Trong những năm qua, lực lượng vận tải đường không của Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu trang bị các máy bay Antonov An-26, An-2 đã khá cũ, tính năng kĩ chiến thuật hạn chế. Vì vậy, vài năm gần đây thì Việt Nam bắt đầu các chương trình hiện đại hóa không quân vận tải đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong bảo vệ đất nước.
Theo đó, đã có thông tin xác nhận từ công ty Airbus Defense & Space bộ phận thuộc Tập đoàn Airbus rằng, Việt Nam đã đặt hàng mua 3 chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-295 - do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA (nay là Airbus Defence & Space) nghiên cứu phát triển từ những năm 1990, chính thức phục vụ từ năm 2001.
Mẫu máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương, trang bị kỹ thuật. C-295 có tải trọng tối đa 9,5 tấn, tùy từng nhiệm vụ, nó có thể chở 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ. Trong ảnh, một kiện hàng lớn gắn dù hãm đang rời khỏi cửa hậu C-295.
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Đặc biệt là C-295 chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m).
Ngoài ra, trong năm 2013, đã có thông tin Cục Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) tổ chức Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ (MBĐC) năm 2013 cho các lãnh đạo nhà máy hàng không sửa chữa các máy bay mới như CASA-212, L-410, DH-6, EC-255. Trong đó, có sự xuất hiện đặc biệt của cái tên L-410 – một loại máy bay vận tải hạng nhẹ của Czech. Điều này có thể được hiểu đồng nghĩa với việc Việt Nam đã kí mua L-410.
L-410 Turbolet - máy bay vận tải 2 động cơ tầm ngắn do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người. Trong ảnh là khoang hàng của L-410.
Ngoài ra, cũng trong năm 2013, nguồn tin Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (Ấn Độ) đã tiết lộ thông tin việc xuất khẩu khoảng 30 máy bay Dornier DO 228 cho 6 khách hàng quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Những chiếc DO 228 được thiết kế cho nhiệm vụ chở khách, chở quân, vận tải hàng hóa, đào tạo phi công, giám sát biển và tìm kiếm cứu nạn. Máy bay DO 228 có thể chở 19 hành khách hoặc 2,34 tấn hàng.
DO 228 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Garrett AiResearch TPE-331-5 công suất 776 mã lực/chiếc, vận tốc cực đại 434km/h, tầm bay 1.037km, trần bay hơn 8.500m. DO 228 có khả năng cất cánh đường băng ngắn, chỉ cần dài 750m.
Trong những năm qua, lực lượng vận tải đường không của Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu trang bị các máy bay Antonov An-26, An-2 đã khá cũ, tính năng kĩ chiến thuật hạn chế. Vì vậy, vài năm gần đây thì Việt Nam bắt đầu các chương trình hiện đại hóa không quân vận tải đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong bảo vệ đất nước.
Theo đó, đã có thông tin xác nhận từ công ty Airbus Defense & Space bộ phận thuộc Tập đoàn Airbus rằng, Việt Nam đã đặt hàng mua 3 chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-295 - do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA (nay là Airbus Defence & Space) nghiên cứu phát triển từ những năm 1990, chính thức phục vụ từ năm 2001.
Mẫu máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương, trang bị kỹ thuật. C-295 có tải trọng tối đa 9,5 tấn, tùy từng nhiệm vụ, nó có thể chở 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ. Trong ảnh, một kiện hàng lớn gắn dù hãm đang rời khỏi cửa hậu C-295.
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Đặc biệt là C-295 chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m).
Ngoài ra, trong năm 2013, đã có thông tin Cục Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) tổ chức Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ (MBĐC) năm 2013 cho các lãnh đạo nhà máy hàng không sửa chữa các máy bay mới như CASA-212, L-410, DH-6, EC-255. Trong đó, có sự xuất hiện đặc biệt của cái tên L-410 – một loại máy bay vận tải hạng nhẹ của Czech. Điều này có thể được hiểu đồng nghĩa với việc Việt Nam đã kí mua L-410.
L-410 Turbolet - máy bay vận tải 2 động cơ tầm ngắn do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người. Trong ảnh là khoang hàng của L-410.
Ngoài ra, cũng trong năm 2013, nguồn tin Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (Ấn Độ) đã tiết lộ thông tin việc xuất khẩu khoảng 30 máy bay Dornier DO 228 cho 6 khách hàng quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Những chiếc DO 228 được thiết kế cho nhiệm vụ chở khách, chở quân, vận tải hàng hóa, đào tạo phi công, giám sát biển và tìm kiếm cứu nạn. Máy bay DO 228 có thể chở 19 hành khách hoặc 2,34 tấn hàng.
DO 228 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Garrett AiResearch TPE-331-5 công suất 776 mã lực/chiếc, vận tốc cực đại 434km/h, tầm bay 1.037km, trần bay hơn 8.500m. DO 228 có khả năng cất cánh đường băng ngắn, chỉ cần dài 750m.