Kể từ năm 1991, Trung Quốc đã bắt đầu hợp tác quân sự với Ukraine qua đó “tóm” không biết bao nhiêu công nghệ vũ khí tối tân dưới thời Liên Xô nhằm phục vụ quá trình phát triển của Quân đội Trung Quốc.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được quyền tiếp quản 3.594 nhà máy quân dụng, hơn 3 nghìn công nhân, trong đó có hơn 700 nhà máy chuyên sản xuất các loại vũ khí trang bị quân sự với hơn 1.400 công nhân có tay nghề cao về chế tạo lắp ráp các vũ khí trang bị cho Hải - Lục - Không quân. Như vậy đáng lẽ ra Ukraine phải có năng lực xuất khẩu các thiết bị quân sự tương đương với Nga, thế nhưng trong thực tế thì lại không như vậy, thậm chí còn kém xa rất nhiều lần so với Nga.Nguyên nhân của sự khác biệt này là được cho là do chính Ukraine. Xuất khẩu công nghiệp quân sự là một miếng mồi quá ngon khiến cho các tập đoàn lớn của Ukraine thi nhau tranh giành, xâu xé, từ đó tạo ra cuộc chơi không lành mạnh. Do không nhận được sự can thiệp kịp thời của chính phủ Ukraine, dần dần bị các lợi ích kinh tế đơn thuần chiếm lĩnh ngăn cản phát triển.Do vậy, ngành công nghiệp quân sự Ukraine đành phải từ bỏ mô hình kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp thành phẩm, chuyển sang phát triển mô hình hợp tác kỹ thuật sản xuất các sản phẩm có giá thành cao nhưng lại ko bền vững. Chính nhờ đó, Trung Quốc đã trở thành quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ mô hình này kể từ khi hợp tác quân sự với Ukraine.Sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine được bắt nguồn từ việc sau khi Liên Xô tan rã kéo theo sự ra đời của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Tuy nhiên lúc này một số lượng lớn các nhà máy cơ quan bị đóng cửa, các nhân tài của các quốc gia này rơi vào cảnh khốn khổ. Nhận thức rõ được tình trạng đó, các nước như Mỹ, Đức, Israel, Hàn Quốc, Singapore liên tục sử dụng các biện pháp, chiêu trò nhằm thu hút nhân tài về đất nước mình. Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc chơi này. Khi đó, Trung Quốc đã cử nhiều “sứ giả” sang Ukraine tìm kiếm chuyên gia hàng đầu mời về làm việc.Thời điểm đó, điều kiện cơ sở kỹ thuật của Trung Quốc tương đối lạc hậu, quy mô nhỏ. Về sau nước này đã đem các sản phẩm công nghiệp nhẹ để đổi lấy các thiết bị tiên tiến. Một số chuyên gia đầu ngành của Ukraine cũng bắt đầu tới Trung Quốc làm việc.Tuy nhiên, Trung Quốc và Ukraine chính thức bắt tay hợp tác thương mại quân sự là vào tháng 11/1992. Năm 1993 Trung Quốc đã mua của Ukraine một chiếc tàu tiếp tế viễn dương vừa mới được hạ thủy nhưng chưa hoàn thiện xong. Chiếc tàu này được kéo tới Đại Liên và sau 3 năm thì đóng hoàn thiện. Nó có lượng giãn nước khi đầy tải là 37.000 tấn. Đây được coi là tàu tiếp tế lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Ban đầu nó có tên là “Nam Vận 953”, về sau đổi thành “Thanh Hải Hồ”. 10 năm sau chiếc tàu này vẫn là tàu tiếp tế lớn nhất của Hải Quân Trung Quốc.Đương nhiên, trong hợp tác kĩ thuật quân sự Trung-Ukraine thì giao dịch gây được sự chú ý nhất của công chúng đó chính là việc Trung Quốc mua tàu sân bay Varyag của Ukraine. Phía Ukraine cho biết, sau khi chiếc tàu sân bay này cập bến của Trung Quốc thì tất cả các công đoạn duy tu bảo dưỡng, cải tạo đều dưới sự tư vấn và chỉ đạo của các chuyên gia Ukraine.Ngoài tàu sân bay Varyag, một thương vụ gây được sự chú ý không kém đó chính là việc Trung Quốc đặt mua của Ukraine hai tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr (kiểu Bò rừng). Zubr thật sự là một mẫu tàu đổ bộ quan trọng trong các hoạt động tác chiến ven bờ và hải đảo. Với tốc độ siêu cao, Zubr có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực cần đánh chiếm trên một hải trình dài. Lượng giãn nước khoảng khi đầy tải 535 tấn, tốc độ tối đa 60km/h, có thể chở được xe tăng có trọng tải 3-40 tấn.Tuy nhiên, Nga cho rằng chiếc tàu này là một thiết kế của Cục thiết kế Salyut của Nga, do vậy Nga kịch liệt phản đối sự hợp tác lần này của Trung Quốc và Ukraine. Nga yêu cầu ký lại hợp đồng và sẽ không cung cấp các linh kiện chính của chiếc tàu này nếu Ukraine không chấp thuận yêu cầu trên. Về phía Ukraine, nước này phản đối yêu cầu của Nga và một mực khẳng định hợp đồng trên với Trung Quốc sẽ tiếp tục do Ukraine thực hiện kí kết.Ngoài ra, nói đến mối quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc và Ukraine phải kể đến sự hợp tác trong lĩnh vực mua bán hệ thống động lực, đặc biệt là động cơ dành cho vũ khí quân sự. Năm 1989, Mỹ và một số nước đồng minh đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, khiến nước này không thể nào nhập động cơ tua bin khí LM-2500. Trong tình thế tuyệt vọng ấy Trung Quốc đã tìm được đối tác mới là Ukraine. Năm 1993, Ukraine đã bán cho Trung Quốc 10 động cơ tua bin khí UGT-25000, đồng thời chuyển nhượng một số kỹ thuật liên quan.Nhưng do trọng lượng và thể tích của động cơ tuabin khí UGT-25000 đều lớn hơn loại LM-2500 cho nên không thể thay thế sử dụng cho tàu khu trục Type 052.Ngoài việc nhập động cơ tuabin khí UGT-25000, Trung Quốc còn “lợi dụng” Ukraine để tự nghiên cứu chế tạo phát triển thêm loại động cơ tuabin khí hạng nặng R0110 có công suất đầu ra là 15.000 mã lực, hiệu suất nhiệt 36%. Việc phát triển thành công loại động cơ này đã giúp cho Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới có khả năng nghiên cứu chế tạo động cơ tuabin khí hạng nặng và rất có khả năng động cơ này sẽ trở thành “trái tim” của tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.Trong lĩnh vực hợp tác trang bị vũ khí dành cho Lục quân, Trung Quốc và Ukraine cũng đã có kế hoạch phát triển nâng cấp xe tăng MBT-2000 bằng cách mua động cơ PERKINS của Anh. Tuy nhiên do yếu tố chính trị cản trở, nên đành phải thay thế sử dụng động cơ 6TD-2 có cùng công suất với động cơ PERKINS của Ukraine. Kết quả là động cơ 6TD-2 rất phù hợp với xe tăng MBT-2000. Từ đó, Ukraine phát triển sản xuất loại động cơ này trên quy mô lớn.Kể từ sau thương vụ mua bán động cơ 6TD-2, hợp tác giữa hai nước Trung Quốc và Ukraine đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt. Năm 2010, 5 xe tăng loại MTB-2000 của Trung Quốc xuất hiện tại lễ duyệt binh của Peru. Có tin đồn rằng Peru sẽ mua loại xe tăng này. Tuy nhiên phía Ukraine từ chối bán 62 động cơ 6TD-2 cho Trung Quốc nên thương vụ giữa Trung Quốc và Peru bất thành. Tháng 8/2011, xưởng sản xuất động cơ này của Ukraine cũng bị phá sản. Như vậy Ukraine cũng không thu được lợi ích nào từ việc bán động cơ này nữa.
Kể từ năm 1991, Trung Quốc đã bắt đầu hợp tác quân sự với Ukraine qua đó “tóm” không biết bao nhiêu công nghệ vũ khí tối tân dưới thời Liên Xô nhằm phục vụ quá trình phát triển của Quân đội Trung Quốc.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được quyền tiếp quản 3.594 nhà máy quân dụng, hơn 3 nghìn công nhân, trong đó có hơn 700 nhà máy chuyên sản xuất các loại vũ khí trang bị quân sự với hơn 1.400 công nhân có tay nghề cao về chế tạo lắp ráp các vũ khí trang bị cho Hải - Lục - Không quân. Như vậy đáng lẽ ra Ukraine phải có năng lực xuất khẩu các thiết bị quân sự tương đương với Nga, thế nhưng trong thực tế thì lại không như vậy, thậm chí còn kém xa rất nhiều lần so với Nga.
Nguyên nhân của sự khác biệt này là được cho là do chính Ukraine. Xuất khẩu công nghiệp quân sự là một miếng mồi quá ngon khiến cho các tập đoàn lớn của Ukraine thi nhau tranh giành, xâu xé, từ đó tạo ra cuộc chơi không lành mạnh. Do không nhận được sự can thiệp kịp thời của chính phủ Ukraine, dần dần bị các lợi ích kinh tế đơn thuần chiếm lĩnh ngăn cản phát triển.
Do vậy, ngành công nghiệp quân sự Ukraine đành phải từ bỏ mô hình kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp thành phẩm, chuyển sang phát triển mô hình hợp tác kỹ thuật sản xuất các sản phẩm có giá thành cao nhưng lại ko bền vững. Chính nhờ đó, Trung Quốc đã trở thành quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ mô hình này kể từ khi hợp tác quân sự với Ukraine.
Sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine được bắt nguồn từ việc sau khi Liên Xô tan rã kéo theo sự ra đời của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Tuy nhiên lúc này một số lượng lớn các nhà máy cơ quan bị đóng cửa, các nhân tài của các quốc gia này rơi vào cảnh khốn khổ. Nhận thức rõ được tình trạng đó, các nước như Mỹ, Đức, Israel, Hàn Quốc, Singapore liên tục sử dụng các biện pháp, chiêu trò nhằm thu hút nhân tài về đất nước mình. Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc chơi này. Khi đó, Trung Quốc đã cử nhiều “sứ giả” sang Ukraine tìm kiếm chuyên gia hàng đầu mời về làm việc.
Thời điểm đó, điều kiện cơ sở kỹ thuật của Trung Quốc tương đối lạc hậu, quy mô nhỏ. Về sau nước này đã đem các sản phẩm công nghiệp nhẹ để đổi lấy các thiết bị tiên tiến. Một số chuyên gia đầu ngành của Ukraine cũng bắt đầu tới Trung Quốc làm việc.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Ukraine chính thức bắt tay hợp tác thương mại quân sự là vào tháng 11/1992. Năm 1993 Trung Quốc đã mua của Ukraine một chiếc tàu tiếp tế viễn dương vừa mới được hạ thủy nhưng chưa hoàn thiện xong. Chiếc tàu này được kéo tới Đại Liên và sau 3 năm thì đóng hoàn thiện. Nó có lượng giãn nước khi đầy tải là 37.000 tấn. Đây được coi là tàu tiếp tế lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Ban đầu nó có tên là “Nam Vận 953”, về sau đổi thành “Thanh Hải Hồ”. 10 năm sau chiếc tàu này vẫn là tàu tiếp tế lớn nhất của Hải Quân Trung Quốc.
Đương nhiên, trong hợp tác kĩ thuật quân sự Trung-Ukraine thì giao dịch gây được sự chú ý nhất của công chúng đó chính là việc Trung Quốc mua tàu sân bay Varyag của Ukraine. Phía Ukraine cho biết, sau khi chiếc tàu sân bay này cập bến của Trung Quốc thì tất cả các công đoạn duy tu bảo dưỡng, cải tạo đều dưới sự tư vấn và chỉ đạo của các chuyên gia Ukraine.
Ngoài tàu sân bay Varyag, một thương vụ gây được sự chú ý không kém đó chính là việc Trung Quốc đặt mua của Ukraine hai tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr (kiểu Bò rừng). Zubr thật sự là một mẫu tàu đổ bộ quan trọng trong các hoạt động tác chiến ven bờ và hải đảo. Với tốc độ siêu cao, Zubr có thể nhanh chóng tiếp cận khu vực cần đánh chiếm trên một hải trình dài. Lượng giãn nước khoảng khi đầy tải 535 tấn, tốc độ tối đa 60km/h, có thể chở được xe tăng có trọng tải 3-40 tấn.
Tuy nhiên, Nga cho rằng chiếc tàu này là một thiết kế của Cục thiết kế Salyut của Nga, do vậy Nga kịch liệt phản đối sự hợp tác lần này của Trung Quốc và Ukraine. Nga yêu cầu ký lại hợp đồng và sẽ không cung cấp các linh kiện chính của chiếc tàu này nếu Ukraine không chấp thuận yêu cầu trên. Về phía Ukraine, nước này phản đối yêu cầu của Nga và một mực khẳng định hợp đồng trên với Trung Quốc sẽ tiếp tục do Ukraine thực hiện kí kết.
Ngoài ra, nói đến mối quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc và Ukraine phải kể đến sự hợp tác trong lĩnh vực mua bán hệ thống động lực, đặc biệt là động cơ dành cho vũ khí quân sự. Năm 1989, Mỹ và một số nước đồng minh đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, khiến nước này không thể nào nhập động cơ tua bin khí LM-2500. Trong tình thế tuyệt vọng ấy Trung Quốc đã tìm được đối tác mới là Ukraine. Năm 1993, Ukraine đã bán cho Trung Quốc 10 động cơ tua bin khí UGT-25000, đồng thời chuyển nhượng một số kỹ thuật liên quan.
Nhưng do trọng lượng và thể tích của động cơ tuabin khí UGT-25000 đều lớn hơn loại LM-2500 cho nên không thể thay thế sử dụng cho tàu khu trục Type 052.
Ngoài việc nhập động cơ tuabin khí UGT-25000, Trung Quốc còn “lợi dụng” Ukraine để tự nghiên cứu chế tạo phát triển thêm loại động cơ tuabin khí hạng nặng R0110 có công suất đầu ra là 15.000 mã lực, hiệu suất nhiệt 36%. Việc phát triển thành công loại động cơ này đã giúp cho Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới có khả năng nghiên cứu chế tạo động cơ tuabin khí hạng nặng và rất có khả năng động cơ này sẽ trở thành “trái tim” của tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.
Trong lĩnh vực hợp tác trang bị vũ khí dành cho Lục quân, Trung Quốc và Ukraine cũng đã có kế hoạch phát triển nâng cấp xe tăng MBT-2000 bằng cách mua động cơ PERKINS của Anh. Tuy nhiên do yếu tố chính trị cản trở, nên đành phải thay thế sử dụng động cơ 6TD-2 có cùng công suất với động cơ PERKINS của Ukraine. Kết quả là động cơ 6TD-2 rất phù hợp với xe tăng MBT-2000. Từ đó, Ukraine phát triển sản xuất loại động cơ này trên quy mô lớn.
Kể từ sau thương vụ mua bán động cơ 6TD-2, hợp tác giữa hai nước Trung Quốc và Ukraine đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt. Năm 2010, 5 xe tăng loại MTB-2000 của Trung Quốc xuất hiện tại lễ duyệt binh của Peru. Có tin đồn rằng Peru sẽ mua loại xe tăng này. Tuy nhiên phía Ukraine từ chối bán 62 động cơ 6TD-2 cho Trung Quốc nên thương vụ giữa Trung Quốc và Peru bất thành. Tháng 8/2011, xưởng sản xuất động cơ này của Ukraine cũng bị phá sản. Như vậy Ukraine cũng không thu được lợi ích nào từ việc bán động cơ này nữa.