Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay trang bị một số tàu hộ tống tên lửa
Project 1241RE được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển.
Project 1241RE được xem là những tàu chiến hiện đại đầu tiên của Quân
đội ta trong chương trình hiện đại hóa hải quân. Project 1241RE chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, dài hơn 50m nhưng
có khả năng tiến công tiêu diệt tàu chiến cỡ vài nghìn tấn. Vũ khí làm
nên sức mạnh của 1241RE gồm 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M
Termit. Tên lửa hành trình chống tàu P-15M Termit đạt tầm bắn tới 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 454 kg. Sau Project 1241RE, Việt Nam còn nhập khẩu thêm 2 tàu tên lửa Project 1241.8 từ Nga với kích thước tương tự. Hệ thống vũ khí trên tàu Project 1241.8 tương đương với Project 1241RE nhưng sở hữu tên lửa chống tàu mạnh hơn, hiện đại hơn. Một tàu trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran (16
quả). Tên lửa có tầm bắn 135km, tính toán trên lý thuyết nó có thể đánh
chìm tàu cỡ 5.000 tấn. Với sự hỗ trợ của Nga, Việt Nam đã đóng một tàu hộ tống tên lửa với
lượng giãn nước chừng 500 tấn BSP-500 trang bị 8 đạn tên lửa hành trình
chống tàu Kh-35 Uran. Ngoài Việt Nam, Hải quân Myanmar sở hữu một số tàu tên lửa cỡ nhỏ mua
của Trung Quốc và tự đóng. Trong ảnh là tàu tên lửa Type 037-1G do Trung
Quốc đóng, được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu C-802 lắp đầu
đạn nặng 165kg, tầm bắn 120 km. Trong ảnh là tàu cao tốc tên lửa lớp 5-Series do Myanmar tự đóng, được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu C-802. Hải quân Malaysia chỉ sỡ hữu một lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ Laksamana có
lượng giãn nước 675 tấn, dài 62,3m. So với các tàu tên lửa cỡ nhỏ trong
khu vực thì đây là con tàu có khả năng tác chiến khá tốt trên cả 3 mặt:
chống tàu mặt nước, phòng không và chống ngầm. Trong ảnh là tên lửa đối không Aspide của tổ hợp Albatros trên tàu
Laksamana rời bệ phóng. Loại tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm
15 km. Hỏa lực chống tàu mặt nước của Laksamana gồm 6 tên lửa hành trình Otomat Mk II lắp đầu đạn nặng 210 kg, tầm bắn 180 km. Hải quân Singapore sở hữu một lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Victory có
lượng giãn nước 600 tấn, trang bị tên lửa hành trình chống tàu RGM-84
Harpoon đạt tầm bắn 130 km. Gần đây, Hải quân Indonesia đã đưa vào sử dụng tàu tên lửa tàng hình cỡ
nhỏ KCR-40 được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu C-705 đạt
tầm bắn 75 km, có thể đánh chìm tàu chiến cỡ 1.500-3.000 tấn.
Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay trang bị một số tàu hộ tống tên lửa
Project 1241RE được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển.
Project 1241RE được xem là những tàu chiến hiện đại đầu tiên của Quân
đội ta trong chương trình hiện đại hóa hải quân.
Project 1241RE chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn, dài hơn 50m nhưng
có khả năng tiến công tiêu diệt tàu chiến cỡ vài nghìn tấn. Vũ khí làm
nên sức mạnh của 1241RE gồm 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M
Termit.
Tên lửa hành trình chống tàu P-15M Termit đạt tầm bắn tới 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 454 kg.
Sau Project 1241RE, Việt Nam còn nhập khẩu thêm 2 tàu tên lửa Project 1241.8 từ Nga với kích thước tương tự.
Hệ thống vũ khí trên tàu Project 1241.8 tương đương với Project 1241RE nhưng sở hữu tên lửa chống tàu mạnh hơn, hiện đại hơn.
Một tàu trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran (16
quả). Tên lửa có tầm bắn 135km, tính toán trên lý thuyết nó có thể đánh
chìm tàu cỡ 5.000 tấn.
Với sự hỗ trợ của Nga, Việt Nam đã đóng một tàu hộ tống tên lửa với
lượng giãn nước chừng 500 tấn BSP-500 trang bị 8 đạn tên lửa hành trình
chống tàu Kh-35 Uran.
Ngoài Việt Nam, Hải quân Myanmar sở hữu một số tàu tên lửa cỡ nhỏ mua
của Trung Quốc và tự đóng. Trong ảnh là tàu tên lửa Type 037-1G do Trung
Quốc đóng, được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu C-802 lắp đầu
đạn nặng 165kg, tầm bắn 120 km.
Trong ảnh là tàu cao tốc tên lửa lớp 5-Series do Myanmar tự đóng, được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu C-802.
Hải quân Malaysia chỉ sỡ hữu một lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ Laksamana có
lượng giãn nước 675 tấn, dài 62,3m. So với các tàu tên lửa cỡ nhỏ trong
khu vực thì đây là con tàu có khả năng tác chiến khá tốt trên cả 3 mặt:
chống tàu mặt nước, phòng không và chống ngầm.
Trong ảnh là tên lửa đối không Aspide của tổ hợp Albatros trên tàu
Laksamana rời bệ phóng. Loại tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm
15 km.
Hỏa lực chống tàu mặt nước của Laksamana gồm 6 tên lửa hành trình Otomat Mk II lắp đầu đạn nặng 210 kg, tầm bắn 180 km.
Hải quân Singapore sở hữu một lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Victory có
lượng giãn nước 600 tấn, trang bị tên lửa hành trình chống tàu RGM-84
Harpoon đạt tầm bắn 130 km.
Gần đây, Hải quân Indonesia đã đưa vào sử dụng tàu tên lửa tàng hình cỡ
nhỏ KCR-40 được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu C-705 đạt
tầm bắn 75 km, có thể đánh chìm tàu chiến cỡ 1.500-3.000 tấn.