Xe tăng bánh lốp là cách mà người Nga gọi các khẩu pháo tự hành chống tăng dùng bánh lốp hay là các xe hỗ trợ hỏa lực hạng nặng theo cách phân loại của phương Tây. Tuy nhiên, có vẻ như gọi chúng là xe tăng bánh lốp phù hợp hơn vì vốn dĩ nó có tiêu chuẩn thiết kế của một xe tăng thực thụ. Và dưới đây là danh sách top 10 mẫu xe tăng bánh lốp tốt nhất thế giới do chuyên trang quân sự MT bình chọn.Như đã nói ở đầu bài, nếu Nga và Đức là hai quốc gia đi đầu trong công nghệ chế tạo xe tăng bánh xích thì đối với xe tăng bánh lốp lại là Italy. Khi nước này mới cho ra mắt mẫu xe tăng bánh lốp Centauro 2 và cũng đứng vị trị hàng đầu trong danh sách của MT.Centauro 2 biến thể nâng cấp của dòng xe tăng bánh lốp Centauro sử dụng pháo 120mm được phát triển bởi liên doanh quốc phòng IVECO và OTO Melara theo yêu cầu của Quân đội Italy. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2016 với hơn 74 chiếc đã được đưa vào trang bị thay thế cho những chiếc Centauro B1 đã lỗi thời.Ở biến thể này, Centauro 2 cũng sử dụng khung gầm bánh lốp 8x8, nó được trang bị pháo chính 120mm tích hợp máy nạp đạn tự động cùng với đó là mở rộng các mẫu đạn nó có thể sử dụng bao gồm cả đạn xuyên giáp thế hệ mới. Kíp chiến đấu của Centauro 2 gồm 4 người toàn bộ phần thân xe được bọc thép có khả năng chịu được đạn pháo 40mm.Vị trí thứ hai trong danh sách không ai khác chính là phiên bản đầu tiên của xe tăng bánh lốp Centauro sử dụng pháo 120mm kiểu cũ, nó được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép Centauro B1 của Quân đội Italy xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004.Về thiết kế, Centauro không có quá nhiều điểm khác biệt so với Centauro 2, ngoài việc nó không được trang bị máy nạp đạn tự động cùng các trang thiết bị điện tử hiện đại. Nó cũng sử dụng khung gầm bánh lốp 8x8 của Centauro B1 với kíp chiến đấu cũng bốn người.Tầm bắn tối đa của pháo 120mm trên Centauro là 3.000m với đạn xuyên giáp APFSDS nó có thể xuyên phá lớp giáp chính dày tới 600mm.Vị trí thứ 3 thuộc về mẫu xe tăng bánh lốp Maneuver Combat Vehicle (MCV) của Nhật Bản, nó được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc gia Nhật Bản từ năm 2008 đến năm 2013 mới được công bố chính thức. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang có kế hoạch đưa vào trang bị từ 200-300 chiếc MCV.Dù vậy, pháo chính của MCV được cho là không xứng tầm với mẫu xe tăng bánh lốp này khi chỉ dừng lại ở 105mm theo tiêu chuẩn của NATO, ngoài ra nó cũng không được trang bị máy nạp đạn tự động. Tuy nhiên MCV vẫn có những ưu điểm nhất định trên chiến trường nhất là khi nó hoạt động chủ yếu tại Nhật Bản.Giống như nhiều mẫu xe bọc thép của Nhật Bản MCV cũng được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hiện đại như hệ thống điều khiển hỏa lực, thiết bị trinh sát quang học hổ trợ cho tác chiến. Ngoài ra thân xe cũng được trang bị hệ thống modul bảo vệ xe và kíp chiến đấu hiệu quả hơn trước các loại pháo 40mm trở xuống.Đứng vị trí thứ 4 lại là một cái tên khác quen cũng thuộc dòng xe tăng bánh lốp Centauro, tuy nhiên biến thể này lại sử dụng pháo chính 105mm thay vì 120mm. Về cơ bản ta có thể gọi nó là Centauro B1 và đây cũng là dòng xe tăng bánh lốp thành công nhất trên thế giới cho tới thời điểm hiện tại.Tất nhiên, Centauro B1 cũng sử dụng khung gầm 8x8 và trang thiết bị của nó cũng không quá khác so với Centauro/Centauro 2, ngoại trừ việc sử dụng pháo 105mm và dĩ nhiên là nó cũng được sản xuất theo yêu cầu của Quân đội Italy do OTO Melara chế tạo. Tầm bắn của nó cũng đạt 3.000m và mỗi xe có thể mang theo tới 40 viên đạn.Hệ thống điều khiển hỏa lực của Centauro B1 tương tự như trên xe tăng chiến đấu chủ lực Ariete của Quân đội Italy với tính năng tìm và diệt, nó chỉ mất từ 25-35 giây để bắn hạ mục tiêu sau khi được xác định. Điểm trừ lớn nhất của Centauro B1 vẫn là việc nó không được trang bị máy nạp đạn tự động.Ở vị trí thứ thứ 5 trong bảng xếp hạng của MT là một đại diện khác đến từ Châu Âu, mẫu xe tăng bánh lốp Pandur 2 FSV của Áo với pháo chính 105mm. Về thiết kế Pandur 2 FSV có hình dáng nhỏ hơn các ứng cử viên trước đó mặc dù sử dụng khung gầm 8x8 và nó được phát triển dựa trên mẫu xe bọc thép chở quân Pandur 2.Có một điều thú vị là Pandur 2 FSV cũng sử dụng tháp pháo OTO Melara HITFACT tương tự như Centauro B1, nhưng thiết kế pháo chính của chúng lại khác nhau, tuy nhiên biến thể Pandur 2 FSV với OTO Melara HITFACT không mấy thành công. Trong khi đó Pandur 2 FSV lại thành công hơn với tháp pháo CMI Defence CT-CV cũng sử dụng pháo 105mm.Ngoài các trang thiết bị điện tử đã quá quen thuộc với các dòng xe tăng bánh lốp theo tiêu chuẩn NATO, Pandur 2 FSV cũng có những điểm sáng của riêng mình, khi nó được tích hợp máy nạp đạn tự động và có khả năng bắn cả tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính. Dù vậy nó vẫn có những điểm trừ nhất định khi sở hữu hệ thống giáp bảo vệ yếu ớt chỉ chống lại được đạn súng máy 14.5mm.
Xe tăng bánh lốp là cách mà người Nga gọi các khẩu pháo tự hành chống tăng dùng bánh lốp hay là các xe hỗ trợ hỏa lực hạng nặng theo cách phân loại của phương Tây. Tuy nhiên, có vẻ như gọi chúng là xe tăng bánh lốp phù hợp hơn vì vốn dĩ nó có tiêu chuẩn thiết kế của một xe tăng thực thụ. Và dưới đây là danh sách top 10 mẫu xe tăng bánh lốp tốt nhất thế giới do chuyên trang quân sự MT bình chọn.
Như đã nói ở đầu bài, nếu Nga và Đức là hai quốc gia đi đầu trong công nghệ chế tạo xe tăng bánh xích thì đối với xe tăng bánh lốp lại là Italy. Khi nước này mới cho ra mắt mẫu xe tăng bánh lốp Centauro 2 và cũng đứng vị trị hàng đầu trong danh sách của MT.
Centauro 2 biến thể nâng cấp của dòng xe tăng bánh lốp Centauro sử dụng pháo 120mm được phát triển bởi liên doanh quốc phòng IVECO và OTO Melara theo yêu cầu của Quân đội Italy. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2016 với hơn 74 chiếc đã được đưa vào trang bị thay thế cho những chiếc Centauro B1 đã lỗi thời.
Ở biến thể này, Centauro 2 cũng sử dụng khung gầm bánh lốp 8x8, nó được trang bị pháo chính 120mm tích hợp máy nạp đạn tự động cùng với đó là mở rộng các mẫu đạn nó có thể sử dụng bao gồm cả đạn xuyên giáp thế hệ mới. Kíp chiến đấu của Centauro 2 gồm 4 người toàn bộ phần thân xe được bọc thép có khả năng chịu được đạn pháo 40mm.
Vị trí thứ hai trong danh sách không ai khác chính là phiên bản đầu tiên của xe tăng bánh lốp Centauro sử dụng pháo 120mm kiểu cũ, nó được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép Centauro B1 của Quân đội Italy xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2004.
Về thiết kế, Centauro không có quá nhiều điểm khác biệt so với Centauro 2, ngoài việc nó không được trang bị máy nạp đạn tự động cùng các trang thiết bị điện tử hiện đại. Nó cũng sử dụng khung gầm bánh lốp 8x8 của Centauro B1 với kíp chiến đấu cũng bốn người.
Tầm bắn tối đa của pháo 120mm trên Centauro là 3.000m với đạn xuyên giáp APFSDS nó có thể xuyên phá lớp giáp chính dày tới 600mm.
Vị trí thứ 3 thuộc về mẫu xe tăng bánh lốp Maneuver Combat Vehicle (MCV) của Nhật Bản, nó được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật quốc gia Nhật Bản từ năm 2008 đến năm 2013 mới được công bố chính thức. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang có kế hoạch đưa vào trang bị từ 200-300 chiếc MCV.
Dù vậy, pháo chính của MCV được cho là không xứng tầm với mẫu xe tăng bánh lốp này khi chỉ dừng lại ở 105mm theo tiêu chuẩn của NATO, ngoài ra nó cũng không được trang bị máy nạp đạn tự động. Tuy nhiên MCV vẫn có những ưu điểm nhất định trên chiến trường nhất là khi nó hoạt động chủ yếu tại Nhật Bản.
Giống như nhiều mẫu xe bọc thép của Nhật Bản MCV cũng được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hiện đại như hệ thống điều khiển hỏa lực, thiết bị trinh sát quang học hổ trợ cho tác chiến. Ngoài ra thân xe cũng được trang bị hệ thống modul bảo vệ xe và kíp chiến đấu hiệu quả hơn trước các loại pháo 40mm trở xuống.
Đứng vị trí thứ 4 lại là một cái tên khác quen cũng thuộc dòng xe tăng bánh lốp Centauro, tuy nhiên biến thể này lại sử dụng pháo chính 105mm thay vì 120mm. Về cơ bản ta có thể gọi nó là Centauro B1 và đây cũng là dòng xe tăng bánh lốp thành công nhất trên thế giới cho tới thời điểm hiện tại.
Tất nhiên, Centauro B1 cũng sử dụng khung gầm 8x8 và trang thiết bị của nó cũng không quá khác so với Centauro/Centauro 2, ngoại trừ việc sử dụng pháo 105mm và dĩ nhiên là nó cũng được sản xuất theo yêu cầu của Quân đội Italy do OTO Melara chế tạo. Tầm bắn của nó cũng đạt 3.000m và mỗi xe có thể mang theo tới 40 viên đạn.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của Centauro B1 tương tự như trên xe tăng chiến đấu chủ lực Ariete của Quân đội Italy với tính năng tìm và diệt, nó chỉ mất từ 25-35 giây để bắn hạ mục tiêu sau khi được xác định. Điểm trừ lớn nhất của Centauro B1 vẫn là việc nó không được trang bị máy nạp đạn tự động.
Ở vị trí thứ thứ 5 trong bảng xếp hạng của MT là một đại diện khác đến từ Châu Âu, mẫu xe tăng bánh lốp Pandur 2 FSV của Áo với pháo chính 105mm. Về thiết kế Pandur 2 FSV có hình dáng nhỏ hơn các ứng cử viên trước đó mặc dù sử dụng khung gầm 8x8 và nó được phát triển dựa trên mẫu xe bọc thép chở quân Pandur 2.
Có một điều thú vị là Pandur 2 FSV cũng sử dụng tháp pháo OTO Melara HITFACT tương tự như Centauro B1, nhưng thiết kế pháo chính của chúng lại khác nhau, tuy nhiên biến thể Pandur 2 FSV với OTO Melara HITFACT không mấy thành công. Trong khi đó Pandur 2 FSV lại thành công hơn với tháp pháo CMI Defence CT-CV cũng sử dụng pháo 105mm.
Ngoài các trang thiết bị điện tử đã quá quen thuộc với các dòng xe tăng bánh lốp theo tiêu chuẩn NATO, Pandur 2 FSV cũng có những điểm sáng của riêng mình, khi nó được tích hợp máy nạp đạn tự động và có khả năng bắn cả tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính. Dù vậy nó vẫn có những điểm trừ nhất định khi sở hữu hệ thống giáp bảo vệ yếu ớt chỉ chống lại được đạn súng máy 14.5mm.