Việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch gây chấn động dư luận thế giới. Vụ việc khiến tình hình bán đảo Triều Tiên có nguy cơ căng thẳng trở lại. Trong bối cảnh đó, kho vũ khí nguy hiểm của Triều Tiên lại trở thành chủ đề nóng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo KN-08 đạt tầm bắn 4.000km của Triều Tiên trong lễ duyệt binh.Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu kho tên lửa đạn đạo đồ sộ. Mặc dù chúng được chế tạo với công nghệ hạn chế nhưng vẫn cực kỳ nguy hiểm. Tên lửa Triều Tiên có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và một phần Nhật Bản. Ảnh: Tên lửa đạn đạo BM-25 Musudan với tầm bắn 4.000 km.Theo Japan Times, Bình Nhưỡng có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo các loại, một số có khả năng mang đầu đạn hạt nhân khiến chúng đặc biệt trở nên nguy hiểm. CIA ước tính, Bình Nhưỡng có khoảng 6 đến 8 đầu đạn hạt nhân. Ảnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 tầm bắn 700 km.Ngoài kho tên lửa, vũ khí nguy hiểm tiếp theo của Bình Nhưỡng là pháo binh. Theo Global Security, Triều Tiên sở hữu khoảng 9.000 khẩu pháo tự hành và kéo xe các loại. Ảnh pháo tự hành M1978 Koksan cỡ nòng 170 mm, tầm bắn tối đa 60 km.Ngoài ra, Bình Nhưỡng sở hữu khoảng 200 hệ thống pháo phản lực bắn loạt. Điểm bất lợi cho Hàn Quốc là thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của hầu hết các loại pháo và rocket phóng loạt của Triều Tiên. Điều đó, khiến Hàn Quốc luôn lo lắng mỗi lần tình hình hai miền trở nên căng thẳng. Ảnh pháo phản lực khai hỏa trong một cuộc tập trận.Triều Tiên bố trí số lượng lớn pháo binh dọc theo biên giới và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Các chuyên gia quân sự ước tính, pháo binh Triều Tiên có thể dội xuống Hàn Quốc 4.400 đạn pháo và rocket chỉ trong một phút. Ảnh rocket phóng loạt 240 mm khai hỏa.Vũ khí nguy hiểm tiếp theo là lực lượng đặc nhiệm. Triều Tiên là quốc gia có quân số đặc nhiệm lớn nhất thế giới. Lực lượng đặc nhiệm có quân số khoảng 180.000 người. Đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tác chiến đặc biệt để chọc thủng tuyến phòng ngự của Hàn Quốc.Ngoài ra, đơn vị còn có nhiệm vụ trinh sát chiến lược các căn cứ, số đồ bố trí của quân đội Hàn Quốc. Tiến hành các hoạt động chiến tranh phá hoại sâu trong lãnh thổ đối phương. Đặc nhiệm Triều Tiên từng nhiều lần xâm nhập Hàn Quốc, đơn cử là sự cố vào năm 1996.Tàu ngầm mini cũng là một vũ khí nguy hiểm khác. Những tàu này có công nghệ lạc hậu nhưng số lượng lớn và rất khó phát hiện. Vụ chìm tàu hộ tống Cheonan năm 2010 là một minh chứng về sự nguy hiểm của tàu ngầm Triều Tiên. Ảnh tàu ngầm lớp Sang O mắc cạn ở bờ biển Hàn Quốc năm 1996.Ngoài ra, Triều Tiên nhiều khả năng đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, các tàu ngầm có thể làm nhiệm vụ triển khai biệt kích trong các sứ mệnh đặc biệt. Ảnh tàu ngầm lớp Romeo của Triều Tiên.
Việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch gây chấn động dư luận thế giới. Vụ việc khiến tình hình bán đảo Triều Tiên có nguy cơ căng thẳng trở lại. Trong bối cảnh đó, kho vũ khí nguy hiểm của Triều Tiên lại trở thành chủ đề nóng. Ảnh: Tên lửa đạn đạo KN-08 đạt tầm bắn 4.000km của Triều Tiên trong lễ duyệt binh.
Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu kho tên lửa đạn đạo đồ sộ. Mặc dù chúng được chế tạo với công nghệ hạn chế nhưng vẫn cực kỳ nguy hiểm. Tên lửa Triều Tiên có tầm bắn bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và một phần Nhật Bản. Ảnh: Tên lửa đạn đạo BM-25 Musudan với tầm bắn 4.000 km.
Theo Japan Times, Bình Nhưỡng có khoảng 1.000 tên lửa đạn đạo các loại, một số có khả năng mang đầu đạn hạt nhân khiến chúng đặc biệt trở nên nguy hiểm. CIA ước tính, Bình Nhưỡng có khoảng 6 đến 8 đầu đạn hạt nhân. Ảnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 tầm bắn 700 km.
Ngoài kho tên lửa, vũ khí nguy hiểm tiếp theo của Bình Nhưỡng là pháo binh. Theo Global Security, Triều Tiên sở hữu khoảng 9.000 khẩu pháo tự hành và kéo xe các loại. Ảnh pháo tự hành M1978 Koksan cỡ nòng 170 mm, tầm bắn tối đa 60 km.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng sở hữu khoảng 200 hệ thống pháo phản lực bắn loạt. Điểm bất lợi cho Hàn Quốc là thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của hầu hết các loại pháo và rocket phóng loạt của Triều Tiên. Điều đó, khiến Hàn Quốc luôn lo lắng mỗi lần tình hình hai miền trở nên căng thẳng. Ảnh pháo phản lực khai hỏa trong một cuộc tập trận.
Triều Tiên bố trí số lượng lớn pháo binh dọc theo biên giới và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Các chuyên gia quân sự ước tính, pháo binh Triều Tiên có thể dội xuống Hàn Quốc 4.400 đạn pháo và rocket chỉ trong một phút. Ảnh rocket phóng loạt 240 mm khai hỏa.
Vũ khí nguy hiểm tiếp theo là lực lượng đặc nhiệm. Triều Tiên là quốc gia có quân số đặc nhiệm lớn nhất thế giới. Lực lượng đặc nhiệm có quân số khoảng 180.000 người. Đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tác chiến đặc biệt để chọc thủng tuyến phòng ngự của Hàn Quốc.
Ngoài ra, đơn vị còn có nhiệm vụ trinh sát chiến lược các căn cứ, số đồ bố trí của quân đội Hàn Quốc. Tiến hành các hoạt động chiến tranh phá hoại sâu trong lãnh thổ đối phương. Đặc nhiệm Triều Tiên từng nhiều lần xâm nhập Hàn Quốc, đơn cử là sự cố vào năm 1996.
Tàu ngầm mini cũng là một vũ khí nguy hiểm khác. Những tàu này có công nghệ lạc hậu nhưng số lượng lớn và rất khó phát hiện. Vụ chìm tàu hộ tống Cheonan năm 2010 là một minh chứng về sự nguy hiểm của tàu ngầm Triều Tiên. Ảnh tàu ngầm lớp Sang O mắc cạn ở bờ biển Hàn Quốc năm 1996.
Ngoài ra, Triều Tiên nhiều khả năng đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, các tàu ngầm có thể làm nhiệm vụ triển khai biệt kích trong các sứ mệnh đặc biệt. Ảnh tàu ngầm lớp Romeo của Triều Tiên.