Truyền thông Nga mới đây đã đăng tải một số hình ảnh đầu tiên về công tác sửa chữa hàng không mẫu hạm độc nhất của Hải quân Nga – tàu sân bay Kuznetsov tại nhà máy đóng tàu số 82 ở Roslyakovo, Vùng Murmansk. Trước đó, con tàu đã thực hiện hành trình cuối cùng vào tháng 5/2014, chủ yếu là tại vùng Biển Địa Trung Hải.Việc được đưa vào sửa chữa đã đặt ra khá nhiều câu hỏi, khi mà trước đó vào năm 2010 Kuznetsov đã trải qua một đợt sửa chữa lớn kéo dài tới tận năm 2012 mới kết thúc. Như vậy, mới chỉ hoạt động chưa đầy 3 năm, nó lại phải vào xưởng lần hai.Hiện chưa rõ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã gặp phải vấn đề gì mà phải “nằm ụ” sớm như vậy. Phía Nga cũng không tiết lộ các hạng mục sửa chữa. Quan sát các bức ảnh cho thấy, hệ thống giàn giáo được bố trí ở đuôi tàu.Quang cảnh tàu sân bay Kuznetsov đang nằm trên ụ nổi nhà máy 82 từ xa.Vẫn chưa rõ bao giờ tàu sân bay Kuznetsov “lắm tài nhiều tật” của Hải quân Nga trở lại hoạt động. Sở dĩ, Kuznetsov được coi là “lắm tài” vì ngoài khả năng chở máy bay, nó có thể tác chiến độc lập, hủy diệt tàu sân bay khác vơi kho vũ khí khổng lồ. Còn “nhiều tật”, vì kể từ khi đưa vào hoạt động, con tàu được cho là gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là về mặt động lực không đáng tin cậy. Thậm chí, các tướng lĩnh Nga còn than rằng, mỗi khi ra biển nó cần có tàu kéo theo kèm.Đô đốc Kuznetsov hiện là tàu chiến lớn nhất Hải quân Nga hiện nay, đáng lưu ý dù phương Tây gọi nó là tàu sân bay nhưng người Nga thì xếp nó vào hạng “tàu tuần dương tên lửa chở máy bay hạng nặng (tyazholyy avianesuschchiy raketnyy kreyser – TAVKR)”.Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được đóng tại xưởng đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) vào tháng 4/1982, hạ thủy tháng 12/1985, biên chế tháng 12/1990 và đi vào hoạt động trực chiến hoàn toàn từ năm 1995.Tàu Đô đốc Kuznetsov có lượng giãn nước tiêu chuẩn 43.000 tấn, lớn nhất là 61.390 tấn, dài 305m, dài 72m, mớn nước 10m, thủy thủ đoàn 1.690 người.Theo thiết kế, nó có thể chở tổng cộng 41-52 chiếc máy bay gồm: tối đa 14 tiêm kích hạm Su-33; 4 chiếc máy bay huấn luyện phản lực Sukhoi Su-25UTG/UBP; 17 trực thăng Kamov Ka-27 (săn ngầm, tìm kiếm cứu nạn).
Truyền thông Nga mới đây đã đăng tải một số hình ảnh đầu tiên về công tác sửa chữa hàng không mẫu hạm độc nhất của Hải quân Nga – tàu sân bay Kuznetsov tại nhà máy đóng tàu số 82 ở Roslyakovo, Vùng Murmansk. Trước đó, con tàu đã thực hiện hành trình cuối cùng vào tháng 5/2014, chủ yếu là tại vùng Biển Địa Trung Hải.
Việc được đưa vào sửa chữa đã đặt ra khá nhiều câu hỏi, khi mà trước đó vào năm 2010 Kuznetsov đã trải qua một đợt sửa chữa lớn kéo dài tới tận năm 2012 mới kết thúc. Như vậy, mới chỉ hoạt động chưa đầy 3 năm, nó lại phải vào xưởng lần hai.
Hiện chưa rõ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã gặp phải vấn đề gì mà phải “nằm ụ” sớm như vậy. Phía Nga cũng không tiết lộ các hạng mục sửa chữa. Quan sát các bức ảnh cho thấy, hệ thống giàn giáo được bố trí ở đuôi tàu.
Quang cảnh tàu sân bay Kuznetsov đang nằm trên ụ nổi nhà máy 82 từ xa.
Vẫn chưa rõ bao giờ tàu sân bay Kuznetsov “lắm tài nhiều tật” của Hải quân Nga trở lại hoạt động. Sở dĩ, Kuznetsov được coi là “lắm tài” vì ngoài khả năng chở máy bay, nó có thể tác chiến độc lập, hủy diệt tàu sân bay khác vơi kho vũ khí khổng lồ. Còn “nhiều tật”, vì kể từ khi đưa vào hoạt động, con tàu được cho là gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là về mặt động lực không đáng tin cậy. Thậm chí, các tướng lĩnh Nga còn than rằng, mỗi khi ra biển nó cần có tàu kéo theo kèm.
Đô đốc Kuznetsov hiện là tàu chiến lớn nhất Hải quân Nga hiện nay, đáng lưu ý dù phương Tây gọi nó là tàu sân bay nhưng người Nga thì xếp nó vào hạng “tàu tuần dương tên lửa chở máy bay hạng nặng (tyazholyy avianesuschchiy raketnyy kreyser – TAVKR)”.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được đóng tại xưởng đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) vào tháng 4/1982, hạ thủy tháng 12/1985, biên chế tháng 12/1990 và đi vào hoạt động trực chiến hoàn toàn từ năm 1995.
Tàu Đô đốc Kuznetsov có lượng giãn nước tiêu chuẩn 43.000 tấn, lớn nhất là 61.390 tấn, dài 305m, dài 72m, mớn nước 10m, thủy thủ đoàn 1.690 người.
Theo thiết kế, nó có thể chở tổng cộng 41-52 chiếc máy bay gồm: tối đa 14 tiêm kích hạm Su-33; 4 chiếc máy bay huấn luyện phản lực Sukhoi Su-25UTG/UBP; 17 trực thăng Kamov Ka-27 (săn ngầm, tìm kiếm cứu nạn).