Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhắc tới các trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam, hầu như người ta thường nhờ ngay tới tiêm kích MiG-17, MiG-21. Đấy là những chú “én bạc” đã hạ đo ván hàng trăm máy bay Mỹ gồm cả siêu cơ B-52 gây chấn động địa cầu.Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài MiG-17 và MiG-21, KQND Việt Nam còn sở hữu tiêm kích MiG khác. Đó chính là tiêm kích MiG-15UTI (trong ảnh).MiG-15UTI là biến thể của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-15 do Liên Xô phát triển. Đây là mẫu tiêm kích phản lực thành công nhất trước khi MiG-21 xuất hiện và tham chiến.Trong Chiến tranh Triều Tiên, MiG-15 do phi công Liên Xô và Trung Quốc điều khiển đã bắn hạ vô số chiến đấu cơ phản lực hiện đại của Mỹ và cả máy bay ném bom chiến lược B-29 to nhất thời bấy giờ.Đầu những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ qua ngả Trung Quốc cho Việt Nam 3 máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI cùng 33 máy bay MiG-17. Trên cơ sở số máy bay này, ta đã thành lập Trung đoàn 921 anh hùng.Được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công, MiG-15UTI mở rộng khoang lái thành hai chỗ ngồi, trang bị hai hệ thống lái.Cận cảnh buồng lái đơn sơ của máy bay MiG-15UTI.Cửa hút không khí tăng lực động cơ của MiG-15UTI đặt ở đầu mũi.MiG-15UTI trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1 cung cấp lực đẩy 26,5kN cho tốc độ bay tối đa 1.059km/h ở trần bay thấp, tuy nhiên khi càng lên cao thì tốc độ càng giảm xuống chỉ còn 992km/h ở trần bay 10.000m.MiG-15 hay MiG-15UTI đều đạt trần bay tối đa 15.500m, bán kính tác chiến 600km, tốc độ leo cao 51,2m/s ở độ cao thấp. Tuy nhiên, càng lên cao thì càng giảm, 21m/s ở trần bay 10.000m, thời gian ở độ cao lớn chỉ là 5,2 phút với 10.000m.Dù là máy bay huấn luyện nhưng MiG-15UTI vẫn làm nhiệm vụ chiến đấu khi được giữ lại bộ vũ khí gồm 2 pháo 23mm NR-23 (160 viên) và N-37 37mm (40 viên).Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, KQND Việt Nam hầu như chỉ dùng MiG-15UTI để huấn luyện, chưa bao giờ tham gia chiến đấu. Ngày nay, cũng khó tìm MiG-15UTI tại các bảo tàng quân sự ở Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhắc tới các trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam, hầu như người ta thường nhờ ngay tới tiêm kích MiG-17, MiG-21. Đấy là những chú “én bạc” đã hạ đo ván hàng trăm máy bay Mỹ gồm cả siêu cơ B-52 gây chấn động địa cầu.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài MiG-17 và MiG-21, KQND Việt Nam còn sở hữu tiêm kích MiG khác. Đó chính là tiêm kích MiG-15UTI (trong ảnh).
MiG-15UTI là biến thể của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-15 do Liên Xô phát triển. Đây là mẫu tiêm kích phản lực thành công nhất trước khi MiG-21 xuất hiện và tham chiến.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, MiG-15 do phi công Liên Xô và Trung Quốc điều khiển đã bắn hạ vô số chiến đấu cơ phản lực hiện đại của Mỹ và cả máy bay ném bom chiến lược B-29 to nhất thời bấy giờ.
Đầu những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ qua ngả Trung Quốc cho Việt Nam 3 máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI cùng 33 máy bay MiG-17. Trên cơ sở số máy bay này, ta đã thành lập Trung đoàn 921 anh hùng.
Được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công, MiG-15UTI mở rộng khoang lái thành hai chỗ ngồi, trang bị hai hệ thống lái.
Cận cảnh buồng lái đơn sơ của máy bay MiG-15UTI.
Cửa hút không khí tăng lực động cơ của MiG-15UTI đặt ở đầu mũi.
MiG-15UTI trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1 cung cấp lực đẩy 26,5kN cho tốc độ bay tối đa 1.059km/h ở trần bay thấp, tuy nhiên khi càng lên cao thì tốc độ càng giảm xuống chỉ còn 992km/h ở trần bay 10.000m.
MiG-15 hay MiG-15UTI đều đạt trần bay tối đa 15.500m, bán kính tác chiến 600km, tốc độ leo cao 51,2m/s ở độ cao thấp. Tuy nhiên, càng lên cao thì càng giảm, 21m/s ở trần bay 10.000m, thời gian ở độ cao lớn chỉ là 5,2 phút với 10.000m.
Dù là máy bay huấn luyện nhưng MiG-15UTI vẫn làm nhiệm vụ chiến đấu khi được giữ lại bộ vũ khí gồm 2 pháo 23mm NR-23 (160 viên) và N-37 37mm (40 viên).
Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, KQND Việt Nam hầu như chỉ dùng MiG-15UTI để huấn luyện, chưa bao giờ tham gia chiến đấu. Ngày nay, cũng khó tìm MiG-15UTI tại các bảo tàng quân sự ở Việt Nam.