Đầu tiên là tàu sân bay INS Vikramaditya – được Nga cải tạo lại từ tàu tuần dương chở máy bay Đô đốc Gorshkov theo đơn hàng từ Ấn Độ. Chiếc tàu sân bay cỡ 45.000 tấn này có khả năng chở 30 tiêm kích hạm MiG-29K và 6 trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc loại cảnh báo sớm Ka-31.
Lý do Trung Quốc sợ INS Vikramaditya vì, Bộ chỉ huy Quân đội Ấn Độ từ tàu có thể chỉ đạo phong toả tuyến hàng hải của Trung Quốc. Máy bay trên tàu sân bay tăng cường bán kính tác chiến cho Không quân Ấn Độ trên biển. Tàu sân bay Vikramaditya còn có thể cung cấp lực lượng trên không mang tính tiến công, phá vỡ bất kỳ ý đồ phong toả nào của tàu chiến Trung Quốc.
Thứ 2 là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA do Công ty TNHH Hindustan Ấn Độ và Sukhoi Nga hợp tác phát triển dựa trên mẫu Sukhoi PAKFA T-50. Theo nguồn tin ban đầu, FGFA có thể tác chiến đối không - đối đất, có khả năng cơ động, tàng hình cao, trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực mạng pha chủ động.
Theo các báo cáo, thiết kế khoang vũ khí của FGFA được cho là rất lớn, mang được 6 quả tên lửa đối không hoặc đối đất. Ngoài ra, máy bay FGFA còn có thể thiết kế để mang được tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phiên bản phóng trên không. Theo kế hoạch, công tác bàn giao máy bay chiến đấu FGFA sẽ bắt đầu từ năm 2022, dự kiến Ấn Độ mua khoảng 250 chiếc.
Lý do Trung Quốc sợ FGFA là do máy bay chiến đấu này có thể cạnh tranh với máy bay J-20 của Trung Quốc. Mặc dù tồn tại nhiều vấn đề, nhưng FGFA dựa trên kinh nghiệm thiết kế máy bay chiến đấu đã có hơn 70 năm của cục thiết kế Sukhoi. Ngược lại, J-20 là thiết kế sao chép, chắp vá của Trung Quốc, ứng dụng công nghệ không đồng bộ, chất lượng không rõ ràng. Nếu FGFA được chứng minh là một máy bay chiến đấu thành công, như vậy trong tương lai gần nó sẽ cung cấp lực lượng trên không cho Ấn Độ có thể so sánh với Trung Quốc và Mỹ.
Một loại vũ khí nữa của Ấn Độ tạo thành mối đe dọa lớn với Trung Quốc trên mặt biển là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos. Mẫu vũ khí hủy diệt đặc biệt nguy hiểm này do Ấn Độ và hãng NPO Mashinostroyeniya (Nga) hợp tác phát triển dựa trên tên lửa P-800 Oniks. BrahMos được phát triển thành 3 biến thể: phóng trên bộ; phóng trên biển và phóng trên không (tích hợp trên Su-30MKI, dự kiến thử nghiệm cuối năm 2014).
Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm 2 giai đoạn, tốc độ hành trình Mach 2,8, tầm bắn xa 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa BrahMos tạo thành mối đe doạ thực sự đối với các quân chủng của quân đội Trung Quốc. Khi đối mặt với cuộc tấn công của tên lửa này, hệ thống phòng không trên đất liền và trên biển của Trung Quốc chưa tưng được chứng minh thực chiến sẽ chỉ có vài giây để đối phó.
Đầu tiên là tàu sân bay INS Vikramaditya – được Nga cải tạo lại từ tàu tuần dương chở máy bay Đô đốc Gorshkov theo đơn hàng từ Ấn Độ. Chiếc tàu sân bay cỡ 45.000 tấn này có khả năng chở 30 tiêm kích hạm MiG-29K và 6 trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc loại cảnh báo sớm Ka-31.
Lý do Trung Quốc sợ INS Vikramaditya vì, Bộ chỉ huy Quân đội Ấn Độ từ tàu có thể chỉ đạo phong toả tuyến hàng hải của Trung Quốc. Máy bay trên tàu sân bay tăng cường bán kính tác chiến cho Không quân Ấn Độ trên biển. Tàu sân bay Vikramaditya còn có thể cung cấp lực lượng trên không mang tính tiến công, phá vỡ bất kỳ ý đồ phong toả nào của tàu chiến Trung Quốc.
Thứ 2 là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA do Công ty TNHH Hindustan Ấn Độ và Sukhoi Nga hợp tác phát triển dựa trên mẫu Sukhoi PAKFA T-50. Theo nguồn tin ban đầu, FGFA có thể tác chiến đối không - đối đất, có khả năng cơ động, tàng hình cao, trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực mạng pha chủ động.
Theo các báo cáo, thiết kế khoang vũ khí của FGFA được cho là rất lớn, mang được 6 quả tên lửa đối không hoặc đối đất. Ngoài ra, máy bay FGFA còn có thể thiết kế để mang được tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phiên bản phóng trên không. Theo kế hoạch, công tác bàn giao máy bay chiến đấu FGFA sẽ bắt đầu từ năm 2022, dự kiến Ấn Độ mua khoảng 250 chiếc.
Lý do Trung Quốc sợ FGFA là do máy bay chiến đấu này có thể cạnh tranh với máy bay J-20 của Trung Quốc. Mặc dù tồn tại nhiều vấn đề, nhưng FGFA dựa trên kinh nghiệm thiết kế máy bay chiến đấu đã có hơn 70 năm của cục thiết kế Sukhoi. Ngược lại, J-20 là thiết kế sao chép, chắp vá của Trung Quốc, ứng dụng công nghệ không đồng bộ, chất lượng không rõ ràng. Nếu FGFA được chứng minh là một máy bay chiến đấu thành công, như vậy trong tương lai gần nó sẽ cung cấp lực lượng trên không cho Ấn Độ có thể so sánh với Trung Quốc và Mỹ.
Một loại vũ khí nữa của Ấn Độ tạo thành mối đe dọa lớn với Trung Quốc trên mặt biển là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos. Mẫu vũ khí hủy diệt đặc biệt nguy hiểm này do Ấn Độ và hãng NPO Mashinostroyeniya (Nga) hợp tác phát triển dựa trên tên lửa P-800 Oniks. BrahMos được phát triển thành 3 biến thể: phóng trên bộ; phóng trên biển và phóng trên không (tích hợp trên Su-30MKI, dự kiến thử nghiệm cuối năm 2014).
Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm 2 giai đoạn, tốc độ hành trình Mach 2,8, tầm bắn xa 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Tên lửa BrahMos tạo thành mối đe doạ thực sự đối với các quân chủng của quân đội Trung Quốc. Khi đối mặt với cuộc tấn công của tên lửa này, hệ thống phòng không trên đất liền và trên biển của Trung Quốc chưa tưng được chứng minh thực chiến sẽ chỉ có vài giây để đối phó.