Theo Bộ Quốc phòng Nga, hôm 8/7 hai phi công Nga đã thiệt mạng khi đang bay trên chiếc trực thăng tấn công Mi-25 thì bị phiến quân IS bắn hạ trên vùng trời Palmyra, Syria.Thông cáo báo chí BQP Nga cho biết, khi đang bay tuần tra ở Palmyra, phi hành đoàn chiếc Mi-25 nhận được yêu cầu từ Quân đội Syria hỗ trợ tiêu diệt IS. Chỉ huy của phi hành đoàn Ryafagat Khabibulin quyết định tấn công những kẻ khủng bố. Bằng các hành động khéo léo của phi công Nga, cuộc tấn công của những kẻ khủng bố đã bị ngăn chặn. Sau khi bắn hết đạn, trên đường trở về thì chiếc Mi-25 bị hỏa lực của IS bắn rơi. Ảnh: Khoảnh khắc chiếc Mi-25 trúng đạn.Về loại vũ khí bắn rơi chiếc Mi-25 hiện vẫn nổ ra nhiều tranh cãi gay gắt. Một số nguồn tin phương Tây thì cho rằng, chiếc Mi-25 bị bắn rơi bởi tên lửa vác vai trong khi truyền thông Nga khẳng định, chiếc Mi-25 bị bắn hạ bởi tên lửa chống tăng TOW mà Mỹ cung cấp cho phiến quân IS.Có một cũng đang gây nhiều tranh cãi nữa, trong khi báo giới Nga khẳng định các phi công Nga điều khiển một chiếc trực thăng tấn công Mi-25 thì phương Tây cho là đó có thể là Mi-24P hoặc Mi-35M.Việc phương Tây cho rằng đó là một chiếc Mi-24P hay Mi-35M không phải vô căn cứ bởi vốn dĩ đây là hai loại trực thăng mà Không quân Nga đem tới Syria. Mà theo nhẽ thường thì phi công Nga sẽ bay bằng máy bay của nước họ. Trong khi đó, Mi-25 vốn là phiên bản xuất khẩu của dòng Mi-24D lỗi thời cho Không quân Syria.Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, các phi công Nga “mượn tạm” máy bay trực thăng Mi-25 của Syria để tuần tra, tham chiến khi cần. Việc chuyển loại không khó khăn gì vì vốn dĩ Mi-24P mà các phi công Nga quen sử dụng là phiên bản nâng cấp của Mi-24D/Mi-25, chúng chỉ khác biệt về vũ khí còn mọi thứ thì khá giống nhau. Nhưng những chiếc Mi-25 chắc chắn là kém hơn về hệ thống đối phó điện tử hay gây nhiễu tên lửa.Trực thăng tấn công Mi-25 là phiên bản xuất khẩu của thế hệ 2 dòng trực thăng Mi-24 huyền thoại, được định danh là Mi-24D được đưa vào sản xuất loạt năm 1973. Nó được thiết kế lại buồng lái theo kiểu phồng bọt đôi so với mẫu Mi-24 đời đầu (NATO định danh là Hind-A).Hỏa lực của trực thăng tấn công Mi-24D hay Mi-25 cũng có nhiều cải tiến so với Mi-24A. Theo đó, đầu mũi máy bay được trang bị súng máy kiểu Galting Yak-B 12,7mm 4 nòng.Khẩu pháo này có tốc độ bắn lên tới 4.000-5.000 phát/phút, dùng đạn 12,7x108mm.Hai cánh nhỏ với ba điểm treo lớn trên máy bay có thể triển khai rocket 57mm hay 80mm…4 tên lửa chống tăng dẫn đường bán tự động (SACLOS) 9M17 Phalanga có tầm bắn từ 500m tới 4.000m, đầu nổ xuyên giáp thép đồng nhất dày 500mm.Ngoài ra, máy bay có thể triển khai thêm các loại bom hạng nhẹ 250kg FAB, OFAB, ZAB, RBK, ODAB.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, hôm 8/7 hai phi công Nga đã thiệt mạng khi đang bay trên chiếc trực thăng tấn công Mi-25 thì bị phiến quân IS bắn hạ trên vùng trời Palmyra, Syria.
Thông cáo báo chí BQP Nga cho biết, khi đang bay tuần tra ở Palmyra, phi hành đoàn chiếc Mi-25 nhận được yêu cầu từ Quân đội Syria hỗ trợ tiêu diệt IS. Chỉ huy của phi hành đoàn Ryafagat Khabibulin quyết định tấn công những kẻ khủng bố. Bằng các hành động khéo léo của phi công Nga, cuộc tấn công của những kẻ khủng bố đã bị ngăn chặn. Sau khi bắn hết đạn, trên đường trở về thì chiếc Mi-25 bị hỏa lực của IS bắn rơi. Ảnh: Khoảnh khắc chiếc Mi-25 trúng đạn.
Về loại vũ khí bắn rơi chiếc Mi-25 hiện vẫn nổ ra nhiều tranh cãi gay gắt. Một số nguồn tin phương Tây thì cho rằng, chiếc Mi-25 bị bắn rơi bởi tên lửa vác vai trong khi truyền thông Nga khẳng định, chiếc Mi-25 bị bắn hạ bởi tên lửa chống tăng TOW mà Mỹ cung cấp cho phiến quân IS.
Có một cũng đang gây nhiều tranh cãi nữa, trong khi báo giới Nga khẳng định các phi công Nga điều khiển một chiếc trực thăng tấn công Mi-25 thì phương Tây cho là đó có thể là Mi-24P hoặc Mi-35M.
Việc phương Tây cho rằng đó là một chiếc Mi-24P hay Mi-35M không phải vô căn cứ bởi vốn dĩ đây là hai loại trực thăng mà Không quân Nga đem tới Syria. Mà theo nhẽ thường thì phi công Nga sẽ bay bằng máy bay của nước họ. Trong khi đó, Mi-25 vốn là phiên bản xuất khẩu của dòng Mi-24D lỗi thời cho Không quân Syria.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, các phi công Nga “mượn tạm” máy bay trực thăng Mi-25 của Syria để tuần tra, tham chiến khi cần. Việc chuyển loại không khó khăn gì vì vốn dĩ Mi-24P mà các phi công Nga quen sử dụng là phiên bản nâng cấp của Mi-24D/Mi-25, chúng chỉ khác biệt về vũ khí còn mọi thứ thì khá giống nhau. Nhưng những chiếc Mi-25 chắc chắn là kém hơn về hệ thống đối phó điện tử hay gây nhiễu tên lửa.
Trực thăng tấn công Mi-25 là phiên bản xuất khẩu của thế hệ 2 dòng trực thăng Mi-24 huyền thoại, được định danh là Mi-24D được đưa vào sản xuất loạt năm 1973. Nó được thiết kế lại buồng lái theo kiểu phồng bọt đôi so với mẫu Mi-24 đời đầu (NATO định danh là Hind-A).
Hỏa lực của trực thăng tấn công Mi-24D hay Mi-25 cũng có nhiều cải tiến so với Mi-24A. Theo đó, đầu mũi máy bay được trang bị súng máy kiểu Galting Yak-B 12,7mm 4 nòng.
Khẩu pháo này có tốc độ bắn lên tới 4.000-5.000 phát/phút, dùng đạn 12,7x108mm.
Hai cánh nhỏ với ba điểm treo lớn trên máy bay có thể triển khai rocket 57mm hay 80mm…
4 tên lửa chống tăng dẫn đường bán tự động (SACLOS) 9M17 Phalanga có tầm bắn từ 500m tới 4.000m, đầu nổ xuyên giáp thép đồng nhất dày 500mm.
Ngoài ra, máy bay có thể triển khai thêm các loại bom hạng nhẹ 250kg FAB, OFAB, ZAB, RBK, ODAB.