Theo mạng AR, tại triển lãm quốc phòng thường niên AUSA, hãng American Company AirTronic của Mỹ vừa cho ra mắt biến thể tiếp theo của dòng súng chống tăng RPG dựa trên nguyên mẫu RPG-7 của Liên Xô với định danh là PSRL-1 (Precision Shoulder-Fired Rocket Launcher).PSRL-1 vẫn giữ nguyên thiết kế cơ bản của súng chống tăng RPG-7, nhưng nó lại được AirTronic cải tiến để tăng hiệu quả tác chiến lẫn tính an toàn cho người sử dụng.Theo đó, súng chống tăng PSRL-1 nó sử dụng vật liệu và quy trình sản xuất hoàn toàn khác so với RPG-7 với mục tiêu hiện đại hóa mẫu súng chống tăng này cho môi trường chiến tranh hiện đại. Mặt khác giúp PSRL-1 có thể đạt được các tiêu chuẩn của NATO cho phép nó được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Mỹ hoặc các nước đồng minh.Tầm bắn hiệu quả của PSRL-1 ước tính 800m và nó được tích hợp sẵn các thiết bị ngắm tiêu chuẩn hổ trợ tác chiến ở nhiều môi trường khác nhau. PSRL-1 nặng 6.6kg dài 915mm, nó có thể bắn hầu hết các loại đạn chống tăng cho tới phân mảnh của RPG-7.Đi kèm với súng là các phụ kiện hỗ trợ khác cũng do AirTronic chế tạo giúp binh sĩ có thể mang theo chúng dễ dàng hơn. Hiện tại một số đơn vị bộ binh của Mỹ đã bắt đầu làm quen với các biến thể RPG-7 do công ty AirTronic chế tạo và bước đầu nhận được đánh giá khá tích cực.Trong ảnh là một biến thể RPG-7 do AirTronic chế tạo với kính ngắm tiêu chuẩn PGO-7 (2.7x) tương tự nhưng trên các phiên bản do Liên Xô hay Nga sản xuất.Việc Quân đội Mỹ sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô hay Nga không phải là điều gì đó quá mới mẻ, nhất là khi việc tiếp cận với các loại vũ khí này không còn khó khăn như thời Chiến tranh Lạnh.Điều này được thấy rõ trong các hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan và Iraq, khi binh sĩ Mỹ công khai sử dụng các loại vũ khí này bên cạnh trang bị tiêu chuẩn. Ngoài ra Mỹ còn cung cấp chúng cho quân đội các nước đồng minh hay các nhóm vũ trang được Washington ủng hộ.
Theo mạng AR, tại triển lãm quốc phòng thường niên AUSA, hãng American Company AirTronic của Mỹ vừa cho ra mắt biến thể tiếp theo của dòng súng chống tăng RPG dựa trên nguyên mẫu RPG-7 của Liên Xô với định danh là PSRL-1 (Precision Shoulder-Fired Rocket Launcher).
PSRL-1 vẫn giữ nguyên thiết kế cơ bản của súng chống tăng RPG-7, nhưng nó lại được AirTronic cải tiến để tăng hiệu quả tác chiến lẫn tính an toàn cho người sử dụng.
Theo đó, súng chống tăng PSRL-1 nó sử dụng vật liệu và quy trình sản xuất hoàn toàn khác so với RPG-7 với mục tiêu hiện đại hóa mẫu súng chống tăng này cho môi trường chiến tranh hiện đại. Mặt khác giúp PSRL-1 có thể đạt được các tiêu chuẩn của NATO cho phép nó được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Mỹ hoặc các nước đồng minh.
Tầm bắn hiệu quả của PSRL-1 ước tính 800m và nó được tích hợp sẵn các thiết bị ngắm tiêu chuẩn hổ trợ tác chiến ở nhiều môi trường khác nhau. PSRL-1 nặng 6.6kg dài 915mm, nó có thể bắn hầu hết các loại đạn chống tăng cho tới phân mảnh của RPG-7.
Đi kèm với súng là các phụ kiện hỗ trợ khác cũng do AirTronic chế tạo giúp binh sĩ có thể mang theo chúng dễ dàng hơn. Hiện tại một số đơn vị bộ binh của Mỹ đã bắt đầu làm quen với các biến thể RPG-7 do công ty AirTronic chế tạo và bước đầu nhận được đánh giá khá tích cực.
Trong ảnh là một biến thể RPG-7 do AirTronic chế tạo với kính ngắm tiêu chuẩn PGO-7 (2.7x) tương tự nhưng trên các phiên bản do Liên Xô hay Nga sản xuất.
Việc Quân đội Mỹ sử dụng các loại vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô hay Nga không phải là điều gì đó quá mới mẻ, nhất là khi việc tiếp cận với các loại vũ khí này không còn khó khăn như thời Chiến tranh Lạnh.
Điều này được thấy rõ trong các hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan và Iraq, khi binh sĩ Mỹ công khai sử dụng các loại vũ khí này bên cạnh trang bị tiêu chuẩn. Ngoài ra Mỹ còn cung cấp chúng cho quân đội các nước đồng minh hay các nhóm vũ trang được Washington ủng hộ.