chí có thể triển khai xuyên lục địa với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, để hoạt động ra phạm vi toàn cầu. Vì thế mà số lượng phương tiện, trình độ kỹ thuật và hiệu quả hoạt động của đội quân vận tải cơ cỡ lớn đã trở thành thước đó của lực lượng không quân chiến lược của một quốc gia.Từ rất nhiều cuộc chiến tranh cục bộ có sự tham gia của vũ khí công nghệ cao đã cho thấy, vận tải cơ quân sự cỡ lớn tham gia có thể quyết định tới quy mô sử dụng các máy bay chiến đấu chủ lực.Theo số liệu thống kê, trong suốt cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải cỡ lớn để chuyển 539.000 tấn hàng hóa và gần 500.000 binh sĩ các đơn vị với 14.000 chuyến bay vận tải.Ngay cả trong các hoạt động chiến tranh tương đối phân tán ở Afghanistan, Mỹ cũng dùng loại máy bay vận tải cỡ lớn như C-5 và C-17 với 140 chuyến bay thực hiện hiện nhiệm vụ.Trong cuộc chiến tranh ở Iraq, Mỹ triển khai một loạt vận tải cơ cỡ lớn như C-17, C-130, C-5, C-141 và các máy bay vận tải tầm trung, thực hiện 20.000 chuyến bay, vận chuyển khoảng 30 triệu lượt quân nhân và 120.000 tấn hàng hóa.Máy bay vận tải quân sự lớn do có tốc độ cao, khả năng vận chuyển lớn, hoạt động ở tầm xa, nên có thể nhanh chóng cho binh sĩ, trang thiết bị vũ khí, vật tư đổ bộ xuống địa điểm tác chiến, bổ sung nhân lực, tạo thành thế răn đe chiến lược áp đảo đối phương.Triển khai nhanh quân lực sẽ nhanh chóng ồ ạt tấn công, tránh để cho cuộc chiến rơi vào tình trạng chiến tranh xê dịch sẽ rất phức tạp.Do việc sử dụng với quy mô lớn các vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, thiết bị và vật tư công nghệ cao, cũng như việc tiêu dùng cho chiến tranh hiện đại hết sức lớn nên nếu không kịp thời bổ sung, thay thế thì có thể quân tham chiến sẽ rơi vào tình trạng thê thảm.Theo thống kê chưa đầy đủ, quân đội Mỹ đã tiêu tốn trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lên tới 30 triệu tấn vật tư, hàng hóa, gấp gần 50 lần so với toàn bộ cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Do đó, vận tải cơ khổng lồ sẽ giúp cho việc duy trì bền vững quân lực, yểm trợ nhanh chóng và hiệu quả.Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn do có tầm xa hoạt động nên có thể thực hiện các nhiệm vụ hoạt động đặc biệt, phục vụ các vùng đặc biệt, cải thiện hiệu quả và phản ứng với các cuộc chiến diễn ra đột ngột.Máy bay vận tải cơ lớn còn tạo ra tiếng vang và hiệu quả trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo.Vì tất cả những lí do và minh chứng này, Sina.com cho rằng, Trung Quốc đưa Y-20 vào phục vụ chính là bước đẹm có ý nghĩa để xây dựng một lực lượng không quân chiến lược.
Đây là những nhận định vừa được bài phân tích trên trang Sina.com cho biết. Hôm 6/7/2016, Không quân Trung Quốc chính thức biên chế hai máy bay vận tải hạng nặng Xian Y-20 - được cho là đưa lực lượng không quân chiến lược của nước này bước vào kỷ nguyên mới. Những máy bay vận tải như C-5, C-17 mặc dù vô cùng mạnh mẽ nhưng việc tăng thêm quy mô cho các máy bay vận tải cỡ lớn lại chưa bao giờ ngưng và được xem là một trong những đội quân chiến lược có tầm quan trọng trong việc trao chuyển các phương tiện, thiết bị vũ khí và binh sĩ ra xa trường.
Do chiến tranh hiện đại có tính chất bất ngờ, mạnh mẽ, có cường độ cao, tốc độ nhanh, tiêu tốn vật chất lớn, nên khả năng phản ứng nhanh, hoạt động di động và liên tiếp duy trì chiến đấu được xem là những đòi hỏi cấp thiết của quân đội. Một quốc gia có năng lực vận tải hàng không lớn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định tới cuộc chiến ở bên ngoài.
Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn hiện đại nhất thường mang động cơ mạnh mẽ và khả năng cơ động trên không tốt, nó có thể đạt vận tốc hành trình từ 800-900 km/h, gấp 15 lần so với tốc độ vận tải ở trên mặt đất và 25 lần so với tốc độ vận tải trên biển và là phương viện vận tải hiệu quả nhất.
Máy bay vận tải cỡ lớn hiện đại có thể bay hàng ngàn mét, thậm chí có thể triển khai xuyên lục địa với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, để hoạt động ra phạm vi toàn cầu. Vì thế mà số lượng phương tiện, trình độ kỹ thuật và hiệu quả hoạt động của đội quân vận tải cơ cỡ lớn đã trở thành thước đó của lực lượng không quân chiến lược của một quốc gia.
Từ rất nhiều cuộc chiến tranh cục bộ có sự tham gia của vũ khí công nghệ cao đã cho thấy, vận tải cơ quân sự cỡ lớn tham gia có thể quyết định tới quy mô sử dụng các máy bay chiến đấu chủ lực.
Theo số liệu thống kê, trong suốt cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải cỡ lớn để chuyển 539.000 tấn hàng hóa và gần 500.000 binh sĩ các đơn vị với 14.000 chuyến bay vận tải.
Ngay cả trong các hoạt động chiến tranh tương đối phân tán ở Afghanistan, Mỹ cũng dùng loại máy bay vận tải cỡ lớn như C-5 và C-17 với 140 chuyến bay thực hiện hiện nhiệm vụ.
Trong cuộc chiến tranh ở Iraq, Mỹ triển khai một loạt vận tải cơ cỡ lớn như C-17, C-130, C-5, C-141 và các máy bay vận tải tầm trung, thực hiện 20.000 chuyến bay, vận chuyển khoảng 30 triệu lượt quân nhân và 120.000 tấn hàng hóa.
Máy bay vận tải quân sự lớn do có tốc độ cao, khả năng vận chuyển lớn, hoạt động ở tầm xa, nên có thể nhanh chóng cho binh sĩ, trang thiết bị vũ khí, vật tư đổ bộ xuống địa điểm tác chiến, bổ sung nhân lực, tạo thành thế răn đe chiến lược áp đảo đối phương.
Triển khai nhanh quân lực sẽ nhanh chóng ồ ạt tấn công, tránh để cho cuộc chiến rơi vào tình trạng chiến tranh xê dịch sẽ rất phức tạp.
Do việc sử dụng với quy mô lớn các vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, thiết bị và vật tư công nghệ cao, cũng như việc tiêu dùng cho chiến tranh hiện đại hết sức lớn nên nếu không kịp thời bổ sung, thay thế thì có thể quân tham chiến sẽ rơi vào tình trạng thê thảm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, quân đội Mỹ đã tiêu tốn trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lên tới 30 triệu tấn vật tư, hàng hóa, gấp gần 50 lần so với toàn bộ cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Do đó, vận tải cơ khổng lồ sẽ giúp cho việc duy trì bền vững quân lực, yểm trợ nhanh chóng và hiệu quả.
Máy bay vận tải quân sự cỡ lớn do có tầm xa hoạt động nên có thể thực hiện các nhiệm vụ hoạt động đặc biệt, phục vụ các vùng đặc biệt, cải thiện hiệu quả và phản ứng với các cuộc chiến diễn ra đột ngột.
Máy bay vận tải cơ lớn còn tạo ra tiếng vang và hiệu quả trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Vì tất cả những lí do và minh chứng này, Sina.com cho rằng, Trung Quốc đưa Y-20 vào phục vụ chính là bước đẹm có ý nghĩa để xây dựng một lực lượng không quân chiến lược.