Máy bay tối tân Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm

Google News

Trong cuộc tập kích chiến lược đường không cuối 1972, Mỹ đã huy động nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân.

Máy bay ném bom chiến lược B-52D là loại máy bay ném bom tầm xa chuyên dụng không có khả năng trinh sát, được cải biến để mang được tải trọng bom thông thường nặng hơn. Mặt dưới máy bay B-52D được sơn đen để chống lại đèn pha tìm kiếm, dùng để ném bom rải thảm tại Việt Nam.
Máy bay ném bom chiến lược B-52D là loại máy bay ném bom tầm xa chuyên dụng không có khả năng trinh sát, được cải biến để mang được tải trọng bom thông thường nặng hơn. Mặt dưới máy bay B-52D được sơn đen để chống lại đèn pha tìm kiếm, dùng để ném bom rải thảm tại Việt Nam.
 Phiên bản B-52G được đề nghị để kéo dài vòng đời phục vụ của chiếc B-52 do sự chậm trễ trong chương trình phát triển chiếc B-58 Hustler. Thay đổi đáng kể nhất của phiên bản B-52G là kiểu "cánh ướt" hoàn toàn mới có các thùng nhiên liệu tích hợp bên trong làm gia tăng đáng kể trữ lượng nhiên liệu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, quân đội Mỹ đã tung ra con bài chiến lược của mình là 193 máy bay B-52D/G với mục đích “đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”.
Phiên bản B-52G được đề nghị để kéo dài vòng đời phục vụ của chiếc B-52 do sự chậm trễ trong chương trình phát triển chiếc B-58 Hustler. Thay đổi đáng kể nhất của phiên bản B-52G là kiểu "cánh ướt" hoàn toàn mới có các thùng nhiên liệu tích hợp bên trong làm gia tăng đáng kể trữ lượng nhiên liệu. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, quân đội Mỹ đã tung ra con bài chiến lược của mình là 193 máy bay B-52D/G với mục đích “đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”.
 Máy bay F-111A do hãng General Dynamics chế tạo, là loại ném bom chiến thuật kiểu động cơ kép, hai người lái, lần đầu tiên bay thử năm 1965. Trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm tháng 12/1972 ở Hà Nội, cùng với pháo đài bay B-52, loại F-111 tham gia đánh xen kẽ với tần suất rất cao: mỗi đêm có từ 20 đến 30 lần/chiếc.
Máy bay F-111A do hãng General Dynamics chế tạo, là loại ném bom chiến thuật kiểu động cơ kép, hai người lái, lần đầu tiên bay thử năm 1965. Trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm tháng 12/1972 ở Hà Nội, cùng với pháo đài bay B-52, loại F-111 tham gia đánh xen kẽ với tần suất rất cao: mỗi đêm có từ 20 đến 30 lần/chiếc.
 Máy bay chiến đấu chiến thuật F-4 Phantom II (Con Ma) là một loại máy bay tiêm kích tầm xa siêu âm, hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết. F-4 được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo vào năm 1958 trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972), Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc thuộc ba phiên bản F-4D/E/J tham chiến. Vai trò của F-4 trong chiến dịch là hộ tống “pháo đài bay” B-52, khống chế hệ thống phòng không của ta, đặc biệt là các trận địa tên lửa SAM.
Máy bay chiến đấu chiến thuật F-4 Phantom II (Con Ma) là một loại máy bay tiêm kích tầm xa siêu âm, hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết. F-4 được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo vào năm 1958 trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972), Không quân và Hải quân Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc thuộc ba phiên bản F-4D/E/J tham chiến. Vai trò của F-4 trong chiến dịch là hộ tống “pháo đài bay” B-52, khống chế hệ thống phòng không của ta, đặc biệt là các trận địa tên lửa SAM.
 F-105G là một kiểu máy bay cường kích siêu âm, được Mỹ sử dụng trong chiến dịch 12 ngày đêm.
F-105G là một kiểu máy bay cường kích siêu âm, được Mỹ sử dụng trong chiến dịch 12 ngày đêm.
 Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, bên cạnh các chiến đấu cơ của Không quân, Hải quân Mỹ cũng được điều động tham chiến với các loại cường kích hạng nhẹ A-4, A-6 và A-7. Máy bay cường kích A-4 được mệnh danh là “chim ưng nhà trời”. Tham gia chiến dịch 12 ngày đêm, Không quân Mỹ đã đưa phiên bản cải tiến A-4E vào tấn công đánh phá miền Bắc Việt Nam
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, bên cạnh các chiến đấu cơ của Không quân, Hải quân Mỹ cũng được điều động tham chiến với các loại cường kích hạng nhẹ A-4, A-6 và A-7. Máy bay cường kích A-4 được mệnh danh là “chim ưng nhà trời”. Tham gia chiến dịch 12 ngày đêm, Không quân Mỹ đã đưa phiên bản cải tiến A-4E vào tấn công đánh phá miền Bắc Việt Nam
Máy bay chiến đấu chiến thuật A-6A.
Máy bay chiến đấu chiến thuật A-6A.
    Máy bay chiến đấu chiến thuật A-7.
Máy bay chiến đấu chiến thuật A-7.
Máy bay gây nhiễu điện tử từ xa EB-66 được cải tiến từ máy bay ném bom B-66, Mỹ sử dụng ở Việt Nam.
Máy bay gây nhiễu điện tử từ xa EB-66 được cải tiến từ máy bay ném bom B-66, Mỹ sử dụng ở Việt Nam.
Máy bay gây nhiễu điện tử từ xa EC-121.
Máy bay gây nhiễu điện tử từ xa EC-121.
Máy bay tiếp dầu trên không KC-135.
Máy bay tiếp dầu trên không KC-135.
   Máy bay trinh sát có người lái tầm thấp RF-4C.
Máy bay trinh sát có người lái tầm thấp RF-4C.
 Máy bay trinh sát có người lái tầm thấp RA-5C.
Máy bay trinh sát có người lái tầm thấp RA-5C.
 Máy bay trinh sát có người lái tầm cao SR-71.
Máy bay trinh sát có người lái tầm cao SR-71.
Máy bay trinh sát không người lái tầm thấp 147 SB/SC/SK. (Trong ảnh là chiếc máy bay 147SK).
Máy bay trinh sát không người lái tầm thấp 147 SB/SC/SK. (Trong ảnh là chiếc máy bay 147SK).
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao BQM-34A. Phạm Thủy
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao BQM-34A. Phạm Thủy

Bình luận(0)