Trong bài viết đăng tải hôm 9/6 của Tạp chí Jane’s Defence Weekly, phát ngôn viên Airbus Defense & Space – bộ phận thuộc Tập đoàn Airbus xác nhận thông tin, Việt Nam đã đặt hàng mua 3 chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-295. Tuy nhiên, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.
Trước đó, trong năm 2013, truyền thông Indonesia đã đưa tin rằng, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới máy bay vận tải CN295 do Indonesia chế tạo. Thực chất, CN295 là phiên bản của C295 được lắp ráp tại Indonesia với tính năng, thông số kĩ thuật tương đương.
Việc Việt Nam quyết định mua máy bay vận tải chiến thuật C-295 có thể là nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân vận tải, thay thế một phần các máy bay An-26 đã cũ.
Máy bay vận tải chiến thuật 2 động cơ C-295 do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA (nay là Airbus Defence & Space) nghiên cứu phát triển từ những năm 1990, chính thức phục vụ từ năm 2001. Mẫu máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương, trang bị kỹ thuật. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nền tảng phát triển biến thể tuần tra - chống ngầm trên biển C-295MPA Persuader và biến thể cảnh báo sớm - chỉ huy trên không C-295 AEW&C.
C-295 được phát triển dựa trên khung thân máy bay vận tải hạng nhẹ CN-235 (do Tây Ban Nha và Indonesia hợp tác sản xuất) nhưng được kéo dài phần thân (dài 24,50m) giúp tăng 50% tải trọng và trang bị động cơ mới.
C-295 có trọng lượng cất cánh tối đa 23,2 tấn, chở được tối đa 9,25 tấn hàng hóa.
Khoang hàng của C-295 có thể chở tối đa 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ.
Buồng lái 2 người của C-295 cực kì hiện đại với việc tích hợp kĩ thuật số toàn bộ do Thales cung cấp. Theo đó, bảng điều khiển chính gồm 4 màn hình màu tinh thể lỏng 152x203mm hiển thị thông tin bay, 2 màn hình HUD. Trên máy bay còn được trang bị hàng loạt hệ thống thông tin liên lạc, định vị vệ tinh, nhận diện địch - ta, ghi chú dữ liệu bay... Ngoài ra, khách hàng có thể tùy chọn tích hợp radar, tổ hợp trinh sát quang – điện tử nếu muốn.
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Đặc biệt là C-295 chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m).
Nếu mang tối đa tải trọng thì tầm bay của C-295 giảm xuống, tuy nhiên điều này có thể được khắc phục vì trên C-295 được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Rõ ràng, với C-295, năng lực của không quân vận tải Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.
Trong bài viết đăng tải hôm 9/6 của Tạp chí Jane’s Defence Weekly, phát ngôn viên Airbus Defense & Space – bộ phận thuộc Tập đoàn Airbus xác nhận thông tin, Việt Nam đã đặt hàng mua 3 chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-295. Tuy nhiên, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.
Trước đó, trong năm 2013, truyền thông Indonesia đã đưa tin rằng, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới máy bay vận tải CN295 do Indonesia chế tạo. Thực chất, CN295 là phiên bản của C295 được lắp ráp tại Indonesia với tính năng, thông số kĩ thuật tương đương.
Việc Việt Nam quyết định mua máy bay vận tải chiến thuật C-295 có thể là nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân vận tải, thay thế một phần các máy bay An-26 đã cũ.
Máy bay vận tải chiến thuật 2 động cơ C-295 do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA (nay là Airbus Defence & Space) nghiên cứu phát triển từ những năm 1990, chính thức phục vụ từ năm 2001. Mẫu máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương, trang bị kỹ thuật. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nền tảng phát triển biến thể tuần tra - chống ngầm trên biển C-295MPA Persuader và biến thể cảnh báo sớm - chỉ huy trên không C-295 AEW&C.
C-295 được phát triển dựa trên khung thân máy bay vận tải hạng nhẹ CN-235 (do Tây Ban Nha và Indonesia hợp tác sản xuất) nhưng được kéo dài phần thân (dài 24,50m) giúp tăng 50% tải trọng và trang bị động cơ mới.
C-295 có trọng lượng cất cánh tối đa 23,2 tấn, chở được tối đa 9,25 tấn hàng hóa.
Khoang hàng của C-295 có thể chở tối đa 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ.
Buồng lái 2 người của C-295 cực kì hiện đại với việc tích hợp kĩ thuật số toàn bộ do Thales cung cấp. Theo đó, bảng điều khiển chính gồm 4 màn hình màu tinh thể lỏng 152x203mm hiển thị thông tin bay, 2 màn hình HUD. Trên máy bay còn được trang bị hàng loạt hệ thống thông tin liên lạc, định vị vệ tinh, nhận diện địch - ta, ghi chú dữ liệu bay... Ngoài ra, khách hàng có thể tùy chọn tích hợp radar, tổ hợp trinh sát quang – điện tử nếu muốn.
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Đặc biệt là C-295 chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m).
Nếu mang tối đa tải trọng thì tầm bay của C-295 giảm xuống, tuy nhiên điều này có thể được khắc phục vì trên C-295 được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Rõ ràng, với C-295, năng lực của không quân vận tải Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.