Tàu đổ bộ đệm khí lớp “Bò rừng” của Trung Quốc có lượng giãn nước 555 tấn, có thể chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực và 140 bộ binh. Tốc độ chạy trên mặt nước đạt tới 60 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 300 hải lý.Trung Quốc đã đặt mua từ Ukraine tổng cộng 4 tàu đổ bộ lớp “Bò rừng”. Trong đó ít nhất một chiếc đã đưa vào phục vụ. Theo hợp đồng, 2 chiếc đầu lắp ráp tại châu Âu, 2 chiếc còn lại được lắp ráp tại Trung Quốc với mọi thiết bị và cả bản vẽ mua từ Ukraine. Lớp "Bò rừng" được các chuyên gia Nga cho là sản phẩm sao chép mẫu Project 12322 Zubr mà Nga có bản quyền.Theo Guancha.cn, mục tiêu chính của Trung Quốc trong việc mua tàu đổ bộ đệm khí là nhằm tăng cường năng lực đổ bộ. Nó được sử dụng chủ yếu trong làn sóng đổ bộ đầu tiên sau đó tiếp tục vận chuyển pháo binh, xe tăng và các trang bị hạng nặng khác.Tuy nhiên, tính đến quy mô hoạt động của chiến tranh thì 4 tàu đổ bộ này là chưa đủ. Nếu dùng để vận chuyển ba chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn), 4 chiếc tàu mỗi lần vận chuyển được 12 chiếc xe tăng.Theo Baike.baidu, tàu đổ bộ đệm khí lớp “Bò rừng” có chiều dài 57,3m, rộng 25,6m, cao 21,9m, mớn nước 1,6m. Tốc độ tối đa đạt 60 hải lý/h, tốc độ hành trình 55 hải lý/h. Phạm vi hoạt động tối đa 300 hải lý, thời gian hoạt động liên tục là 5 ngày.Thủy thủ đoàn của tàu gồm 27 đến 31 người. Nhiệm vụ của nó chủ yếu là chở xe tăng chiến đấu chủ lực và trang thiết bị hạng nặng khác hoặc bộ đội.Nó cũng có thể hỗ trợ hỏa lực bắn phá ven bờ để chi viện cho lực lượng đổ bộ. Ngoài việc thực hiện đổ quân và trang bị nó cũng có thể thực hiện hỗ trợ hậu cần.Về khả năng chuyên trở vũ khí, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí loại này có thể mang 3 chiếc xe tăng T-80 với trọng lượng mỗi xe 40 tấn hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, hoặc 10 xe thiết giáp BTR-80, hoặc 130 tấn hàng hay 140 bộ binh cùng vũ khí trang bị cá nhân. Nếu chỉ chở thuần túy là người, tàu chở được 360 người.Vì còn có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực nên tàu đổ bộ đệm khí “Bò rừng” được trang bị vũ khí khá mạnh. Theo Zh.wikipedia, mỗi tàu lớp này được trang bị tên lửa phòng không cùng hai khẩu súng máy AK-630 cỡ nòng 30mm, hai dàn rocket cỡ 140mm và từ 20 đến 80 quả thủy lôi.Theo trang bbs.tiexue.net, hiện nay trên thế giới có Nga, Ukraine, Trung Quốc và Hy Lạp là sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớp “Bò rừng”. Trong đó Nga và Ukraine mỗi nước có 2 tàu. Trung Quốc và Hy Lạp mỗi nước có 4 tàu. Ngoài ra có tin nói rằng Hy Lạp sẽ bán tất cả 4 tàu đổ bộ loại này cho Trung Quốc.Tàu đổ bộ mang số hiệu 3325 là con tàu đầu tiên được Ukraine chuyển giao cho Trung Quốc theo hợp đồng.Loại tàu đổ bộ này có tất cả 5 động cơ tuabin khí. Trong đó 3 chiếc đặt ở đuôi tàu để tạo lực đẩy cho tàu chạy còn 2 chiếc được sử dụng để tạo ra lực nâng.
Tàu đổ bộ đệm khí lớp “Bò rừng” của Trung Quốc có lượng giãn nước 555 tấn, có thể chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực và 140 bộ binh. Tốc độ chạy trên mặt nước đạt tới 60 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 300 hải lý.
Trung Quốc đã đặt mua từ Ukraine tổng cộng 4 tàu đổ bộ lớp “Bò rừng”. Trong đó ít nhất một chiếc đã đưa vào phục vụ. Theo hợp đồng, 2 chiếc đầu lắp ráp tại châu Âu, 2 chiếc còn lại được lắp ráp tại Trung Quốc với mọi thiết bị và cả bản vẽ mua từ Ukraine. Lớp "Bò rừng" được các chuyên gia Nga cho là sản phẩm sao chép mẫu Project 12322 Zubr mà Nga có bản quyền.
Theo Guancha.cn, mục tiêu chính của Trung Quốc trong việc mua tàu đổ bộ đệm khí là nhằm tăng cường năng lực đổ bộ. Nó được sử dụng chủ yếu trong làn sóng đổ bộ đầu tiên sau đó tiếp tục vận chuyển pháo binh, xe tăng và các trang bị hạng nặng khác.
Tuy nhiên, tính đến quy mô hoạt động của chiến tranh thì 4 tàu đổ bộ này là chưa đủ. Nếu dùng để vận chuyển ba chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn), 4 chiếc tàu mỗi lần vận chuyển được 12 chiếc xe tăng.
Theo Baike.baidu, tàu đổ bộ đệm khí lớp “Bò rừng” có chiều dài 57,3m, rộng 25,6m, cao 21,9m, mớn nước 1,6m. Tốc độ tối đa đạt 60 hải lý/h, tốc độ hành trình 55 hải lý/h. Phạm vi hoạt động tối đa 300 hải lý, thời gian hoạt động liên tục là 5 ngày.
Thủy thủ đoàn của tàu gồm 27 đến 31 người. Nhiệm vụ của nó chủ yếu là chở xe tăng chiến đấu chủ lực và trang thiết bị hạng nặng khác hoặc bộ đội.
Nó cũng có thể hỗ trợ hỏa lực bắn phá ven bờ để chi viện cho lực lượng đổ bộ. Ngoài việc thực hiện đổ quân và trang bị nó cũng có thể thực hiện hỗ trợ hậu cần.
Về khả năng chuyên trở vũ khí, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí loại này có thể mang 3 chiếc xe tăng T-80 với trọng lượng mỗi xe 40 tấn hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, hoặc 10 xe thiết giáp BTR-80, hoặc 130 tấn hàng hay 140 bộ binh cùng vũ khí trang bị cá nhân. Nếu chỉ chở thuần túy là người, tàu chở được 360 người.
Vì còn có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực nên tàu đổ bộ đệm khí “Bò rừng” được trang bị vũ khí khá mạnh. Theo Zh.wikipedia, mỗi tàu lớp này được trang bị tên lửa phòng không cùng hai khẩu súng máy AK-630 cỡ nòng 30mm, hai dàn rocket cỡ 140mm và từ 20 đến 80 quả thủy lôi.
Theo trang bbs.tiexue.net, hiện nay trên thế giới có Nga, Ukraine, Trung Quốc và Hy Lạp là sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớp “Bò rừng”. Trong đó Nga và Ukraine mỗi nước có 2 tàu. Trung Quốc và Hy Lạp mỗi nước có 4 tàu. Ngoài ra có tin nói rằng Hy Lạp sẽ bán tất cả 4 tàu đổ bộ loại này cho Trung Quốc.
Tàu đổ bộ mang số hiệu 3325 là con tàu đầu tiên được Ukraine chuyển giao cho Trung Quốc theo hợp đồng.
Loại tàu đổ bộ này có tất cả 5 động cơ tuabin khí. Trong đó 3 chiếc đặt ở đuôi tàu để tạo lực đẩy cho tàu chạy còn 2 chiếc được sử dụng để tạo ra lực nâng.