Hiện nay, Hải quân Indonesia có trong biên chế 6 tàu chiến lớp Ahmad Yani được mua từ Hải quân Hà Lan giai đoạn 1986-1987. Với lượng giãn nước toàn tải 2.850 tấn, đây là những chiến hạm lớn nhất của Hải quân Indonesia. Hỏa lực “nguyên thủy” của 6 chiếc Ahmad Yani được trang bị pháo hạm 76mm, tên lửa chống tàu Harpoon, tên lửa đối không tầm thấp Seacat, cối chống ngầm Mk 10 Limbo và 6 ống phóng ngư lôi MK 32.Những năm 2000, các tàu Ahmad Yani gồm cả hiện đại hóa lần tiếp theo với việc thay thế tên lửa chống tàu Harpoon bằng tên lửa C-802 của Trung Quốc. Riêng chiếc KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) “ưu tiên” thử nghiệm trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont nhập khẩu từ Nga. Với tên lửa P-800 đã biến KRI Oswald Siahaan trở thành chiến hạm chống tàu “khủng” nhất Đông Nam Á. Điều này là hiển nhiên vì tàu chiến các nước trong khu vực hầu hết trang bị tên lửa cận âm Harpoon, hay Kh-35 Uran, Exocet có tính năng thua kém về tốc độ hành trình, tầm bắn. Trong ảnh là quang cảnh buổi nạp đạn tên lửa P-800 Yankhont lên KRI Oswald Siahaan. Tàu KRI Oswald Siahaan được sửa đổi lại để chứa 4 đạn tên lửa đặt ở 2 bên nhà chứa trực thăng.Ống phóng chứa tên lửa P-800 đang được đưa vào bệ phóng thẳng đứng. 2 bệ phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa P-800 trên tàu KRI Oswald Siahaan. Năm 2011, KRI Oswald Siahaan đã thực hiện thành công cuộc phóng tên lửa P-800 Yakhont trên biển. Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do Nga sản xuất, có khả năng đạt tầm bắn xa tới 300km, tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Với đầu đạn nặng 300kg, P-800 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà sau khi thành công với thử nghiệm P-800 trên tàu KRI Oswald Siahaan, Indonesia dường như đã dừng hoàn toàn chương trình tích hợp P-800 cho các tàu khác thuộc lớp Ahmad Yani.
Hiện nay, Hải quân Indonesia có trong biên chế 6 tàu chiến lớp Ahmad Yani được mua từ Hải quân Hà Lan giai đoạn 1986-1987. Với lượng giãn nước toàn tải 2.850 tấn, đây là những chiến hạm lớn nhất của Hải quân Indonesia.
Hỏa lực “nguyên thủy” của 6 chiếc Ahmad Yani được trang bị pháo hạm 76mm, tên lửa chống tàu Harpoon, tên lửa đối không tầm thấp Seacat, cối chống ngầm Mk 10 Limbo và 6 ống phóng ngư lôi MK 32.
Những năm 2000, các tàu Ahmad Yani gồm cả hiện đại hóa lần tiếp theo với việc thay thế tên lửa chống tàu Harpoon bằng tên lửa C-802 của Trung Quốc. Riêng chiếc KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) “ưu tiên” thử nghiệm trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont nhập khẩu từ Nga.
Với tên lửa P-800 đã biến KRI Oswald Siahaan trở thành chiến hạm chống tàu “khủng” nhất Đông Nam Á. Điều này là hiển nhiên vì tàu chiến các nước trong khu vực hầu hết trang bị tên lửa cận âm Harpoon, hay Kh-35 Uran, Exocet có tính năng thua kém về tốc độ hành trình, tầm bắn. Trong ảnh là quang cảnh buổi nạp đạn tên lửa P-800 Yankhont lên KRI Oswald Siahaan.
Tàu KRI Oswald Siahaan được sửa đổi lại để chứa 4 đạn tên lửa đặt ở 2 bên nhà chứa trực thăng.
Ống phóng chứa tên lửa P-800 đang được đưa vào bệ phóng thẳng đứng.
2 bệ phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa P-800 trên tàu KRI Oswald Siahaan.
Năm 2011, KRI Oswald Siahaan đã thực hiện thành công cuộc phóng tên lửa P-800 Yakhont trên biển.
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do Nga sản xuất, có khả năng đạt tầm bắn xa tới 300km, tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Với đầu đạn nặng 300kg, P-800 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà sau khi thành công với thử nghiệm P-800 trên tàu KRI Oswald Siahaan, Indonesia dường như đã dừng hoàn toàn chương trình tích hợp P-800 cho các tàu khác thuộc lớp Ahmad Yani.