Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 người Đức luôn nổi tiếng với các mẫu siêu vũ khí của mình từ xe tăng cho tới máy bay. Tuy nhiên chỉ có một ít trong số đó là có thể thực sự tham chiến, điển hình như siêu cối tự hành 600mm Karl-Gerät - niềm tự hào của pháo binh Đức.Karl-Gerät là một trong những mẫu siêu pháo hiếm hoi của Đức được đưa vào trang bị chính thức với 7 khẩu được chế tạo, nhưng chỉ có 6 khẩu trong số đó trực tiếp tham chiến trong giai đoạn từ năm 1941-1945. Karl-Gerät được Quân đội Đức phát triển trong giai đoạn đầu chuẩn bị trong cho chiến tranh vào cuối những năm 1930 với trọng tâm chính là phá vỡ phòng tuyến Maginot của Pháp, tuy nhiên nó lại không kịp tham gia chiến dịch xâm lược nước Pháp của Hitler.Nhưng cối tự hành Karl-Gerät lại được tham gia vào chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941 với trận đánh đầu tiên là tại pháo đài Brest gây thiệt hại lớn cho Quân đội Liên Xô đóng tại đây. Tuy nhiên, dù được trang bị tốt hơn nhưng quân Đức phải mất tới hơn 9 ngày mới có thể hạ gục pháo đài này. Được biết trong trận pháo đài Brest người Đức chỉ sử dụng duy nhất một khẩu Karl-Gerät với 36 quả đạn pháo.Dù được gọi là cối tự hành nhưng trên thực tế Karl-Gerät không khác gì một khẩu pháo nòng ngắn cỡ lớn với nòng 600mm được đặt trên khung gầm hạng nặng và chỉ có thể di chuyển đường dài với sự hỗ trợ của tàu hỏa. Tổng trọng lượng của Karl-Gerät lên tới 124 tấn, dài 11m và cao hơn 4m.Đi kèm theo mỗi khẩu Karl-Gerät là hai xe hỗ trợ tái nạp đạn được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng Panzer IV với cấu trúc tháp pháo được sửa đổi. Nó cũng được trang bị thêm một cần trục để cẩu đạn lên trên Karl-Gerät. Với sáu khẩu Karl-Gerät thì cũng có 12 xe hỗ trợ được chế tạo.Kíp vận hành của cối tự hành Karl-Gerät cũng lên tới con số 21 người do trọng lượng quá nặng của đạn cối cũng như cấu trúc quá phức tạp của mẫu cối tự hành này. Có một điều khá thú vị là Karl-Gerät cũng có thể tự di chuyển nhưng với tốc độ khá chậm chỉ tầm 6-10km/h tùy thuộc vào địa hình do đó thời gian triển khai của nó khá lâu.Mỗi quả đạn 600mm của Karl-Gerät có trọng lượng tối đa lên tới hơn 2 tấn và nó được trang bị bốn loại đạn khác nhau, trong đó đạn xuyên phá bê-tông nặng 2.170kg mang theo đầu đạn 289kg và có thể xuyên phá lớp bê-tông dày tới 2.5m - điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần một phát bắn trúng đích Karl-Gerät đã có thể phá hủy hệ thống công sự của đối phương.Tuy sở hữu sức mạnh lớn, nhưng tầm bắn của Karl-Gerät khá hạn chế tối đa chỉ 10km với loại đạn cối thông thường chỉ nặng hơn 1.200kg, do đó nó dễ dàng rơi vào tầm phản pháo của đối phương. Ngoài ra tốc độ bắn của Karl-Gerät siêu chậm càng khiến nó dễ bị tiêu diệt.Dựa vào khả năng của Karl-Gerät, nó chỉ đơn thuần là một mẫu vũ khí mang tính tượng trưng và ít có tính hữu dụng trên chiến trường. Và trong số 6 khẩu Karl-Gerät được chế tạo gồm "Adam" (sau này "Baldur"), "Eva" (sau này "Wotan"), "Thor", "Odin", "Loki", và "Ziu" thì chỉ còn duy nhất khẩu Adam là còn tồn tại. Trong ảnh một quả đạn cối của Karl-Gerät rơi trúng một tòa nhà cao tầng tại Ba Lan và gần phá hủy hoàn toàn tòa nhà này.Trong ảnh là một khẩu đội cối tự hành Karl-Gerät đi kèm với xe bọc thép hổ trợ tham chiến tại Ba Lan.Ngoài biến thể nòng ngắn là Gerät 040, Karl-Gerät còn có một biến thể khác với thiết kế nòng dài hơn là Gerät 041 nặng hơn 126 tấn và có cỡ nòng nhỏ hơn 540mm. Thông tin về biến thể này cũng khá hạn chế nhưng chắc chắn nó đã được đưa vào chế tạo với số lượng không rõ ràng.Trong ảnh là nguyên mẫu cuối cùng của Karl-Gerät biến thể Gerät 040 có tên là “Adam” được trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Kubinka của Nga trong tình trạng bảo quản còn khá tốt.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 người Đức luôn nổi tiếng với các mẫu siêu vũ khí của mình từ xe tăng cho tới máy bay. Tuy nhiên chỉ có một ít trong số đó là có thể thực sự tham chiến, điển hình như siêu cối tự hành 600mm Karl-Gerät - niềm tự hào của pháo binh Đức.
Karl-Gerät là một trong những mẫu siêu pháo hiếm hoi của Đức được đưa vào trang bị chính thức với 7 khẩu được chế tạo, nhưng chỉ có 6 khẩu trong số đó trực tiếp tham chiến trong giai đoạn từ năm 1941-1945. Karl-Gerät được Quân đội Đức phát triển trong giai đoạn đầu chuẩn bị trong cho chiến tranh vào cuối những năm 1930 với trọng tâm chính là phá vỡ phòng tuyến Maginot của Pháp, tuy nhiên nó lại không kịp tham gia chiến dịch xâm lược nước Pháp của Hitler.
Nhưng cối tự hành Karl-Gerät lại được tham gia vào chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941 với trận đánh đầu tiên là tại pháo đài Brest gây thiệt hại lớn cho Quân đội Liên Xô đóng tại đây. Tuy nhiên, dù được trang bị tốt hơn nhưng quân Đức phải mất tới hơn 9 ngày mới có thể hạ gục pháo đài này. Được biết trong trận pháo đài Brest người Đức chỉ sử dụng duy nhất một khẩu Karl-Gerät với 36 quả đạn pháo.
Dù được gọi là cối tự hành nhưng trên thực tế Karl-Gerät không khác gì một khẩu pháo nòng ngắn cỡ lớn với nòng 600mm được đặt trên khung gầm hạng nặng và chỉ có thể di chuyển đường dài với sự hỗ trợ của tàu hỏa. Tổng trọng lượng của Karl-Gerät lên tới 124 tấn, dài 11m và cao hơn 4m.
Đi kèm theo mỗi khẩu Karl-Gerät là hai xe hỗ trợ tái nạp đạn được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng Panzer IV với cấu trúc tháp pháo được sửa đổi. Nó cũng được trang bị thêm một cần trục để cẩu đạn lên trên Karl-Gerät. Với sáu khẩu Karl-Gerät thì cũng có 12 xe hỗ trợ được chế tạo.
Kíp vận hành của cối tự hành Karl-Gerät cũng lên tới con số 21 người do trọng lượng quá nặng của đạn cối cũng như cấu trúc quá phức tạp của mẫu cối tự hành này. Có một điều khá thú vị là Karl-Gerät cũng có thể tự di chuyển nhưng với tốc độ khá chậm chỉ tầm 6-10km/h tùy thuộc vào địa hình do đó thời gian triển khai của nó khá lâu.
Mỗi quả đạn 600mm của Karl-Gerät có trọng lượng tối đa lên tới hơn 2 tấn và nó được trang bị bốn loại đạn khác nhau, trong đó đạn xuyên phá bê-tông nặng 2.170kg mang theo đầu đạn 289kg và có thể xuyên phá lớp bê-tông dày tới 2.5m - điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần một phát bắn trúng đích Karl-Gerät đã có thể phá hủy hệ thống công sự của đối phương.
Tuy sở hữu sức mạnh lớn, nhưng tầm bắn của Karl-Gerät khá hạn chế tối đa chỉ 10km với loại đạn cối thông thường chỉ nặng hơn 1.200kg, do đó nó dễ dàng rơi vào tầm phản pháo của đối phương. Ngoài ra tốc độ bắn của Karl-Gerät siêu chậm càng khiến nó dễ bị tiêu diệt.
Dựa vào khả năng của Karl-Gerät, nó chỉ đơn thuần là một mẫu vũ khí mang tính tượng trưng và ít có tính hữu dụng trên chiến trường. Và trong số 6 khẩu Karl-Gerät được chế tạo gồm "Adam" (sau này "Baldur"), "Eva" (sau này "Wotan"), "Thor", "Odin", "Loki", và "Ziu" thì chỉ còn duy nhất khẩu Adam là còn tồn tại. Trong ảnh một quả đạn cối của Karl-Gerät rơi trúng một tòa nhà cao tầng tại Ba Lan và gần phá hủy hoàn toàn tòa nhà này.
Trong ảnh là một khẩu đội cối tự hành Karl-Gerät đi kèm với xe bọc thép hổ trợ tham chiến tại Ba Lan.
Ngoài biến thể nòng ngắn là Gerät 040, Karl-Gerät còn có một biến thể khác với thiết kế nòng dài hơn là Gerät 041 nặng hơn 126 tấn và có cỡ nòng nhỏ hơn 540mm. Thông tin về biến thể này cũng khá hạn chế nhưng chắc chắn nó đã được đưa vào chế tạo với số lượng không rõ ràng.
Trong ảnh là nguyên mẫu cuối cùng của Karl-Gerät biến thể Gerät 040 có tên là “Adam” được trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Kubinka của Nga trong tình trạng bảo quản còn khá tốt.