Stuka là biệt danh mà người Đức đặt cho Junkers Ju 87 - mẫu máy bay ném bom bổ nhào nổi tiếng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Cùng War History Online khám phá những cột mốc phát triển của dòng chiến đấu cơ có hình dáng như loài “thằn lằn sấm” này. Ju 87 xuất hiện lần đầu tiên là vào năm 1936 trong Nội chiến Tây Ban Nha và từ đó cho đến năm 1944 đã có khoảng hơn 6.000 chiếc Ju 87.Máy bay ném bom Ju 87 rất dễ nhận biết bằng mắt thường với đôi cánh vểnh ngược lên của nó cùng hai càng đáp không thể gấp lại được. Đặc biệt nhất là khi Ju 87 bổ nhào xuống ném bom, động cơ tạo ra tiếng còi hú inh ỏi gây hoảng loạn cho binh lính và dân cư dưới mặt đất chính điều này giúp Ju 87 trở thành biểu tượng của sức mạnh không quân Đức thời bấy giờ.Lịch sử phát triển Ju 87 cũng gắn liền với tai nạn thảm khốc vào tháng 8/1939, khi phi đội Ju 87 mới tốt nghiệp gồm 13 chiếc cùng 26 phi công đã đâm sầm xuống mặt đất trước sự chứng kiến của các chỉ huy Không quân Đức khi đang biểu diễn khiến toàn bộ phi đội thiệt mạng. Vì lý do tính toán sai góc của áng mây dùng làn chuẩn khi thực hiện pha biểu diễn bổ nhào và việc tính toán sai trần bay đã khiến cả phi đội bay ở độ cao quá thấp và không kịp lấy lại độ cao khi xảy ra sự cố.Khi Chiến tranh Thế giới thứ II mở màn, oanh tạc cơ Ju 87 là một trong những chiến đấu cơ đầu tiên của Đức tham chiến. Khi đó Không quân Đức chỉ sở hữu khoảng 366 chiếc và chúng xuất hiện vào phút thứ 11 của cuộc chiến. Nhiệm vụ đầu tiên của Ju 87 là ngăn chặn việc phá hủy các cầu bắt qua sông Vistula ở Dirscha, Ba Lan tuy nhiên nhiệm vụ này đã thất bại khi Ba Lan đã phá hủy những cây cầu này trước đó.Dù là mẫu máy bay ném bom bổ nhào hiệu quả nhất của Không quân Đức, nhưng Ju 87 cũng dễ bị bắn hạ bởi các chiến đấu cơ của đối phương. Điển hình là trong trận không chiến gần vùng Sedan thuộc Pháp, 6 chiếc chiến đấu cơ Curtiss Hawk Model 75 của Không quân Pháp đã dễ dàng bắn hạ 11 chiếc Ju 87 của Đức mà không mất bất cứ máy bay nào.Trong các trận không chiến giáp mặt với Không quân Anh tại Tây Âu nhưng chiếc Ju 87 không phải là đối thủ của các dòng tiêm kích Supermarine Spitfire hay Hawker Hurricane của Anh. Ju 87 cũng chịu tổn thất nặng nề khi thực hiện các phi vụ ném bom nước Anh.Những chiếc Ju 87 cũng tham chiến tại Địa Trung Hải và khả năng chống hạm của nó được thể hiện qua việc vô hiệu hóa tàu sân bay HMS Illustrious của Hải quân Anh tại Malta.Khả năng của Ju 87 cũng được thể hiện rõ trên Mặt trận phía Đông khi nó tiêu diệt số lượng lớn các đơn vị cơ giới của Quân đội Liên Xô, cùng với đó là việc đánh phá các tuyến đường tiếp tế đạn dược từ các vùng hậu cứ Liên Xô cho chiến trường. Biến thể Ju 87 được sử dụng chủ yếu ở mặt trận này là Ju 87G dành cho nhiệm vụ chống tăng.Biến thể chống tăng Ju 87G được trang bị 2 pháo tự động 37mm được lắp hai bên cánh và nó chỉ có thể mang theo tối đa 12 viên đạn xuyên giáp. Nó được trang bị một động cơ Junkers Jumo 211J có công suất 1410 mã lực với tốc độ bay tối đa 375km/h.Phi công Ace của Ju 87 là Hans-Ulrich Rudel - là một trong những phi công phục vụ lâu nhất trong Không quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Rudel đã thực hiện khoảng 2.530 nhiệm vụ tiêu diệt hơn 2.000 mục tiêu trong đó có 800 xe cơ giới, 519 xe tăng, 150 khẩu pháo, 70 tàu đổ bộ, 9 máy bay, 4 đoàn tàu bọc thép, phá hủy một số cây cầu, đánh chìm 1 tàu khu trục, hai tàu tuần dương và 1 tàu chiến cỡ nhỏ của Liên Xô.
Stuka là biệt danh mà người Đức đặt cho Junkers Ju 87 - mẫu máy bay ném bom bổ nhào nổi tiếng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Cùng War History Online khám phá những cột mốc phát triển của dòng chiến đấu cơ có hình dáng như loài “thằn lằn sấm” này. Ju 87 xuất hiện lần đầu tiên là vào năm 1936 trong Nội chiến Tây Ban Nha và từ đó cho đến năm 1944 đã có khoảng hơn 6.000 chiếc Ju 87.
Máy bay ném bom Ju 87 rất dễ nhận biết bằng mắt thường với đôi cánh vểnh ngược lên của nó cùng hai càng đáp không thể gấp lại được. Đặc biệt nhất là khi Ju 87 bổ nhào xuống ném bom, động cơ tạo ra tiếng còi hú inh ỏi gây hoảng loạn cho binh lính và dân cư dưới mặt đất chính điều này giúp Ju 87 trở thành biểu tượng của sức mạnh không quân Đức thời bấy giờ.
Lịch sử phát triển Ju 87 cũng gắn liền với tai nạn thảm khốc vào tháng 8/1939, khi phi đội Ju 87 mới tốt nghiệp gồm 13 chiếc cùng 26 phi công đã đâm sầm xuống mặt đất trước sự chứng kiến của các chỉ huy Không quân Đức khi đang biểu diễn khiến toàn bộ phi đội thiệt mạng. Vì lý do tính toán sai góc của áng mây dùng làn chuẩn khi thực hiện pha biểu diễn bổ nhào và việc tính toán sai trần bay đã khiến cả phi đội bay ở độ cao quá thấp và không kịp lấy lại độ cao khi xảy ra sự cố.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II mở màn, oanh tạc cơ Ju 87 là một trong những chiến đấu cơ đầu tiên của Đức tham chiến. Khi đó Không quân Đức chỉ sở hữu khoảng 366 chiếc và chúng xuất hiện vào phút thứ 11 của cuộc chiến. Nhiệm vụ đầu tiên của Ju 87 là ngăn chặn việc phá hủy các cầu bắt qua sông Vistula ở Dirscha, Ba Lan tuy nhiên nhiệm vụ này đã thất bại khi Ba Lan đã phá hủy những cây cầu này trước đó.
Dù là mẫu máy bay ném bom bổ nhào hiệu quả nhất của Không quân Đức, nhưng Ju 87 cũng dễ bị bắn hạ bởi các chiến đấu cơ của đối phương. Điển hình là trong trận không chiến gần vùng Sedan thuộc Pháp, 6 chiếc chiến đấu cơ Curtiss Hawk Model 75 của Không quân Pháp đã dễ dàng bắn hạ 11 chiếc Ju 87 của Đức mà không mất bất cứ máy bay nào.
Trong các trận không chiến giáp mặt với Không quân Anh tại Tây Âu nhưng chiếc Ju 87 không phải là đối thủ của các dòng tiêm kích Supermarine Spitfire hay Hawker Hurricane của Anh. Ju 87 cũng chịu tổn thất nặng nề khi thực hiện các phi vụ ném bom nước Anh.
Những chiếc Ju 87 cũng tham chiến tại Địa Trung Hải và khả năng chống hạm của nó được thể hiện qua việc vô hiệu hóa tàu sân bay HMS Illustrious của Hải quân Anh tại Malta.
Khả năng của Ju 87 cũng được thể hiện rõ trên Mặt trận phía Đông khi nó tiêu diệt số lượng lớn các đơn vị cơ giới của Quân đội Liên Xô, cùng với đó là việc đánh phá các tuyến đường tiếp tế đạn dược từ các vùng hậu cứ Liên Xô cho chiến trường. Biến thể Ju 87 được sử dụng chủ yếu ở mặt trận này là Ju 87G dành cho nhiệm vụ chống tăng.
Biến thể chống tăng Ju 87G được trang bị 2 pháo tự động 37mm được lắp hai bên cánh và nó chỉ có thể mang theo tối đa 12 viên đạn xuyên giáp. Nó được trang bị một động cơ Junkers Jumo 211J có công suất 1410 mã lực với tốc độ bay tối đa 375km/h.
Phi công Ace của Ju 87 là Hans-Ulrich Rudel - là một trong những phi công phục vụ lâu nhất trong Không quân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Rudel đã thực hiện khoảng 2.530 nhiệm vụ tiêu diệt hơn 2.000 mục tiêu trong đó có 800 xe cơ giới, 519 xe tăng, 150 khẩu pháo, 70 tàu đổ bộ, 9 máy bay, 4 đoàn tàu bọc thép, phá hủy một số cây cầu, đánh chìm 1 tàu khu trục, hai tàu tuần dương và 1 tàu chiến cỡ nhỏ của Liên Xô.