CH-54 là loại trực thăng vận tải quân sự quái dị do tập đoàn Sikorsky phát triển cho quân đội Mỹ. Trực thăng nay được ví von là một cần cẩu di động. Nó có thể nhấc bổng cả một chiếc xe tăng hạng nhẹ hay cẩu cùng lúc 2 trực thăng vận tải UH-1. Theo Militarytoday, quân đội Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ 105 chiếc CH-54 vào năm 1991. Ảnh: Wikipedia Mil V-12 là loại trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Nó chỉ có 2 mẫu thử nghiệm do tập đoàn Mil Mi của Liên Xô phát triển song đã lập kỷ lục Guinness mà đến nay chưa một trực thăng nào vượt qua. Theo dữ liệu của Liên đoàn thể thao hàng không thế giới FAI, ngày 22/2/1969, V12 đã lập kỷ lục mang theo tải trọng hàng hóa nặng 31 tấn lên độ cao 2.000 m. Ảnh: Airliners.net Mi-26 là trực thăng vận tải quân sự lớn nhất thế giới đang hoạt động. Trực thăng này có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa tới 20 tấn. Để nâng chiếc trực thăng khổng lồ này lên bầu trời cần đến 2 động cơ Lotarev D-136 turboshaft với công suất lên đến 11.339 mã lực/chiếc. Ảnh: Wikipedia Chiếc vận tải cơ Airbus Beluga có thiết kế khí động học quái dị như một chú cá voi lưng gù. Người ta chế tạo vận tải cơ này để vận chuyển các loại hàng hóa quá khổ, quá tải. Nó có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa 47 tấn. Ảnh: Business InsiderC-17 Globemaster III là một siêu vận tải cơ của Không quân Mỹ. Nó là thành phần chủ chốt trong lực lượng vận tải đường không chiến lược của Mỹ. C-17 có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa tới 76,6 tấn. Ảnh: Wikipedia An-22 là máy bay vận tải quân sự cánh quạt lớn nhất thế giới do tập đoàn Antonov chế tạo. Siêu vận tải cơ này có thể mang theo tải trọng hàng hóa tới 80 tấn. Theo Militarytoday, Không quân Nga đang có 6 chiếc An-22 trong biên chế. Ảnh: Militarytoday C-5 Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ. Siêu vận tải cơ này có thể chở theo tải trọng hàng hóa tới 118 tấn. Nó có thể chở 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, 7-10 xe bọc thép Stryker hoặc 16 chiếc xe bọc thép đa năng HMMWV. Ảnh: Htka An-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. Siêu vận tải cơ này có thể cõng theo tải trọng hàng hóa nặng tới 150 tấn. Nó có thể chở theo hầu hết các loại xe tăng-thiết giáp, trực thăng, tiêm kích các loại của Nga. An-124 cùng với IL-76 hình thành nên xương sống lực lượng vận tải đường không chiến lược của Nga. Ảnh: Wikipedia An-225 Mriya là siêu vận tải cơ lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Ban đầu, Liên Xô chế tạo loại siêu máy bay này cho nhiệm vụ chuyên chở tàu con thoi Buran tới bãi phóng. Ngày nay, nó hoạt động với vai trò vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Theo dữ liệu của FAI, An-225 đã lập kỷ lục thế giới với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến hơn 253 tấn vào ngày 11/9/2001. Ảnh: Planespotter
CH-54 là loại trực thăng vận tải quân sự quái dị do tập đoàn Sikorsky phát triển cho quân đội Mỹ. Trực thăng nay được ví von là một cần cẩu di động. Nó có thể nhấc bổng cả một chiếc xe tăng hạng nhẹ hay cẩu cùng lúc 2 trực thăng vận tải UH-1. Theo Militarytoday, quân đội Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ 105 chiếc CH-54 vào năm 1991. Ảnh: Wikipedia
Mil V-12 là loại trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Nó chỉ có 2 mẫu thử nghiệm do tập đoàn Mil Mi của Liên Xô phát triển song đã lập kỷ lục Guinness mà đến nay chưa một trực thăng nào vượt qua. Theo dữ liệu của Liên đoàn thể thao hàng không thế giới FAI, ngày 22/2/1969, V12 đã lập kỷ lục mang theo tải trọng hàng hóa nặng 31 tấn lên độ cao 2.000 m. Ảnh: Airliners.net
Mi-26 là trực thăng vận tải quân sự lớn nhất thế giới đang hoạt động. Trực thăng này có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa tới 20 tấn. Để nâng chiếc trực thăng khổng lồ này lên bầu trời cần đến 2 động cơ Lotarev D-136 turboshaft với công suất lên đến 11.339 mã lực/chiếc. Ảnh: Wikipedia
Chiếc vận tải cơ Airbus Beluga có thiết kế khí động học quái dị như một chú cá voi lưng gù. Người ta chế tạo vận tải cơ này để vận chuyển các loại hàng hóa quá khổ, quá tải. Nó có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa 47 tấn. Ảnh: Business Insider
C-17 Globemaster III là một siêu vận tải cơ của Không quân Mỹ. Nó là thành phần chủ chốt trong lực lượng vận tải đường không chiến lược của Mỹ. C-17 có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa tới 76,6 tấn. Ảnh: Wikipedia
An-22 là máy bay vận tải quân sự cánh quạt lớn nhất thế giới do tập đoàn Antonov chế tạo. Siêu vận tải cơ này có thể mang theo tải trọng hàng hóa tới 80 tấn. Theo Militarytoday, Không quân Nga đang có 6 chiếc An-22 trong biên chế. Ảnh: Militarytoday
C-5 Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ. Siêu vận tải cơ này có thể chở theo tải trọng hàng hóa tới 118 tấn. Nó có thể chở 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, 7-10 xe bọc thép Stryker hoặc 16 chiếc xe bọc thép đa năng HMMWV. Ảnh: Htka
An-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. Siêu vận tải cơ này có thể cõng theo tải trọng hàng hóa nặng tới 150 tấn. Nó có thể chở theo hầu hết các loại xe tăng-thiết giáp, trực thăng, tiêm kích các loại của Nga. An-124 cùng với IL-76 hình thành nên xương sống lực lượng vận tải đường không chiến lược của Nga. Ảnh: Wikipedia
An-225 Mriya là siêu vận tải cơ lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Ban đầu, Liên Xô chế tạo loại siêu máy bay này cho nhiệm vụ chuyên chở tàu con thoi Buran tới bãi phóng. Ngày nay, nó hoạt động với vai trò vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Theo dữ liệu của FAI, An-225 đã lập kỷ lục thế giới với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến hơn 253 tấn vào ngày 11/9/2001. Ảnh: Planespotter