Ngoài việc điều động các tàu hộ vệ phòng không và hệ vệ chống ngầm bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle trong các dịch không kích chống IS tại Syria, Hải quân Pháp còn điều động cả tàu hậu cần cỡ lớn Marne (A630) thuộc lớp Durance tham gia vào biên đội tàu sân bay Charles de Gaulle.Tàu hậu cần và tiếp nhiên liệu trên biển Marne (A630) có nhiệm vụ chính là là bổ sung nhiên liệu cho các tàu hộ vệ tham gia chiến dịch quân sự chống IS lần này. Nó không chỉ phục vụ cho các tàu chiến của Pháp mà còn của Bỉ, Đức hay Mỹ. Tàu Marne được thiết kế có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho hai tàu chiến cùng một lúc hoặc cung cấp nhu yếu phẩm cho biên đội tàu đang tác chiến trên biển.Tàu hậu cần Marne có lượng giãn nước tối đa là 17.800 tấn, dài hơn 157m và để vận hành một con tàu như vậy, các tàu hậu cần lớp Durance được trang bị hai động cơ Pielstick 16 PC2-5 V400 có công suất 14.710kW, do trọng lượng khá lớn nên tốc độ di chuyển của các tàu hậu cần này chỉ đạt 19 hải lý/giờ.Đa phần các tàu hậu cần thuộc lớp Durance đều không được vũ trang, chúng chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí phòng vệ cơ bản như như hải pháo Bofors 40mm, hệ thống tên lửa phòng tầm ngắn Mistral và một số súng máy hạng nặng 12,7. Ngoài ra chúng cũng có thể mang theo một trực thăng cỡ nhỏ.Một tàu chiến khác không thuộc Hải quân Pháp tham gia biên đội tàu sân bay Charles de Gaulle là tàu hộ vệ chống ngầm F213 Augsburg thuộc lớp F122 Bremen,. Tuy nhiên tàu F213 Augsburg chỉ sẽ chính thức tham gia các hoạt động quân sự chống IS vào đầu năm sau cùng với 1.200 binh sĩ được Quân đội Đức điều động để hổ trợ hậu cần phục vụ cho liên minh chống IS.F213 Augsburg được Hải quân Đức đưa vào trang bị từ năm 1989. Nó có lượng giãn nước tối đa là 3.680 tấn dài hơn 130m và được trang bị 2 động cơ tuabin khí General Electric LM2500 có công suất 51.000 mã lực. Nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa là 32 hải lý/giờ và có phạm vi hoạt động là 7.400km.Dù sở hữu kho vũ khí khá đồ sộ nhưng các tàu hộ vệ F122 Bremen vẫn chưa chính thức tham chiến bất cứ cuộc chiến nào, nó được trang bị một hải pháo OTO-Melara 76mm, hệ thống phòng không trên hạm gồm có Sea Sparrow và RIM-116 RAM, tên lửa chống hạm Harpoon và hệ thống ống phóng ngư lôi Mark 32 324mm với các dòng ngư lôi như DM4A1 hoặc Mark 46. Ngoài ra nó cũng có thể mang theo hai trực thăng hải quân Sea Lynx Mk.88A.Hệ thống trang thiết bị điện tử của tàu F213 Augsburg gồm hệ thống radar giám sát 3D EADS TRS-3D, hệ thống tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực WM 25, hệ thống radar điều khiển hỏa lực Thales Nederland STIR 180 và hệ thống định vị thủy âm STN Atlas DSQS-23BZ. Hầu như trong suốt thời gian hoạt động của mình lớp tàu F213 Augsburg không có thành tích nào đáng vượt trội ngoại trừ các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Eden vào 2008.Dù huy động lực lượng tàu mặt nước đông đảo nhưng Hải quân Pháp vẫn triển khai một tàu tấn công hạt nhân lớp Rubis để bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle. Động thái này được cho là hơi dư thừa của Hải quân Pháp khi biên đội tàu sân bay của nước này hoàn không phải đối đầu với bất cứ mối đe dọa trên biển nào.Hiện tại vẫn chưa rõ Hải quân Pháp sẽ điều động tàu ngầm tấn công hạt nhân nào trong 6 tàu ngầm hạt nhân lớp Rubis tham gia các hoạt động quân sự chống IS. Tuy nhiên việc Pháp triển khai một tàu ngầm tấn công hạt nhân ở vùng Biển Địa Trung Hải đa phần mang động cơ chính trị hơn là thực chiến trong liêm minh chống IS.Rubis có lượng giãn nước tối đa khi lặn là 2.600 tấn, nó được trang bị một lò phản ứng hạt nhân Pressurised K48 có công suất 64.000 mã lực và một động cơ diesel dự phòng SEMT Pielstick với công suất 6.700 mã lực. Vận tốc di chuyển tối đa của tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis là 25 hải lý/giờ với tầm hoạt động không giới hạn nó có thể liên tục trong vòng 25 năm.Hệ thống vũ khí chính trên tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis gồm 4 ống phóng ngư lôi 533mm và nó cũng được thiết kế để có thể triển khai các tên lửa chống hạm Exocet SM39. Cùng với đó là hệ thống sonar thụ động ETBF DSUV 62C được kéo theo sau tàu và hệ thống sonar DSUV 22 được tích hợp sẵn bên trong thân tàu.
Ngoài việc điều động các tàu hộ vệ phòng không và hệ vệ chống ngầm bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle trong các dịch không kích chống IS tại Syria, Hải quân Pháp còn điều động cả tàu hậu cần cỡ lớn Marne (A630) thuộc lớp Durance tham gia vào biên đội tàu sân bay Charles de Gaulle.
Tàu hậu cần và tiếp nhiên liệu trên biển Marne (A630) có nhiệm vụ chính là là bổ sung nhiên liệu cho các tàu hộ vệ tham gia chiến dịch quân sự chống IS lần này. Nó không chỉ phục vụ cho các tàu chiến của Pháp mà còn của Bỉ, Đức hay Mỹ. Tàu Marne được thiết kế có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho hai tàu chiến cùng một lúc hoặc cung cấp nhu yếu phẩm cho biên đội tàu đang tác chiến trên biển.
Tàu hậu cần Marne có lượng giãn nước tối đa là 17.800 tấn, dài hơn 157m và để vận hành một con tàu như vậy, các tàu hậu cần lớp Durance được trang bị hai động cơ Pielstick 16 PC2-5 V400 có công suất 14.710kW, do trọng lượng khá lớn nên tốc độ di chuyển của các tàu hậu cần này chỉ đạt 19 hải lý/giờ.
Đa phần các tàu hậu cần thuộc lớp Durance đều không được vũ trang, chúng chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí phòng vệ cơ bản như như hải pháo Bofors 40mm, hệ thống tên lửa phòng tầm ngắn Mistral và một số súng máy hạng nặng 12,7. Ngoài ra chúng cũng có thể mang theo một trực thăng cỡ nhỏ.
Một tàu chiến khác không thuộc Hải quân Pháp tham gia biên đội tàu sân bay Charles de Gaulle là tàu hộ vệ chống ngầm F213 Augsburg thuộc lớp F122 Bremen,. Tuy nhiên tàu F213 Augsburg chỉ sẽ chính thức tham gia các hoạt động quân sự chống IS vào đầu năm sau cùng với 1.200 binh sĩ được Quân đội Đức điều động để hổ trợ hậu cần phục vụ cho liên minh chống IS.
F213 Augsburg được Hải quân Đức đưa vào trang bị từ năm 1989. Nó có lượng giãn nước tối đa là 3.680 tấn dài hơn 130m và được trang bị 2 động cơ tuabin khí General Electric LM2500 có công suất 51.000 mã lực. Nó có thể di chuyển với vận tốc tối đa là 32 hải lý/giờ và có phạm vi hoạt động là 7.400km.
Dù sở hữu kho vũ khí khá đồ sộ nhưng các tàu hộ vệ F122 Bremen vẫn chưa chính thức tham chiến bất cứ cuộc chiến nào, nó được trang bị một hải pháo OTO-Melara 76mm, hệ thống phòng không trên hạm gồm có Sea Sparrow và RIM-116 RAM, tên lửa chống hạm Harpoon và hệ thống ống phóng ngư lôi Mark 32 324mm với các dòng ngư lôi như DM4A1 hoặc Mark 46. Ngoài ra nó cũng có thể mang theo hai trực thăng hải quân Sea Lynx Mk.88A.
Hệ thống trang thiết bị điện tử của tàu F213 Augsburg gồm hệ thống radar giám sát 3D EADS TRS-3D, hệ thống tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực WM 25, hệ thống radar điều khiển hỏa lực Thales Nederland STIR 180 và hệ thống định vị thủy âm STN Atlas DSQS-23BZ. Hầu như trong suốt thời gian hoạt động của mình lớp tàu F213 Augsburg không có thành tích nào đáng vượt trội ngoại trừ các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Eden vào 2008.
Dù huy động lực lượng tàu mặt nước đông đảo nhưng Hải quân Pháp vẫn triển khai một tàu tấn công hạt nhân lớp Rubis để bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle. Động thái này được cho là hơi dư thừa của Hải quân Pháp khi biên đội tàu sân bay của nước này hoàn không phải đối đầu với bất cứ mối đe dọa trên biển nào.
Hiện tại vẫn chưa rõ Hải quân Pháp sẽ điều động tàu ngầm tấn công hạt nhân nào trong 6 tàu ngầm hạt nhân lớp Rubis tham gia các hoạt động quân sự chống IS. Tuy nhiên việc Pháp triển khai một tàu ngầm tấn công hạt nhân ở vùng Biển Địa Trung Hải đa phần mang động cơ chính trị hơn là thực chiến trong liêm minh chống IS.
Rubis có lượng giãn nước tối đa khi lặn là 2.600 tấn, nó được trang bị một lò phản ứng hạt nhân Pressurised K48 có công suất 64.000 mã lực và một động cơ diesel dự phòng SEMT Pielstick với công suất 6.700 mã lực. Vận tốc di chuyển tối đa của tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis là 25 hải lý/giờ với tầm hoạt động không giới hạn nó có thể liên tục trong vòng 25 năm.
Hệ thống vũ khí chính trên tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Rubis gồm 4 ống phóng ngư lôi 533mm và nó cũng được thiết kế để có thể triển khai các tên lửa chống hạm Exocet SM39. Cùng với đó là hệ thống sonar thụ động ETBF DSUV 62C được kéo theo sau tàu và hệ thống sonar DSUV 22 được tích hợp sẵn bên trong thân tàu.