Theo Sputnik, nhà máy chế tạo máy bay Fort Worth là một trong những nhà máy có tuổi thọ lâu đời nhất của Tập đoàn Lockheed Martin. Nó từng là nơi lắp ráp hầu hết các dòng máy bay ném bom được Không quân Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II thậm chí nhiều chiếc trong số đó vẫn còn đang hoạt động.Giờ đây Fort Worth được Lockheed Martin lựa chọn là một trong hai nơi trên thế giới lắp ráp dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35, tuy nhiên số phận của nó lại không giống những người anh em của mình từng được sản xuất ở Fort Worth. Dù ngốn tới hơn 1 nghìn tỷ USD nhưng những gì chiếc máy bay này mang lại chỉ là sự thất vọng. Tuy nhiên, điều đó cũng không cản được Lockheed Martin tiếp tục sản xuất chiến đấu cơ F-35 tại Fort Worth.Quay ngược lại dòng thời gian trong giai đoạn 1940-1945, Fort Worth là một trong những nơi chuyên sản xuất dòng máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator của Không quân Mỹ. Nó như chiến binh thực thụ phục vụ ở hầu hết mọi chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ II từ Châu Âu cho đến Thái Bình Dương.Sau chiến tranh B-24 được nghỉ hưu, Fort Worth bắt đầu chuyển sang sản xuất các dòng máy bay quân sự tiếp theo của Quân đội Mỹ từ những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-36 Peacemakers, F-111 Aardvark, cho đến mẫu tiêm kích hạng nhẹ đa năng F-16 Fighting Falcon. Tất cả những chiếc máy bay này đều thành công với tổng số hơn 10.000 chiếc được Fort Worth sản xuất và lắp ráp.Sau khi thuộc về Lockheed Martin nhà máy Fort Worth nhanh chóng được cải tạo và còn được biết tới với cái tên là Air Force Plant 4, nó được tập đoàn quốc phòng này nâng cấp hoàn toàn để phục vụ cho việc sản xuất F-35. Thậm chí lượng bụi bên trong nhà máy này cũng được kiểm soát nhằm tránh ảnh hưởng đến linh kiện “nhạy cảm” trên F-35.Mỗi chiếc tiêm kích F-35 được tạo nên bởi khoảng 300.000 linh kiện và bộ phận khác nhau, một nữa số linh kiện này được sản xuất ở nước ngoài sau đó được lắp ráp lại với nhau tại Fort Worth. Cả bai biến thể của F-35 là F-35A, F-35B và F-35C đều được sản xuất tại đây nhiệt độ trong nhà máy luôn được giữ ở mức 22 độ C để hổ trợ cho việc hiệu chỉnh trong quá trình lắp ráp.Có khoảng 2.200 công nhân làm việc trên các dây chuyền lắp ráp F-35 tại Fort Worth cùng 1.500 nhân viên văn phòng. Để có được một chiếc F-35 hoàn chỉnh cần tới 43.000 giờ công lao động con số này đã được rút ngắn đáng kể so với việc lắp những chiếc F-35 đầu tiên với 160.000 giờ công lao động.Điều này một phần lý giải cho giá thành thấp nhất của một chiếc F-35 là gần 100 triệu USD, đây là cái giá quá cao cho một chiếc máy bay chiến đấu kể cả khi nó là chiến đấu cơ tàng hình.Pierre Sprey thiết kế sư nổi tiếng của Mỹ cũng là người tạo nên F-16 và A-10 trả lời phỏng vấn Sputnik cho rằng, những chiếc F-35 ngày nay thậm chí còn không bằng máy bay ném B-24 do Fort Worth sản xuất 70 năm trước. Việc so sánh F-35 và B-24 có vẻ khá khập khiễng nhưng điều này có thể đúng vì người Mỹ từng tạo ra những chiến đấu cơ tốt nhất nhưng giá của chúng chưa bao giờ đắt đỏ như F-35.Thậm chí Pierre Sprey còn cho rằng các hệ thống radar phòng không cỡ lớn của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ II có thể dễ dàng phát hiện ra F-35, và chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất của nước Mỹ vẫn có khả năng bị đánh bại bởi công nghệ có từ 70 năm về trước.Dù bị chỉ trích nhưng Lockheed Martin vẫn lên kế hoạch sản xuất khoảng 53 chiếc F-35 ở tất cả biến thể trong năm nay và tập đoàn này đặt mục tiêu đến năm 2019 mỗi tháng sẽ cho xuất xưởng ít nhất 17 chiếc F-35.Chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II là dự án quốc phòng gây tranh cãi nhiều nhất nước Mỹ, tính tới thời điểm hiện tại nó đã tiêu tốn hết 1.500 tỷ USD nhưng con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Quá trình thử nghiệm F-35 ở tất cả các biến thể đều xuất hiện các vấn đề kỹ thuật nghiệm trọng nhưng Không quân Mỹ vẫn tuyên bố sẵn sàng đưa F-35 vào trang bị.
Theo Sputnik, nhà máy chế tạo máy bay Fort Worth là một trong những nhà máy có tuổi thọ lâu đời nhất của Tập đoàn Lockheed Martin. Nó từng là nơi lắp ráp hầu hết các dòng máy bay ném bom được Không quân Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II thậm chí nhiều chiếc trong số đó vẫn còn đang hoạt động.
Giờ đây Fort Worth được Lockheed Martin lựa chọn là một trong hai nơi trên thế giới lắp ráp dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35, tuy nhiên số phận của nó lại không giống những người anh em của mình từng được sản xuất ở Fort Worth. Dù ngốn tới hơn 1 nghìn tỷ USD nhưng những gì chiếc máy bay này mang lại chỉ là sự thất vọng. Tuy nhiên, điều đó cũng không cản được Lockheed Martin tiếp tục sản xuất chiến đấu cơ F-35 tại Fort Worth.
Quay ngược lại dòng thời gian trong giai đoạn 1940-1945, Fort Worth là một trong những nơi chuyên sản xuất dòng máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator của Không quân Mỹ. Nó như chiến binh thực thụ phục vụ ở hầu hết mọi chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ II từ Châu Âu cho đến Thái Bình Dương.
Sau chiến tranh B-24 được nghỉ hưu, Fort Worth bắt đầu chuyển sang sản xuất các dòng máy bay quân sự tiếp theo của Quân đội Mỹ từ những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-36 Peacemakers, F-111 Aardvark, cho đến mẫu tiêm kích hạng nhẹ đa năng F-16 Fighting Falcon. Tất cả những chiếc máy bay này đều thành công với tổng số hơn 10.000 chiếc được Fort Worth sản xuất và lắp ráp.
Sau khi thuộc về Lockheed Martin nhà máy Fort Worth nhanh chóng được cải tạo và còn được biết tới với cái tên là Air Force Plant 4, nó được tập đoàn quốc phòng này nâng cấp hoàn toàn để phục vụ cho việc sản xuất F-35. Thậm chí lượng bụi bên trong nhà máy này cũng được kiểm soát nhằm tránh ảnh hưởng đến linh kiện “nhạy cảm” trên F-35.
Mỗi chiếc tiêm kích F-35 được tạo nên bởi khoảng 300.000 linh kiện và bộ phận khác nhau, một nữa số linh kiện này được sản xuất ở nước ngoài sau đó được lắp ráp lại với nhau tại Fort Worth. Cả bai biến thể của F-35 là F-35A, F-35B và F-35C đều được sản xuất tại đây nhiệt độ trong nhà máy luôn được giữ ở mức 22 độ C để hổ trợ cho việc hiệu chỉnh trong quá trình lắp ráp.
Có khoảng 2.200 công nhân làm việc trên các dây chuyền lắp ráp F-35 tại Fort Worth cùng 1.500 nhân viên văn phòng. Để có được một chiếc F-35 hoàn chỉnh cần tới 43.000 giờ công lao động con số này đã được rút ngắn đáng kể so với việc lắp những chiếc F-35 đầu tiên với 160.000 giờ công lao động.
Điều này một phần lý giải cho giá thành thấp nhất của một chiếc F-35 là gần 100 triệu USD, đây là cái giá quá cao cho một chiếc máy bay chiến đấu kể cả khi nó là chiến đấu cơ tàng hình.
Pierre Sprey thiết kế sư nổi tiếng của Mỹ cũng là người tạo nên F-16 và A-10 trả lời phỏng vấn Sputnik cho rằng, những chiếc F-35 ngày nay thậm chí còn không bằng máy bay ném B-24 do Fort Worth sản xuất 70 năm trước. Việc so sánh F-35 và B-24 có vẻ khá khập khiễng nhưng điều này có thể đúng vì người Mỹ từng tạo ra những chiến đấu cơ tốt nhất nhưng giá của chúng chưa bao giờ đắt đỏ như F-35.
Thậm chí Pierre Sprey còn cho rằng các hệ thống radar phòng không cỡ lớn của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ II có thể dễ dàng phát hiện ra F-35, và chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất của nước Mỹ vẫn có khả năng bị đánh bại bởi công nghệ có từ 70 năm về trước.
Dù bị chỉ trích nhưng Lockheed Martin vẫn lên kế hoạch sản xuất khoảng 53 chiếc F-35 ở tất cả biến thể trong năm nay và tập đoàn này đặt mục tiêu đến năm 2019 mỗi tháng sẽ cho xuất xưởng ít nhất 17 chiếc F-35.
Chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II là dự án quốc phòng gây tranh cãi nhiều nhất nước Mỹ, tính tới thời điểm hiện tại nó đã tiêu tốn hết 1.500 tỷ USD nhưng con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Quá trình thử nghiệm F-35 ở tất cả các biến thể đều xuất hiện các vấn đề kỹ thuật nghiệm trọng nhưng Không quân Mỹ vẫn tuyên bố sẵn sàng đưa F-35 vào trang bị.