Theo tờ Gazeta của Nga, sự ra đời của nền tảng khung gầm bánh xích hạng nặng Armata do Tập đoàn quốc phòng Uralvagonzavod (UVZ) phát triển sẽ tác động lớn đến sự thay đổi chiến thuật tác chiến các lữ đoàn bộ binh cơ giới thuộc Quân đội Nga. Trong tương lai nó cũng sẽ làm thay đổi không ít học thuyết quân sự của Nga.Các chuyên gia phân tích quân sự Nga cho rằng, các lữ đoàn bộ binh cơ giới của nước này tuy được trang bị rất mạnh nhưng lại dễ bị tổn thương trong môi trường chiến tranh hiện đạ. Bên cạnh đó là chiến thuật tác chiến lạc hậu khiến các đơn vị này không phát huy được hết sức mạnh của mình.Kiểu tác chiến điển hình của các đơn vị bộ binh cơ giới Nga hiện tại vẫn là triển khai đợt tấn công với sự hỗ trợ hỏa lực từ xe tăng chiến đấu chủ lực cùng xe chiến đấu bộ binh sau đó là xe bọc thép chở quân đi kèm với lực lượng bộ binh. Đáng lưu ý, kiểu khiến thuật này được Quân đội Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh, nó đã lỗi thời hơn 20 năm so với kiểu tác chiến mới của Phương Tây.Do đó Quân đội Nga cần cách tiếp cận hiện đại hơn so với chiến thuật lỗi thời hiện tại. Điều này sẽ được giải quyết một phần với nền tảng khung gầm hạng nặng đa năng Armata. Với các biến thể của Armata, khả năng sống sót của binh sĩ Nga trên chiến trường hiện đại sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay đi đôi với đó là sức mạnh chiến đấu được tăng lên đáng kể.Cả hai dòng xe chiến đấu bộ binh BMP và xe bọc thép chở quân BTR tiêu chuẩn của Quân đội Nga hiện nay trong các đơn vị bộ binh cơ giới hay trinh sát và hậu cần đều không thể tự bảo vệ nổi mình trước các loại vũ khí thông thường của đối phương. Chúng hầu như không có cơ hội sống sót nếu phải chạm trán trực diện với các đơn vị cơ giới của Phương Tây nếu như không được hiện đại hóa.Điển hình như xe chiến đấu bộ binh BMP-3M (biến thể hiện đại hóa) được Nga nâng cấp để có thể tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nó đáp ứng được tiêu chuẩn phòng vệ cấp 5 STANAG 4569 với khả năng chống lại được cả đạn xuyên giáp 25mm bắn ở khoảng cách 500m tuy nhiên đó vẫn chỉ là giải pháp tình thế.Trong những năm 1990, các công ty quốc phòng Nga cũng từng phát triển biến thể BMP-3 với giáp phản ứng nổi ERA với tên gọi Kaktus, tuy nhiên nó lại không được Bộ Quốc phòng Nga quan tâm. Do đó cho tới nay mọi biến thể BMP-3 tiếp theo đều không chú trọng vào việc nâng cấp hệ thống giáp bảo vệ. Đàn anh của BMP-3 là BMP-2 vẫn còn phục vụ trong Quân đội Nga có số phận còn tệ hơn khi nó có thể dễ dàng bị một xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ tiêu diệt bằng đạn pháo 25mm ở khoảng cách 1.500m.Nếu các dòng xe chiến bộ binh BMP đã vậy thì xe bọc thép chở quân BTR cũng không có quá nhiều hy vọng trên chiến trường, như biến thể BTR-82A hiện đại nhất của Nga có giáp bảo vệ còn mỏng hơn cả BMP-2. Phần giáp phía trước của nó còn khó có thể chống lại được đạn xuyên giáp của súng máy 12.7mm của Mỹ chứ đừng nói đến đạn pháo trên 20mm, toàn bộ phần thân của BTR-82A chỉ có khả năng chống lại đạn xuyên giáp 7.62mm.Đó là còn chưa kể tới việc các lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga được trang bị không đồng đều và từng khu vực sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép khác nhau. Nhưng vẫn theo một tiêu chuẩn gồm: xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và xe tải cơ giới (không được bọc thép). Đến như cả các đơn vị cối hạng nặng 120mm 2B11 Sani cũng được vận chuyển bằng xe tải thông thường GAZ-66 mà không được trang bị gì thêm.Với đội hình chiến đấu như vậy, tổn thất lớn là điều không thể tránh khỏi đối với các lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga trong một cuộc chiến tranh toàn diện, hay tệ hơn là họ bị tiêu diệt chưa khi kịp tiếp cận kẻ thù chứ đừng nói tới việc triển khai lực lượng bộ binh. Do đó các dòng xe bọc thép hiện nay không cần quá chú trọng vào sức mạnh hỏa lực mà thay vào đó là hệ thống phòng vệ tốt điều này khá quan trọng trong chiến tranh hiện đại.Theo Vyacheslav Khalitov – Phó Tổng giám đốc UVZ phụ trách bộ phận phát triển phương tiện cơ giới quân sự cho biết, công ty này đang vạch ra một hướng phát triển mới dành cho các lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga dựa trên nền tảng khung gầm Armata. Và trong tương lai Armata sẽ được sử dụng như một nền tảng thống nhất cho các phương tiện chiến đấu của Quân đội Nga từ xe tăng cho đến pháo tự hành.Với thiết kế theo dạng modul của Armata điều này đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và sự kết hợp giữa các biến thể sẽ giúp sẽ giúp Armata hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra nó có thể được sử dụng để triển khai cả tổ hợp tên lửa phòng không và xe công binh hạng nặng. Theo Khalitov sẽ là không nói quá khi cho rằng Armata có thể làm thay đổi cách thức tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại.
Theo tờ Gazeta của Nga, sự ra đời của nền tảng khung gầm bánh xích hạng nặng Armata do Tập đoàn quốc phòng Uralvagonzavod (UVZ) phát triển sẽ tác động lớn đến sự thay đổi chiến thuật tác chiến các lữ đoàn bộ binh cơ giới thuộc Quân đội Nga. Trong tương lai nó cũng sẽ làm thay đổi không ít học thuyết quân sự của Nga.
Các chuyên gia phân tích quân sự Nga cho rằng, các lữ đoàn bộ binh cơ giới của nước này tuy được trang bị rất mạnh nhưng lại dễ bị tổn thương trong môi trường chiến tranh hiện đạ. Bên cạnh đó là chiến thuật tác chiến lạc hậu khiến các đơn vị này không phát huy được hết sức mạnh của mình.
Kiểu tác chiến điển hình của các đơn vị bộ binh cơ giới Nga hiện tại vẫn là triển khai đợt tấn công với sự hỗ trợ hỏa lực từ xe tăng chiến đấu chủ lực cùng xe chiến đấu bộ binh sau đó là xe bọc thép chở quân đi kèm với lực lượng bộ binh. Đáng lưu ý, kiểu khiến thuật này được Quân đội Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh, nó đã lỗi thời hơn 20 năm so với kiểu tác chiến mới của Phương Tây.
Do đó Quân đội Nga cần cách tiếp cận hiện đại hơn so với chiến thuật lỗi thời hiện tại. Điều này sẽ được giải quyết một phần với nền tảng khung gầm hạng nặng đa năng Armata. Với các biến thể của Armata, khả năng sống sót của binh sĩ Nga trên chiến trường hiện đại sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay đi đôi với đó là sức mạnh chiến đấu được tăng lên đáng kể.
Cả hai dòng xe chiến đấu bộ binh BMP và xe bọc thép chở quân BTR tiêu chuẩn của Quân đội Nga hiện nay trong các đơn vị bộ binh cơ giới hay trinh sát và hậu cần đều không thể tự bảo vệ nổi mình trước các loại vũ khí thông thường của đối phương. Chúng hầu như không có cơ hội sống sót nếu phải chạm trán trực diện với các đơn vị cơ giới của Phương Tây nếu như không được hiện đại hóa.
Điển hình như xe chiến đấu bộ binh BMP-3M (biến thể hiện đại hóa) được Nga nâng cấp để có thể tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nó đáp ứng được tiêu chuẩn phòng vệ cấp 5 STANAG 4569 với khả năng chống lại được cả đạn xuyên giáp 25mm bắn ở khoảng cách 500m tuy nhiên đó vẫn chỉ là giải pháp tình thế.
Trong những năm 1990, các công ty quốc phòng Nga cũng từng phát triển biến thể BMP-3 với giáp phản ứng nổi ERA với tên gọi Kaktus, tuy nhiên nó lại không được Bộ Quốc phòng Nga quan tâm. Do đó cho tới nay mọi biến thể BMP-3 tiếp theo đều không chú trọng vào việc nâng cấp hệ thống giáp bảo vệ. Đàn anh của BMP-3 là BMP-2 vẫn còn phục vụ trong Quân đội Nga có số phận còn tệ hơn khi nó có thể dễ dàng bị một xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ tiêu diệt bằng đạn pháo 25mm ở khoảng cách 1.500m.
Nếu các dòng xe chiến bộ binh BMP đã vậy thì xe bọc thép chở quân BTR cũng không có quá nhiều hy vọng trên chiến trường, như biến thể BTR-82A hiện đại nhất của Nga có giáp bảo vệ còn mỏng hơn cả BMP-2. Phần giáp phía trước của nó còn khó có thể chống lại được đạn xuyên giáp của súng máy 12.7mm của Mỹ chứ đừng nói đến đạn pháo trên 20mm, toàn bộ phần thân của BTR-82A chỉ có khả năng chống lại đạn xuyên giáp 7.62mm.
Đó là còn chưa kể tới việc các lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga được trang bị không đồng đều và từng khu vực sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép khác nhau. Nhưng vẫn theo một tiêu chuẩn gồm: xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và xe tải cơ giới (không được bọc thép). Đến như cả các đơn vị cối hạng nặng 120mm 2B11 Sani cũng được vận chuyển bằng xe tải thông thường GAZ-66 mà không được trang bị gì thêm.
Với đội hình chiến đấu như vậy, tổn thất lớn là điều không thể tránh khỏi đối với các lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga trong một cuộc chiến tranh toàn diện, hay tệ hơn là họ bị tiêu diệt chưa khi kịp tiếp cận kẻ thù chứ đừng nói tới việc triển khai lực lượng bộ binh. Do đó các dòng xe bọc thép hiện nay không cần quá chú trọng vào sức mạnh hỏa lực mà thay vào đó là hệ thống phòng vệ tốt điều này khá quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Theo Vyacheslav Khalitov – Phó Tổng giám đốc UVZ phụ trách bộ phận phát triển phương tiện cơ giới quân sự cho biết, công ty này đang vạch ra một hướng phát triển mới dành cho các lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga dựa trên nền tảng khung gầm Armata. Và trong tương lai Armata sẽ được sử dụng như một nền tảng thống nhất cho các phương tiện chiến đấu của Quân đội Nga từ xe tăng cho đến pháo tự hành.
Với thiết kế theo dạng modul của Armata điều này đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và sự kết hợp giữa các biến thể sẽ giúp sẽ giúp Armata hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra nó có thể được sử dụng để triển khai cả tổ hợp tên lửa phòng không và xe công binh hạng nặng. Theo Khalitov sẽ là không nói quá khi cho rằng Armata có thể làm thay đổi cách thức tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại.