Nằm ở ngoại ô thành phố Tucson, tiểu bang Arizona, Mỹ là căn cứ không quân Davis - Monthan - nơi Quân đội Mỹ lưu trữ các dòng máy bay quân sự của nước này với diện tích lên đến 2.600 mẫu Anh. Tại Davis – Monthan, bên cạnh những chiếc máy bay đã không còn khả năng hoạt động cũng có hàng ngàn chiếc máy bay khác đang nằm trong tình trạng niêm cất dài hạn và sẵn sàng hoạt động trở lại bất cứ lúc nào.Ta có thể dễ dàng nhận ra mọi loại máy bay quân sự của Quân đội Mỹ tại Davis – Monthan từ thời Chiến tranh Lạnh cho đến hiện tại. Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật tại Davis – Monthan đang niêm cất chiếc F-18 "Blue Angel" mới được chuyển tới đây.Còn đây là vị trí lưu trữ những chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ được sản xuất từ những năm 1973, trong tương lai gần chúng sẽ được chuyển đổi thành các mục tiêu bay phục vụ công tác huấn luyện phi công của Không quân Mỹ.Phần còn lại của những chiếc tiêm kích F-14 của Hải quân Mỹ. Vào năm 1989 tại Vịnh Sidra hai chiếc F-14 này đã bắn hạ hai chiến đấu cơ MiG-23 của Libya, chính vì lý do này chúng đã không bị phá hủy.Ngay cạnh đó là nơi lưu trữ của những chiếc chiến đấu cơ F-4.Và hầu hết những chiếc F-4 tại Davis – Monthan đều trong tình trạng không còn khả năng hoạt động, số phụ tùng còn sử dụng được của chúng thì được gỡ ra và niêm cất dài hạn trong các kho dự trữ trong nhà.Trong ảnh là hai nhân viên của Davis – Monthan đã tháo gỡ phần bụng của một chiếc F-4.Ngoài máy bay quân sự do Mỹ chế tạo tại Davis – Monthan còn lưu trữ nguyên mẫu máy bay của một số quốc gia khác như hai chiếc tiêm kích phản lực Lim-5 của Ba Lan này (một biến thể MiG-17 của Liên Xô).Thậm chí các dòng máy bay hiện đại như Lockheed C-5 Galaxy cũng xuất hiện tại Davis – Monthan, tất nhiên chúng chưa hề lỗi thời nhưng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng khiến Quân đội Mỹ không thể duy trì số lượng máy bay trong biên chế và cách tốt nhất là đưa chúng đến Davis – Monthan để lưu trữ dài hạn.Trong ảnh là những lời tạm biệt của các phi công Mỹ viết lên trên buồng lái từng gắn bó với mình trong khoảng thời gian dài.Hàng dài những chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 "Hercules" tại Davis – Monthan.Hình ảnh C-130 dưới cái nắng chói chang giữa vùng hoang mạc, tuy nhiên chính điều kiện môi trường này lại giúp bảo quản chúng tốt nhất.Bên trong buồng lái của máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130 của Không quân Mỹ, với trang bị hiện tại thì nhiều khả năng nó đã bị bỏ lại Davis – Monthan tầm gần 10 năm.Trong ảnh là biến thể MC-130H đặc biệt thuộc Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt Không quân Hoa Kỳ.Máy bay huấn luyện T-38 tại Davis – Monthan, có điều đặc biệt là ở cánh đuôi của nó lại được sơn ký hiệu của NATO.Những gì còn xót lại của chiếc trực thăng vận tải CH-46 "Sea Knight" mang số hiệu 153.993 của Hải quân Mỹ. Điều khiến nó vẫn còn tồn tại là vì nó chính là chiếc trực thăng chở theo 11 lính thủy đánh bộ cuối cùng của Mỹ rời khỏi Sài Gòn vào ngày 30/4/1975.Hàng dài những chiếc Sea Knight tại Davis – Monthan.Trong ảnh là chiếc trực thăng không lực một VH-34, nó hoạt động từ năm 1958-1963 phục vụ cho hai đời Tổng thống Mỹ gồm Dwight D. Eisenhower và John F. Kennedy.
Nằm ở ngoại ô thành phố Tucson, tiểu bang Arizona, Mỹ là căn cứ không quân Davis - Monthan - nơi Quân đội Mỹ lưu trữ các dòng máy bay quân sự của nước này với diện tích lên đến 2.600 mẫu Anh. Tại Davis – Monthan, bên cạnh những chiếc máy bay đã không còn khả năng hoạt động cũng có hàng ngàn chiếc máy bay khác đang nằm trong tình trạng niêm cất dài hạn và sẵn sàng hoạt động trở lại bất cứ lúc nào.
Ta có thể dễ dàng nhận ra mọi loại máy bay quân sự của Quân đội Mỹ tại Davis – Monthan từ thời Chiến tranh Lạnh cho đến hiện tại. Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật tại Davis – Monthan đang niêm cất chiếc F-18 "Blue Angel" mới được chuyển tới đây.
Còn đây là vị trí lưu trữ những chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ được sản xuất từ những năm 1973, trong tương lai gần chúng sẽ được chuyển đổi thành các mục tiêu bay phục vụ công tác huấn luyện phi công của Không quân Mỹ.
Phần còn lại của những chiếc tiêm kích F-14 của Hải quân Mỹ. Vào năm 1989 tại Vịnh Sidra hai chiếc F-14 này đã bắn hạ hai chiến đấu cơ MiG-23 của Libya, chính vì lý do này chúng đã không bị phá hủy.
Ngay cạnh đó là nơi lưu trữ của những chiếc chiến đấu cơ F-4.
Và hầu hết những chiếc F-4 tại Davis – Monthan đều trong tình trạng không còn khả năng hoạt động, số phụ tùng còn sử dụng được của chúng thì được gỡ ra và niêm cất dài hạn trong các kho dự trữ trong nhà.
Trong ảnh là hai nhân viên của Davis – Monthan đã tháo gỡ phần bụng của một chiếc F-4.
Ngoài máy bay quân sự do Mỹ chế tạo tại Davis – Monthan còn lưu trữ nguyên mẫu máy bay của một số quốc gia khác như hai chiếc tiêm kích phản lực Lim-5 của Ba Lan này (một biến thể MiG-17 của Liên Xô).
Thậm chí các dòng máy bay hiện đại như Lockheed C-5 Galaxy cũng xuất hiện tại Davis – Monthan, tất nhiên chúng chưa hề lỗi thời nhưng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng khiến Quân đội Mỹ không thể duy trì số lượng máy bay trong biên chế và cách tốt nhất là đưa chúng đến Davis – Monthan để lưu trữ dài hạn.
Trong ảnh là những lời tạm biệt của các phi công Mỹ viết lên trên buồng lái từng gắn bó với mình trong khoảng thời gian dài.
Hàng dài những chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 "Hercules" tại Davis – Monthan.
Hình ảnh C-130 dưới cái nắng chói chang giữa vùng hoang mạc, tuy nhiên chính điều kiện môi trường này lại giúp bảo quản chúng tốt nhất.
Bên trong buồng lái của máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130 của Không quân Mỹ, với trang bị hiện tại thì nhiều khả năng nó đã bị bỏ lại Davis – Monthan tầm gần 10 năm.
Trong ảnh là biến thể MC-130H đặc biệt thuộc Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt Không quân Hoa Kỳ.
Máy bay huấn luyện T-38 tại Davis – Monthan, có điều đặc biệt là ở cánh đuôi của nó lại được sơn ký hiệu của NATO.
Những gì còn xót lại của chiếc trực thăng vận tải CH-46 "Sea Knight" mang số hiệu 153.993 của Hải quân Mỹ. Điều khiến nó vẫn còn tồn tại là vì nó chính là chiếc trực thăng chở theo 11 lính thủy đánh bộ cuối cùng của Mỹ rời khỏi Sài Gòn vào ngày 30/4/1975.
Hàng dài những chiếc Sea Knight tại Davis – Monthan.
Trong ảnh là chiếc trực thăng không lực một VH-34, nó hoạt động từ năm 1958-1963 phục vụ cho hai đời Tổng thống Mỹ gồm Dwight D. Eisenhower và John F. Kennedy.