Trong hợp tác quân sự về không quân, Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt về mặt động cơ. Ít nhất có hai loại máy bay của Trung Quốc hiện tại đang dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy của Ukraine. Ảnh: Máy bay huấn luyện JL-8 (bản xuất khẩu K-8) dùng động cơ AI-25 do hãng Ivchenko Progress sản xuất.Trong ảnh là máy bay huấn luyện L-15 trang bị động cơ phản lực AI-222-25 của Ivchenko Progress. Trung Quốc cũng có ý định sao chép các động cơ của Ukraine tuy nhiên vẫn chưa thành công.Không chỉ bán động cơ, chính quyền Ukraine thân phương Tây năm 2014 đã có ý định hợp tác cùng sản xuất máy bay tấn công L-15 dùng hệ thống điện tử của Ukraine. Nếu thương vụ này thành công thì có thể khẳng định rằng Trung Quốc trong tương lai rất có thể sẽ bán động cơ vũ khí ngược lại cho Ukraine.Trung Quốc còn hợp tác rất nhiều lần với Cục thiết kế Yuzhmash của Ukraine. Cơ quan này từng là nơi sản xuất nghiên cứu chế tạo rocket, tên lửa lớn nhất của Liên xô, chuyên kỹ thuật về tên lửa và động cơ tên lửa. Đại diện là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-120 - nguyên bản của động cơ YE-100 của tên lửa đẩy Trường Chinh-5.Hiện tại người ta nghi ngờ Cục thiết kế Yuzhmash chính là cơ sở của Trung Quốc để nước này bí mật đàm phán với Ukraine tiến hành các cuộc đàm phán trao đổi chuyển nhượng kỹ thuật bí mật. Yuzhmash đã từng sản xuất tên lửa liên lục địa R-36M có tầm bắn 16.000 km, tuy nhiên hiện nay những tài liệu về loại tên lửa này vẫn được Cục thiết kế lưu giữ.Ở lĩnh vực tên lửa hành trình, Ukraine cũng nhiều lần “đi đêm” với Trung Quốc. Nga đã nhiều lần chỉ trích Ukraine việc nước này cung cấp cho Trung quốc và Iran các thành phần đầu đạn tên lửa hành trình Kh-55. Loại thiết kế này gần giống với thiết kế của tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Nhiều chuyên gia đồn đoán, việc Trung Quốc trình làng loại tên lửa hành trình “Trường Kiếm-10” rất có khả năng được chế tạo trên cơ sở của Kh-55.Trung Quốc và Ukraine cũng đã từng hợp tác mật thiết trong lĩnh vực radar. Từ năm 2000 đến năm 2002, Ukraine đã sản xuất khoảng 76 bộ radar bắt máy bay tàng hình Kolchuga. Trong đó 50 bộ Nga và Ethiopia, phía Ukraine trang bị 20 bộ, còn lại 4 bộ không rõ tung tích. Sau đó Ukraine thừa nhận cung cấp 4 bộ còn lại cho Trung Quốc. Phía Mỹ đề nghị được cung cấp chi tiết bản hợp đồng và các thông tin liên quan của thương vụ này nhưng bị phía Ukraine từ chối.Đến ngay cả tàu khu trục Type 052C/052D của Trung Quốc cũng có bàn tay của các chuyên gia kỹ thuật Ukraine can thiệp. Phía Ukraine cung cấp cho Trung Quốc con chip xử lý dữ liệu trung ương lại càng giúp nước này giải quyết vấn đề kinh phí đắt đỏ để mua loại chíp này. Theo thống kê, với sự giúp đỡ của Ukraine, Trung Quốc chỉ phải bỏ ra vài nghìn USD để mua chúng, trong khi trên thực tế giá của chúng vào khoảng vài chục nghìn USD Mỹ.Ukraine cũng đã từng chuyển nhượng cho Trung Quốc mô hình tiêm kích hạm T-10K-3 (Su-33). Trên cơ sở của chiếc máy bay này, Trung Quốc sau đó đã tự phát triển ra máy bay chiến đấu J-15. Tháng 10/ 2006, Trung Quốc cử phái đoàn sang Ukraine để thảo luận việc giúp huấn luyện phi công tàu sân bay. Tiếp đó hàng loạt các chuyên gia kỹ thuật của hải quân, kỹ sư, phi công Trung Quốc lũ lượt kéo đến trung tâm huấn luyện bay NITKA của Ukraine.Ukraine thường đóng vai trò là nơi phục vụ phía sau cho Nga kinh doanh vũ khí. Ví dụ như vụ duy trì bảo dưỡng kỹ thuật tàu ngầm lớp Kilo.Trung Quốc muốn được tiến hành công tác bảo dưỡng trong nước nhưng phía Nga không đồng ý. Chính vì những bất đồng lâu dài không được giải quyết, nên vào năm 2009, Trung Quốc đã hợp tác được với Ukraine nhằm tìm kiếm các tài liệu nhằm tự bảo dưỡng tàu ngầm trong nước.Đầu những năm 1990, Trung Quốc nhập khẩu hàng chục máy bay tiêm kích Su-27SK với tên lửa dẫn đường R-27R. Trong quá trình sử dụng, nước này đã gửi 150 đầu dẫn tên lửa sang Ukraine đại tu. Không những vậy, Trung Quốc lâu nay vẫn muốn sở hữu R-27 phiên bản nội địa.Như vậy, tổng kết lại có thể thấy hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine được bắt đầu từ việc thu hút nhân tài, mua trang thiết bị quân sự cho tới hợp tác nghiên cứu chế tạo. Trong tương lai rất có thể Trung Quốc và Ukraine sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực trao đổi hoặc cùng nghiên cứu chế tạo hệ thộng động lực của máy bay J-20, Y-20, kỹ thuật tên lửa và đạn đạo, radar hay hệ thống động cơ của các chiến hạm.
Trong hợp tác quân sự về không quân, Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều, đặc biệt về mặt động cơ. Ít nhất có hai loại máy bay của Trung Quốc hiện tại đang dùng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy của Ukraine. Ảnh: Máy bay huấn luyện JL-8 (bản xuất khẩu K-8) dùng động cơ AI-25 do hãng Ivchenko Progress sản xuất.
Trong ảnh là máy bay huấn luyện L-15 trang bị động cơ phản lực AI-222-25 của Ivchenko Progress. Trung Quốc cũng có ý định sao chép các động cơ của Ukraine tuy nhiên vẫn chưa thành công.
Không chỉ bán động cơ, chính quyền Ukraine thân phương Tây năm 2014 đã có ý định hợp tác cùng sản xuất máy bay tấn công L-15 dùng hệ thống điện tử của Ukraine. Nếu thương vụ này thành công thì có thể khẳng định rằng Trung Quốc trong tương lai rất có thể sẽ bán động cơ vũ khí ngược lại cho Ukraine.
Trung Quốc còn hợp tác rất nhiều lần với Cục thiết kế Yuzhmash của Ukraine. Cơ quan này từng là nơi sản xuất nghiên cứu chế tạo rocket, tên lửa lớn nhất của Liên xô, chuyên kỹ thuật về tên lửa và động cơ tên lửa. Đại diện là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-120 - nguyên bản của động cơ YE-100 của tên lửa đẩy Trường Chinh-5.
Hiện tại người ta nghi ngờ Cục thiết kế Yuzhmash chính là cơ sở của Trung Quốc để nước này bí mật đàm phán với Ukraine tiến hành các cuộc đàm phán trao đổi chuyển nhượng kỹ thuật bí mật. Yuzhmash đã từng sản xuất tên lửa liên lục địa R-36M có tầm bắn 16.000 km, tuy nhiên hiện nay những tài liệu về loại tên lửa này vẫn được Cục thiết kế lưu giữ.
Ở lĩnh vực tên lửa hành trình, Ukraine cũng nhiều lần “đi đêm” với Trung Quốc. Nga đã nhiều lần chỉ trích Ukraine việc nước này cung cấp cho Trung quốc và Iran các thành phần đầu đạn tên lửa hành trình Kh-55. Loại thiết kế này gần giống với thiết kế của tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. Nhiều chuyên gia đồn đoán, việc Trung Quốc trình làng loại tên lửa hành trình “Trường Kiếm-10” rất có khả năng được chế tạo trên cơ sở của Kh-55.
Trung Quốc và Ukraine cũng đã từng hợp tác mật thiết trong lĩnh vực radar. Từ năm 2000 đến năm 2002, Ukraine đã sản xuất khoảng 76 bộ radar bắt máy bay tàng hình Kolchuga. Trong đó 50 bộ Nga và Ethiopia, phía Ukraine trang bị 20 bộ, còn lại 4 bộ không rõ tung tích. Sau đó Ukraine thừa nhận cung cấp 4 bộ còn lại cho Trung Quốc. Phía Mỹ đề nghị được cung cấp chi tiết bản hợp đồng và các thông tin liên quan của thương vụ này nhưng bị phía Ukraine từ chối.
Đến ngay cả tàu khu trục Type 052C/052D của Trung Quốc cũng có bàn tay của các chuyên gia kỹ thuật Ukraine can thiệp. Phía Ukraine cung cấp cho Trung Quốc con chip xử lý dữ liệu trung ương lại càng giúp nước này giải quyết vấn đề kinh phí đắt đỏ để mua loại chíp này. Theo thống kê, với sự giúp đỡ của Ukraine, Trung Quốc chỉ phải bỏ ra vài nghìn USD để mua chúng, trong khi trên thực tế giá của chúng vào khoảng vài chục nghìn USD Mỹ.
Ukraine cũng đã từng chuyển nhượng cho Trung Quốc mô hình tiêm kích hạm T-10K-3 (Su-33). Trên cơ sở của chiếc máy bay này, Trung Quốc sau đó đã tự phát triển ra máy bay chiến đấu J-15. Tháng 10/ 2006, Trung Quốc cử phái đoàn sang Ukraine để thảo luận việc giúp huấn luyện phi công tàu sân bay. Tiếp đó hàng loạt các chuyên gia kỹ thuật của hải quân, kỹ sư, phi công Trung Quốc lũ lượt kéo đến trung tâm huấn luyện bay NITKA của Ukraine.
Ukraine thường đóng vai trò là nơi phục vụ phía sau cho Nga kinh doanh vũ khí. Ví dụ như vụ duy trì bảo dưỡng kỹ thuật tàu ngầm lớp Kilo.Trung Quốc muốn được tiến hành công tác bảo dưỡng trong nước nhưng phía Nga không đồng ý. Chính vì những bất đồng lâu dài không được giải quyết, nên vào năm 2009, Trung Quốc đã hợp tác được với Ukraine nhằm tìm kiếm các tài liệu nhằm tự bảo dưỡng tàu ngầm trong nước.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc nhập khẩu hàng chục máy bay tiêm kích Su-27SK với tên lửa dẫn đường R-27R. Trong quá trình sử dụng, nước này đã gửi 150 đầu dẫn tên lửa sang Ukraine đại tu. Không những vậy, Trung Quốc lâu nay vẫn muốn sở hữu R-27 phiên bản nội địa.
Như vậy, tổng kết lại có thể thấy hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine được bắt đầu từ việc thu hút nhân tài, mua trang thiết bị quân sự cho tới hợp tác nghiên cứu chế tạo. Trong tương lai rất có thể Trung Quốc và Ukraine sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực trao đổi hoặc cùng nghiên cứu chế tạo hệ thộng động lực của máy bay J-20, Y-20, kỹ thuật tên lửa và đạn đạo, radar hay hệ thống động cơ của các chiến hạm.