M12 là một trong những mẫu pháo tự hành hiếm hoi được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chủ yếu ở Mặt trận phía Tây. Dù được thiết kế như một mẫu pháo tầm xa nhưng ở chiến trường có mật độ đô thị dày đặc như Tây Âu, M12 lại được sử dụng như một loại vũ khí tiêu diệt các vị trí phòng thủ kiên cố của quân Đức nằm sâu bên trong các thành phố hoặc thị trấn lớn.Trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến Siegfried chia cắt một nữa Châu Âu do Đức xây dựng nhằm ngăn bước tiến của quân Đồng minh, những khẩu pháo tự hành M12 đã bất ngờ tỏ ra hiệu quả khi giúp phá hủy hàng loạt các công sự kiên cố của quân Đức. M12 chỉ cần tới một phát bắn để phá hủy một boong ke dày tới hơn 2m ở khoảng cách 1.800m.Những khẩu M12 được Quân đội Mỹ biên chế cho Sư đoàn Bộ binh 103 chúng được bố trí dọc phòng tuyến Siegfried nằm giữa Bỉ và Đức trong giai đoạn 1944 và sau đó là chiến dịch quân sự đánh chiếm các vùng tây nam nước Đức cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong những tuần đầu tiên M12 đã phá hủy ít nhất 50 vị trí phòng thủ kiên cố nhất của Đức đặt dọc biên giới Bỉ.Với khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực áp đảo M12 được di chuyển đến gần hơn các vị trí tuyến đầu nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng thủ của quân Đức mở đường cho các đơn vị bộ binh. Trong ảnh là một khẩu M12 được Quân đội Mỹ triển khai trong trận đánh tại vùng Echternath, Luxembourg vào tháng 2/1945.Dù vậy chỉ có khoảng 100 chiếc M12 được Mỹ sản xuất trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Mẫu pháo tự hành này cũng chỉ là một giải pháp tình thế nhằm bổ sung cho kho vũ khí thiếu hụt của Quân đội Mỹ trong chiến tranh.Nhưng chừng đó cũng đã là quá đủ để khiến quân Đức cảm thấy sợ hãi trước sức mạnh của mẫu pháo tự hành này, tất nhiên M12 hoàn toàn thua xa sức mạnh hỏa lực của các dòng pháo tự hành hạng nặng do Đức phát triển nhưng bù lại nó có sự cơ động với trọng lượng chỉ khoảng 30 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 40km với tầm hoạt động 230km.Khả năng cơ động giúp M12 hạn chế tối đa nguy cơ bị pháo binh Đức phản pháo sau khi triển khai. Bên cạnh đó do có thiết kế khá nhỏ gọn dài 6.7m và rộng chỉ 2.7m nên M12 dễ dàng tránh được các đợt không kích của máy bay Đức nếu được ngụy trang tốt.Sức mạnh của M12 là nằm ở pháo chính 155mm được phát triển dựa trên mẫu pháo kéo hạng nặng Canon de 155mm GPF của Pháp. Nó có tầm bắn tối đa gần 20km với tốc độ bắn 2 phát/phút và mỗi viên đạn của M12 nặng tới 43kg. Chính vì vậy, M12 mới được coi là một giải pháp tình thế của Quân đội Mỹ khi mẫu pháo Canon de 155mm GPF đã gần như chắc chắn sẽ bị loại bỏ khi chiến tranh kết thúc.Cùng với đó là việc sử dụng nền tảng khung gầm bánh xích lỗi thời của xe tăng hạng nặng M3 Lee càng khiến số phận của M12 sau chiến tranh trở nên mờ mịt hơn. Kíp chiến đấu của M12 gồm 6 người với một chỉ huy, một lái xe và 4 pháo thủ.Mỗi chiếc M12 có thể mang theo tối đa 10 viên đạn pháo 155mm nhưng vấn đề đạn dược không phải nổi lo của mẫu pháo tự hành này khi đi kèm với nó là xe tiếp đạn M30 cũng được phát triển dựa trên khung gầm M3 có khả năng mang theo tối đa 40 viên đạn pháo 155mm.
M12 là một trong những mẫu pháo tự hành hiếm hoi được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 chủ yếu ở Mặt trận phía Tây. Dù được thiết kế như một mẫu pháo tầm xa nhưng ở chiến trường có mật độ đô thị dày đặc như Tây Âu, M12 lại được sử dụng như một loại vũ khí tiêu diệt các vị trí phòng thủ kiên cố của quân Đức nằm sâu bên trong các thành phố hoặc thị trấn lớn.
Trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến Siegfried chia cắt một nữa Châu Âu do Đức xây dựng nhằm ngăn bước tiến của quân Đồng minh, những khẩu pháo tự hành M12 đã bất ngờ tỏ ra hiệu quả khi giúp phá hủy hàng loạt các công sự kiên cố của quân Đức. M12 chỉ cần tới một phát bắn để phá hủy một boong ke dày tới hơn 2m ở khoảng cách 1.800m.
Những khẩu M12 được Quân đội Mỹ biên chế cho Sư đoàn Bộ binh 103 chúng được bố trí dọc phòng tuyến Siegfried nằm giữa Bỉ và Đức trong giai đoạn 1944 và sau đó là chiến dịch quân sự đánh chiếm các vùng tây nam nước Đức cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong những tuần đầu tiên M12 đã phá hủy ít nhất 50 vị trí phòng thủ kiên cố nhất của Đức đặt dọc biên giới Bỉ.
Với khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực áp đảo M12 được di chuyển đến gần hơn các vị trí tuyến đầu nhằm vô hiệu hóa khả năng phòng thủ của quân Đức mở đường cho các đơn vị bộ binh. Trong ảnh là một khẩu M12 được Quân đội Mỹ triển khai trong trận đánh tại vùng Echternath, Luxembourg vào tháng 2/1945.
Dù vậy chỉ có khoảng 100 chiếc M12 được Mỹ sản xuất trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Mẫu pháo tự hành này cũng chỉ là một giải pháp tình thế nhằm bổ sung cho kho vũ khí thiếu hụt của Quân đội Mỹ trong chiến tranh.
Nhưng chừng đó cũng đã là quá đủ để khiến quân Đức cảm thấy sợ hãi trước sức mạnh của mẫu pháo tự hành này, tất nhiên M12 hoàn toàn thua xa sức mạnh hỏa lực của các dòng pháo tự hành hạng nặng do Đức phát triển nhưng bù lại nó có sự cơ động với trọng lượng chỉ khoảng 30 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 40km với tầm hoạt động 230km.
Khả năng cơ động giúp M12 hạn chế tối đa nguy cơ bị pháo binh Đức phản pháo sau khi triển khai. Bên cạnh đó do có thiết kế khá nhỏ gọn dài 6.7m và rộng chỉ 2.7m nên M12 dễ dàng tránh được các đợt không kích của máy bay Đức nếu được ngụy trang tốt.
Sức mạnh của M12 là nằm ở pháo chính 155mm được phát triển dựa trên mẫu pháo kéo hạng nặng Canon de 155mm GPF của Pháp. Nó có tầm bắn tối đa gần 20km với tốc độ bắn 2 phát/phút và mỗi viên đạn của M12 nặng tới 43kg. Chính vì vậy, M12 mới được coi là một giải pháp tình thế của Quân đội Mỹ khi mẫu pháo Canon de 155mm GPF đã gần như chắc chắn sẽ bị loại bỏ khi chiến tranh kết thúc.
Cùng với đó là việc sử dụng nền tảng khung gầm bánh xích lỗi thời của xe tăng hạng nặng M3 Lee càng khiến số phận của M12 sau chiến tranh trở nên mờ mịt hơn. Kíp chiến đấu của M12 gồm 6 người với một chỉ huy, một lái xe và 4 pháo thủ.
Mỗi chiếc M12 có thể mang theo tối đa 10 viên đạn pháo 155mm nhưng vấn đề đạn dược không phải nổi lo của mẫu pháo tự hành này khi đi kèm với nó là xe tiếp đạn M30 cũng được phát triển dựa trên khung gầm M3 có khả năng mang theo tối đa 40 viên đạn pháo 155mm.