Nhằm mục đích hủy diệt các thiết giáp hạm, tàu sân bay của Đế quốc Nhật Bản trên biển Thái Bình Dương. Năm 1943, người Mỹ đã đưa vào trang bị các thiết giáp hạm lớp Iowa với hệ thống pháo hạm lớn nhất lịch sử hải quân nước này – pháo hạm 406mm Mark 7.Mỗi chiếc thiết giáp hạm lớp Iowa khi đó được trang bị 3 tháp pháo với mỗi tháp gắn 3 khẩu đại pháo 406mm. Mỗi nòng 406mm (16 inch) có chiều dài 20m, nặng 108 tấn (không có khóa nòng) hoặc 121,51 tấn (có khóa nòng).Có thể chia một tháp pháo trên thiết giáp hạm thành 5 tầng với 4 tầng nằm bên trong lòng con tàu được bọc hàng trăm mm thép cực bền. Trong ảnh có thể thấy kho thuốc phóng và kho đạn bố trí từ tầng 1 tới tầng 3. Ngay đoạn tiếp giáp tầng 3-4 là hệ thống con lăn quay tháp pháo. Ở tầng 5 là bố trí hệ thống nạp đạn pháo.Trong ảnh là không gian rộng rãi trong một tháp pháo của Iowa.Để vận hành một tháp pháo thì cần tới 79 người. Dẫu cho các hệ thống tải nạp đạn trong tháp pháo đều được tự động hóa vì con người khó mà đủ sức nâng những viên đạn nặng gần 1 tấn nạp vào nòng pháo.Những viên đạn của pháo hạm Mark 7 được bố trí theo hình vòng tròn.Hệ thống pháo hạm này được trang bị ba loại đạn gồm: đạn xuyên giáp Mark 8 nặng 1,22 tấn (loại này được mệnh danh là siêu đạn hạng nặng được thiết kế để xuyên phá giáp tàu chiến Nhật Bản)……đạn nổ phá HC Mark 13 (nặng 862kg)……và sau chiến tranh thế giới thứ 2 được bổ sung thêm đạn hạt nhân Mark 23 (nặng 862kg).Việc chuyển đạn pháo nhờ hệ thống nâng đặc biệt bố trí ở tầng 2-3 đặt các đầu đạn.Các khẩu pháo này tuy cùng chung một tháp pháo nhưng có hệ thống nạp đạn, nâng nòng, khai hỏa độc lập hoàn toàn.Việc khai hỏa cùng lúc hay là 1-2 không liên quan gì tới nhau. Cận cảnh khóa nòng một trong 3 khẩu pháo 406mm trong một tháp pháo trên thiết giáp hạm.Góc nâng hạ mỗi nòng -5 đến +45 độ.Cả ba loại đạn đều có sơ tốc 820m/s, tầm bắn 39km với liều phóng 300kg. Tốc độ bắn mỗi nòng 2 phát/phút – đó là quá nhanh với siêu pháo 406mm.
Nhằm mục đích hủy diệt các thiết giáp hạm, tàu sân bay của Đế quốc Nhật Bản trên biển Thái Bình Dương. Năm 1943, người Mỹ đã đưa vào trang bị các thiết giáp hạm lớp Iowa với hệ thống pháo hạm lớn nhất lịch sử hải quân nước này – pháo hạm 406mm Mark 7.
Mỗi chiếc thiết giáp hạm lớp Iowa khi đó được trang bị 3 tháp pháo với mỗi tháp gắn 3 khẩu đại pháo 406mm. Mỗi nòng 406mm (16 inch) có chiều dài 20m, nặng 108 tấn (không có khóa nòng) hoặc 121,51 tấn (có khóa nòng).
Có thể chia một tháp pháo trên thiết giáp hạm thành 5 tầng với 4 tầng nằm bên trong lòng con tàu được bọc hàng trăm mm thép cực bền. Trong ảnh có thể thấy kho thuốc phóng và kho đạn bố trí từ tầng 1 tới tầng 3. Ngay đoạn tiếp giáp tầng 3-4 là hệ thống con lăn quay tháp pháo. Ở tầng 5 là bố trí hệ thống nạp đạn pháo.
Trong ảnh là không gian rộng rãi trong một tháp pháo của Iowa.
Để vận hành một tháp pháo thì cần tới 79 người. Dẫu cho các hệ thống tải nạp đạn trong tháp pháo đều được tự động hóa vì con người khó mà đủ sức nâng những viên đạn nặng gần 1 tấn nạp vào nòng pháo.
Những viên đạn của pháo hạm Mark 7 được bố trí theo hình vòng tròn.
Hệ thống pháo hạm này được trang bị ba loại đạn gồm: đạn xuyên giáp Mark 8 nặng 1,22 tấn (loại này được mệnh danh là siêu đạn hạng nặng được thiết kế để xuyên phá giáp tàu chiến Nhật Bản)…
…đạn nổ phá HC Mark 13 (nặng 862kg)…
…và sau chiến tranh thế giới thứ 2 được bổ sung thêm đạn hạt nhân Mark 23 (nặng 862kg).
Việc chuyển đạn pháo nhờ hệ thống nâng đặc biệt bố trí ở tầng 2-3 đặt các đầu đạn.
Các khẩu pháo này tuy cùng chung một tháp pháo nhưng có hệ thống nạp đạn, nâng nòng, khai hỏa độc lập hoàn toàn.
Việc khai hỏa cùng lúc hay là 1-2 không liên quan gì tới nhau. Cận cảnh khóa nòng một trong 3 khẩu pháo 406mm trong một tháp pháo trên thiết giáp hạm.
Góc nâng hạ mỗi nòng -5 đến +45 độ.
Cả ba loại đạn đều có sơ tốc 820m/s, tầm bắn 39km với liều phóng 300kg. Tốc độ bắn mỗi nòng 2 phát/phút – đó là quá nhanh với siêu pháo 406mm.