Theo Navy Recognition, trong năm 2015, lực lượng tàu chiến Trung Quốc đã được bổ sung thêm 20 tàu các loại, trong đó có ít nhất 3 tàu khu trục, 9 tàu hộ vệ mang tên lửa cùng nhiều tàu hậu cần và hổ trợ khác. Đứng đầu trong danh sách là khu trục hạm Type 052C Lữ Dương II mang số hiệu 153 Tây An.Tây An là tàu khu trục cuối cùng trong lớp Type 052C Lữ Dương II do Trung Quốc tự phát triển.Các tàu khu trục Type 052C thuộc lớp Lữ Dương II được xem là là xương sống của Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc, nó được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất của nước này với hệ thống radar mảng pha đa năng được so sánh tương tự như trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.Trong năm 2015, Hải quân Trung Quốc cũng đưa vào trang bị hai tàu khu trục khác thuộc lớp Type 052D Lữ Dương III mang số hiệu 173 Trường Sa và 174 Hợp Phì. Type 052D được phát triển dựa trên người tiền nhiệm của mình là Type 052C và Hải quân Trung Quốc có kế hoạch đưa vào trang bị khoảng 12 tàu khu trục loại này.Tính cho tới thời điểm hiện tại Hải quân Trung Quốc chỉ mới sở hữu khoảng 3 tàu thuộc lớp Type 052D Lữ Dương III. Tương tự như Type 052C, các tàu khu trục Type 052D cũng được trang bị hệ thống radar mảng pha và có thủy thủ đoàn khoảng 280 người.Sau các tàu khu trục, trong năm 2015 Hải quân Trung Quốc cũng đưa vào trang bị khoảng 9 tàu hộ vệ mang tên lửa mới, trong số đó có thể kể tới các tàu hộ vệ Type 054A thuộc lớp Giang Khải II với số lượng tên tới 4 chiếc.Bốn tàu hộ vệ Type 054A mới được Trung Quốc đưa vào trang bị là các tàu 576 Daqing, 577 Hoàng Cương, 579 Hàm Đan và 578 Dương Châu. Điều này đồng nghĩa với việc nâng số tàu hộ vệ lớp Giang Khải II của Hải quân Trung Quốc lên 21 chiếc.Các tàu hộ vệ Type 054A của Hải quân Trung Quốc được bắt đầu khởi đóng từ năm 2006 và trung bình mỗi năm Trung Quốc đưa vào trang bị mới 3 chiếc tàu hộ vệ loại này. Với chiếc Type 054A đầu tiên mang số hiệu 529 Chu San được đưa vào biên chế vào năm 2008.Tuy nhiên, mẫu tàu chiến được Hải quân Trung Quốc đưa vào trang bị nhiều nhất trong năm 2015 lại là các tàu hộ vệ Type 056 và Type 056A thuộc lớp Giang Đảo. Đây cũng là lớp tàu hộ vệ có số lượng lớn nhất và là xương sống của Hải quân Trung Quốc.Tàu hộ vệ Type 056 được thiết kế và phát triển dựa trên học thuyết quân sự mới của Trung Quốc trong giai đoạn đầu chương trình hiện đại hóa lực lượng hải quân của nước này. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2013-2015 Trung Quốc đã đưa vào trang bị mới 22 chiếc Type 056 bao gồm cả 3 chiếc biến thể chống ngầm Type 056A.Trong năm 2015, Hải quân Trung Quốc còn đưa vào trang bị tàu đổ bộ nữa nổi nữa chìm đầu tiên của nước này mang số hiệu 868 Donghaidao. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Trung Quốc vẫn chưa công bố bất cứ thông tin gì về mẫu tàu đổ bộ này.Một cái tên khác của Hải quân Trung Quốc được nhắc tới khá nhiều trong năm nay là tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr mà nước này mua từ Ukraine và sau đó là tự đóng trong nước.Hiện tại Hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận đủ hai tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr từ Ukraine và hai chiếc khác được đóng tại Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một chiếc trong số đó được Hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế trong năm 2015.Năm 2015 Hải quân Trung Quốc đưa vào trang bị thêm một lớp tàu phá băng mới có số hiệu là 722 Hai Bing với lượng giãn nước tối đa khoảng 5.000 tấn.Hải quân Trung Quốc trong năm 2015 cũng đưa vào trang bị hai tàu trinh sát điện tử mới là Type 815A mang số hiệu là 855 (chưa được đặt tên) và 852 Haiwangxing.
Theo Navy Recognition, trong năm 2015, lực lượng tàu chiến Trung Quốc đã được bổ sung thêm 20 tàu các loại, trong đó có ít nhất 3 tàu khu trục, 9 tàu hộ vệ mang tên lửa cùng nhiều tàu hậu cần và hổ trợ khác. Đứng đầu trong danh sách là khu trục hạm Type 052C Lữ Dương II mang số hiệu 153 Tây An.
Tây An là tàu khu trục cuối cùng trong lớp Type 052C Lữ Dương II do Trung Quốc tự phát triển.
Các tàu khu trục Type 052C thuộc lớp Lữ Dương II được xem là là xương sống của Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc, nó được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất của nước này với hệ thống radar mảng pha đa năng được so sánh tương tự như trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Trong năm 2015, Hải quân Trung Quốc cũng đưa vào trang bị hai tàu khu trục khác thuộc lớp Type 052D Lữ Dương III mang số hiệu 173 Trường Sa và 174 Hợp Phì. Type 052D được phát triển dựa trên người tiền nhiệm của mình là Type 052C và Hải quân Trung Quốc có kế hoạch đưa vào trang bị khoảng 12 tàu khu trục loại này.
Tính cho tới thời điểm hiện tại Hải quân Trung Quốc chỉ mới sở hữu khoảng 3 tàu thuộc lớp Type 052D Lữ Dương III. Tương tự như Type 052C, các tàu khu trục Type 052D cũng được trang bị hệ thống radar mảng pha và có thủy thủ đoàn khoảng 280 người.
Sau các tàu khu trục, trong năm 2015 Hải quân Trung Quốc cũng đưa vào trang bị khoảng 9 tàu hộ vệ mang tên lửa mới, trong số đó có thể kể tới các tàu hộ vệ Type 054A thuộc lớp Giang Khải II với số lượng tên tới 4 chiếc.
Bốn tàu hộ vệ Type 054A mới được Trung Quốc đưa vào trang bị là các tàu 576 Daqing, 577 Hoàng Cương, 579 Hàm Đan và 578 Dương Châu. Điều này đồng nghĩa với việc nâng số tàu hộ vệ lớp Giang Khải II của Hải quân Trung Quốc lên 21 chiếc.
Các tàu hộ vệ Type 054A của Hải quân Trung Quốc được bắt đầu khởi đóng từ năm 2006 và trung bình mỗi năm Trung Quốc đưa vào trang bị mới 3 chiếc tàu hộ vệ loại này. Với chiếc Type 054A đầu tiên mang số hiệu 529 Chu San được đưa vào biên chế vào năm 2008.
Tuy nhiên, mẫu tàu chiến được Hải quân Trung Quốc đưa vào trang bị nhiều nhất trong năm 2015 lại là các tàu hộ vệ Type 056 và Type 056A thuộc lớp Giang Đảo. Đây cũng là lớp tàu hộ vệ có số lượng lớn nhất và là xương sống của Hải quân Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Type 056 được thiết kế và phát triển dựa trên học thuyết quân sự mới của Trung Quốc trong giai đoạn đầu chương trình hiện đại hóa lực lượng hải quân của nước này. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2013-2015 Trung Quốc đã đưa vào trang bị mới 22 chiếc Type 056 bao gồm cả 3 chiếc biến thể chống ngầm Type 056A.
Trong năm 2015, Hải quân Trung Quốc còn đưa vào trang bị tàu đổ bộ nữa nổi nữa chìm đầu tiên của nước này mang số hiệu 868 Donghaidao. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Trung Quốc vẫn chưa công bố bất cứ thông tin gì về mẫu tàu đổ bộ này.
Một cái tên khác của Hải quân Trung Quốc được nhắc tới khá nhiều trong năm nay là tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr mà nước này mua từ Ukraine và sau đó là tự đóng trong nước.
Hiện tại Hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận đủ hai tàu đổ bộ khí đệm lớp Zubr từ Ukraine và hai chiếc khác được đóng tại Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một chiếc trong số đó được Hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế trong năm 2015.
Năm 2015 Hải quân Trung Quốc đưa vào trang bị thêm một lớp tàu phá băng mới có số hiệu là 722 Hai Bing với lượng giãn nước tối đa khoảng 5.000 tấn.
Hải quân Trung Quốc trong năm 2015 cũng đưa vào trang bị hai tàu trinh sát điện tử mới là Type 815A mang số hiệu là 855 (chưa được đặt tên) và 852 Haiwangxing.