Theo phòng báo chí Hạm đội Biển Đen, tàu hộ vệ lớp Buyan-M mang tên Zeleny Dol thuộc biên chế hạm đội này đã hành quân tới biển Địa Trung hải gia nhập lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga đang làm nhiệm vụ tại đây. "Hôm nay (13/2), tàu hộ vệ tên lửa Zeleny Dol và tàu quét mìn Kovrovets thuộc Hạm đội Biển Đen đã rời Sevastopol tới làm nhiệm vụ tại Địa Trung Hải", ông Vyacheslav Trukhachev - trưởng phòng báo chí Hạm đội cho biết.Đáng lưu ý, tàu hộ vệ lớp Buyan-M mang tên Zeleny Dol vốn cùng loại với các tàu chiến thuộc hạm đội Caspi từng thực hiện nhiều cuộc phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công mục tiêu phiến quân IS tại Syria từ khoảnh cách hàng nghìn km. Không loại trừ khả năng, một hành động tương tự từ tàu Zeleny Dol sẽ được thực hiện trong thời gian tới ở cự ly ngắn hơn.Tàu Zeleny Dol thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Project 21631 Buyan-M, được khởi đóng tháng 8/2012, hạ thủy tháng 4/2015 và chính thức biên chế cho Hạm đội Biển Đen từ ngày 12/12/2015.Project 21631 Buyan-M có lượng giãn nước toàn tải 949 tấn, dài 75m, rộng 11m, cao 6,57m, mớn nước 2,5m.Tổng cộng 5 chiếc Buyan-M đã được chế tạo cho Hải quân Nga, trong đó 3 chiếc được giao cho Hạm đội Caspian còn hai chiếc giao cho Hạm đội Biển Đen sử dụng.Zeleny Dol được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng Kalibr với hệ thống phóng thẳng đứng UKSK (8 ống).Do UKSK có kích cỡ lớn nên bệ phóng thường được đưa ra sau thượng tầng tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M thay vì nằm ngay trước đài chỉ huy.Tổ hợp tên lửa Kalibr được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: 3M-54T chống hạm với tầm bắn 440-660km, tốc độ bay Mach 2,9; 3M-14T đối đất với tầm bắn ước tính 1.500-2.500km, tốc độ cận âm.Ngày 7/10/2015, ba tàu hộ vệ Buyan-M của Hạm đội Caspian đã phóng 26 quả tên lửa hành trình 3M-14T tấn công 11 mục tiêu ở Syria. Các tên lửa đã vượt 1.500km, bay qua không phận Iran và Iraq tấn công chính xác mục tiêu ở tỉnh Raqqa và Aleppo, nhưng chủ yếu là đánh vào tỉnh Idlib. Cuộc tấn công bằng Kalibr 3M-14T đã khiến cả thế giới sốc trước kĩ thuật tên lửa của Nga.Ngoài Kalibr, tàu hộ vệ Buyan-M còn được trang bị một số vũ khí phòng thủ khác, như tổ hợp pháo hạng nặng A-190 100mm đạt tầm bắn tối đa 15-21km tùy mục tiêu trên không hay trên biển, tốc độ bắn 80 phát/phút. Pháo hạm A-190 được xem là kỳ tích công nghệ pháo hải quân của Nga, khi loại pháo hạng nặng này có thể triển khai trên tàu chiến dưới 1.000 tấn. Vì trước đây cỡ pháo 100mm chỉ có thể lắp trên tàu chiến 4.000-5.000 tấn của Nga.Tàu hộ vệ Buyan-M cũng nằm trong số ít tàu chiến Nga hiện nay được trang bị tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M2 có tốc độ bắn nhanh khủng khiếp 10.000 phát/phút với hai nòng pháo 6 nòng cỡ 30mm.Ngoài AK-630M2, tàu Buyan-M còn được bảo vệ bởi tổ hợp tên lửa phòng không 3M-47 Gibka trang bị các tên lửa tầm nhiệt Igla.
Theo phòng báo chí Hạm đội Biển Đen, tàu hộ vệ lớp Buyan-M mang tên Zeleny Dol thuộc biên chế hạm đội này đã hành quân tới biển Địa Trung hải gia nhập lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga đang làm nhiệm vụ tại đây. "Hôm nay (13/2), tàu hộ vệ tên lửa Zeleny Dol và tàu quét mìn Kovrovets thuộc Hạm đội Biển Đen đã rời Sevastopol tới làm nhiệm vụ tại Địa Trung Hải", ông Vyacheslav Trukhachev - trưởng phòng báo chí Hạm đội cho biết.
Đáng lưu ý, tàu hộ vệ lớp Buyan-M mang tên Zeleny Dol vốn cùng loại với các tàu chiến thuộc hạm đội Caspi từng thực hiện nhiều cuộc phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công mục tiêu phiến quân IS tại Syria từ khoảnh cách hàng nghìn km. Không loại trừ khả năng, một hành động tương tự từ tàu Zeleny Dol sẽ được thực hiện trong thời gian tới ở cự ly ngắn hơn.
Tàu Zeleny Dol thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Project 21631 Buyan-M, được khởi đóng tháng 8/2012, hạ thủy tháng 4/2015 và chính thức biên chế cho Hạm đội Biển Đen từ ngày 12/12/2015.
Project 21631 Buyan-M có lượng giãn nước toàn tải 949 tấn, dài 75m, rộng 11m, cao 6,57m, mớn nước 2,5m.
Tổng cộng 5 chiếc Buyan-M đã được chế tạo cho Hải quân Nga, trong đó 3 chiếc được giao cho Hạm đội Caspian còn hai chiếc giao cho Hạm đội Biển Đen sử dụng.
Zeleny Dol được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng Kalibr với hệ thống phóng thẳng đứng UKSK (8 ống).
Do UKSK có kích cỡ lớn nên bệ phóng thường được đưa ra sau thượng tầng tàu hộ vệ tên lửa Buyan-M thay vì nằm ngay trước đài chỉ huy.
Tổ hợp tên lửa Kalibr được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: 3M-54T chống hạm với tầm bắn 440-660km, tốc độ bay Mach 2,9; 3M-14T đối đất với tầm bắn ước tính 1.500-2.500km, tốc độ cận âm.
Ngày 7/10/2015, ba tàu hộ vệ Buyan-M của Hạm đội Caspian đã phóng 26 quả tên lửa hành trình 3M-14T tấn công 11 mục tiêu ở Syria. Các tên lửa đã vượt 1.500km, bay qua không phận Iran và Iraq tấn công chính xác mục tiêu ở tỉnh Raqqa và Aleppo, nhưng chủ yếu là đánh vào tỉnh Idlib. Cuộc tấn công bằng Kalibr 3M-14T đã khiến cả thế giới sốc trước kĩ thuật tên lửa của Nga.
Ngoài Kalibr, tàu hộ vệ Buyan-M còn được trang bị một số vũ khí phòng thủ khác, như tổ hợp pháo hạng nặng A-190 100mm đạt tầm bắn tối đa 15-21km tùy mục tiêu trên không hay trên biển, tốc độ bắn 80 phát/phút. Pháo hạm A-190 được xem là kỳ tích công nghệ pháo hải quân của Nga, khi loại pháo hạng nặng này có thể triển khai trên tàu chiến dưới 1.000 tấn. Vì trước đây cỡ pháo 100mm chỉ có thể lắp trên tàu chiến 4.000-5.000 tấn của Nga.
Tàu hộ vệ Buyan-M cũng nằm trong số ít tàu chiến Nga hiện nay được trang bị tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630M2 có tốc độ bắn nhanh khủng khiếp 10.000 phát/phút với hai nòng pháo 6 nòng cỡ 30mm.
Ngoài AK-630M2, tàu Buyan-M còn được bảo vệ bởi tổ hợp tên lửa phòng không 3M-47 Gibka trang bị các tên lửa tầm nhiệt Igla.