Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới. Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số. Nguồn ảnh: QQLục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong đó, đóng vai trò chủ lực là 1.130 chiếc M1 Abrams được mua trong giai đoạn 1992-2011, ngoài ra còn có 1.716 tăng M60A3 Patton và 1.200 xe tăng T-54/55/62/80 của Nga. Nguồn ảnh: QQLực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại với quân số thường trực 50.000 người. Nguồn ảnh: QQKhông quân Ai Cập hiện được trang bị khoảng 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy. Nguồn ảnh: QQLoại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Ai Cập hiện nay là Rafale DM/EM – tiêm kích thế hệ 4 đắt nhất thế giới do Pháp sản xuất. Tuy nhiên, số lượng loại này hiện còn quá ít ỏi, chỉ 6 chiếc và đang đặt mua thêm 24 chiếc. Nguồn ảnh: QQDo đó, trong tương lai gần thì “xương sống” Không quân Ai Cập vẫn là 240 chiếc F-16 do Mỹ cung cấp. Nguồn ảnh: QQTrong ảnh là trực thăng chiến đấu số một của Không quân Ai Cập – AH-64 Apache (46 chiếc). Nguồn ảnh: QQTrong ảnh là CH-47D – trực thăng vận tải lớn nhất của Ai Cập hiện nay. Nguồn ảnh: QQQuân chủng Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong đó, loại hiện đại nhất mà Ai Cập sở hữu là hệ thống phòng thủ tên lửa-phòng không S-300VM Antey 2500. Nguồn ảnh: QQHải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Nguồn ảnh: QQĐóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Nguồn ảnh: QQTrong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Ai Cập, thuộc lớp FREMM Aquitaine do Pháp chế tạo. Con tàu có lượng giãn nước tới 6.000 tấn, được trang bị hệ thống không không mạnh mẽ Aster 15 (dùng bệ thẳng đứng VLS A43); tên lửa hành trình Exocet Block 3; ngư lôi MU00 và pháo bắn nhanh 76mm. Nguồn ảnh: QQNgoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp. Nguồn ảnh: QQĐặc biệt, Hải quân Ai Cập đã mua lại thành công 2 tàu đổ bộ trực thăng (LHD) cực kỳ hiện đại từ Pháp. Hai tàu Gamal Abdel Nasser (L1010) và Anwar El Sadat (L1020) vốn được DCNS Pháp đóng cho Nga nhưng sau đó hủy bỏ giao hàng và bán lại cho Ai Cập. Nguồn ảnh: QQVới hai chiếc lớp Mistral LHD, Ai Cập trở thành quốc gia đầu tiên tại Bắc Phi và số ít trên thế giới sở hữu tàu đổ bộ trực thăng hay cũng được xem là tàu sân bay trực thăng cỡ lớn. Nguồn ảnh: QQSiêu tàu đổ bộ Mistral có lượng giãn nước khoảng 22.000 tấn, có khả năng hải trình lên tới 20.000km, chở được tới 59 xe tăng - xe bọc thép cùng 900 lính thủy đánh bộ và 16-35 trực thăng. Nguồn ảnh: QQHiện Ai Cập đã mua trực thăng tấn công Ka-52K của Nga để trang bị cho tàu đổ bộ lớp Mistral. Nguồn ảnh: QQ
Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới. Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số. Nguồn ảnh: QQ
Lục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong đó, đóng vai trò chủ lực là 1.130 chiếc M1 Abrams được mua trong giai đoạn 1992-2011, ngoài ra còn có 1.716 tăng M60A3 Patton và 1.200 xe tăng T-54/55/62/80 của Nga. Nguồn ảnh: QQ
Lực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại với quân số thường trực 50.000 người. Nguồn ảnh: QQ
Không quân Ai Cập hiện được trang bị khoảng 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy. Nguồn ảnh: QQ
Loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Ai Cập hiện nay là Rafale DM/EM – tiêm kích thế hệ 4 đắt nhất thế giới do Pháp sản xuất. Tuy nhiên, số lượng loại này hiện còn quá ít ỏi, chỉ 6 chiếc và đang đặt mua thêm 24 chiếc. Nguồn ảnh: QQ
Do đó, trong tương lai gần thì “xương sống” Không quân Ai Cập vẫn là 240 chiếc F-16 do Mỹ cung cấp. Nguồn ảnh: QQ
Trong ảnh là trực thăng chiến đấu số một của Không quân Ai Cập – AH-64 Apache (46 chiếc). Nguồn ảnh: QQ
Trong ảnh là CH-47D – trực thăng vận tải lớn nhất của Ai Cập hiện nay. Nguồn ảnh: QQ
Quân chủng Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong đó, loại hiện đại nhất mà Ai Cập sở hữu là hệ thống phòng thủ tên lửa-phòng không S-300VM Antey 2500. Nguồn ảnh: QQ
Hải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Nguồn ảnh: QQ
Đóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ
Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Ai Cập, thuộc lớp FREMM Aquitaine do Pháp chế tạo. Con tàu có lượng giãn nước tới 6.000 tấn, được trang bị hệ thống không không mạnh mẽ Aster 15 (dùng bệ thẳng đứng VLS A43); tên lửa hành trình Exocet Block 3; ngư lôi MU00 và pháo bắn nhanh 76mm. Nguồn ảnh: QQ
Ngoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp. Nguồn ảnh: QQ
Đặc biệt, Hải quân Ai Cập đã mua lại thành công 2 tàu đổ bộ trực thăng (LHD) cực kỳ hiện đại từ Pháp. Hai tàu Gamal Abdel Nasser (L1010) và Anwar El Sadat (L1020) vốn được DCNS Pháp đóng cho Nga nhưng sau đó hủy bỏ giao hàng và bán lại cho Ai Cập. Nguồn ảnh: QQ
Với hai chiếc lớp Mistral LHD, Ai Cập trở thành quốc gia đầu tiên tại Bắc Phi và số ít trên thế giới sở hữu tàu đổ bộ trực thăng hay cũng được xem là tàu sân bay trực thăng cỡ lớn. Nguồn ảnh: QQ
Siêu tàu đổ bộ Mistral có lượng giãn nước khoảng 22.000 tấn, có khả năng hải trình lên tới 20.000km, chở được tới 59 xe tăng - xe bọc thép cùng 900 lính thủy đánh bộ và 16-35 trực thăng. Nguồn ảnh: QQ
Hiện Ai Cập đã mua trực thăng tấn công Ka-52K của Nga để trang bị cho tàu đổ bộ lớp Mistral. Nguồn ảnh: QQ