USS Thresher (SSN-593), Mỹ: Đây là tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên thuộc lớp Permit, được hạ thủy vào năm 1961. Theo National Interest, ở thời điểm đó, Hải quân Mỹ tuyên bố Thresher là cỗ máy chiến tranh dưới nước tiên tiến nhất. Tuy nhiên, lần thử nghiệm trên biển vào tháng 4/1963, tàu gặp sự cố và nổ tung ở độ sâu khoảng 400-600 m khiến toàn bộ thủy thủ đoàn 129 người thiệt mạng. Đây là tai nạn tàu ngầm thảm khốc nhất lịch sử Hải quân Mỹ.USS Scorpion (SSN-589), Mỹ: Tháng 5/1968, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Skipjack của Hải quân Mỹ biến mất một cách bí ẩn ở phía bắc Đại Tây Dương khiến thủy thủ đoàn 99 người thiệt mạng. Kết quả điều tra của hải quân nhận định, một quả ngư lôi có thể đã phát nổ dẫn đến tai nạn thảm khốc. Ảnh: NavasourceTàu ngầm K-141 Kursk, Nga: Tàu ngầm lớp Oscar-II vốn là một trong những tàu tấn công hạt nhân dưới mặt nước đáng sợ nhất của Moscow. Trong cuộc tập trận vào tháng 12/2000, một quả ngư lôi giả đã phát nổ trước khi phóng đi, kéo theo vụ nổ kép khiến toàn bộ phần thân phía trước bị phá hủy. Trong ảnh là phần còn lại của tàu ngầm Kursk sau vụ nổ kinh hoàng. Ảnh: ChrisjnugentType-092 lớp Xia, Trung Quốc: được cho là có độ tin cậy rất thấp nên phải thường xuyên neo đậu ở cảng. William Murray, cựu chỉ huy tàu ngầm Mỹ, mô tả tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của Trung Quốc là một thiết kế lạc hậu, độ ồn cao và không đáng tin cậy. Ảnh: ChinesemilitaryreviewTàu ngầm lớp K, Anh: Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo tàu ngầm này trong những năm Thế chiến I. Ở thời điểm đó, công nghệ tàu ngầm mới bước vào giai đoạn phát triển nên còn nhiều hạn chế. Việc các kỹ sư sử dụng động cơ hơi nước cho tàu đã trở thành thảm họa. Theo National Interest, 6 tàu gặp nạn trong tổng số 18 chiếc được chế tạo. Tàu ngầm lớp K là thử nghiệm thất bại của Hải quân Anh. Ảnh: ModelwarshipsK-219, Liên Xô: Tháng 10/1986, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Yankee của Liên Xô va chạm với tàu ngầm của Mỹ gần Tam giác quỷ Bermuda. Sự cố dẫn đến đám cháy lớn ở khoang chứa tên lửa, thủy thủ đoàn cố gắng khắc phục sự cố nhưng bất thành. K-219 chìm xuống độ sâu 6.000 m ở phía Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: WikipediaTàu ngầm sân bay I-400, Hải quân Đế quốc Nhật Bản: Điểm độc đáo của tàu là có khả năng mang theo 3 thủy phi cơ bên trong khoang. Khi cần tàu nổi lên và phóng máy bay như một hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động I-400 đã chứng minh là một ý tưởng tồi. 3 tàu được chế tạo không đóng góp gì nhiều trong cuộc chiến với Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Sportdiver
USS Thresher (SSN-593), Mỹ: Đây là tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên thuộc lớp Permit, được hạ thủy vào năm 1961. Theo National Interest, ở thời điểm đó, Hải quân Mỹ tuyên bố Thresher là cỗ máy chiến tranh dưới nước tiên tiến nhất. Tuy nhiên, lần thử nghiệm trên biển vào tháng 4/1963, tàu gặp sự cố và nổ tung ở độ sâu khoảng 400-600 m khiến toàn bộ thủy thủ đoàn 129 người thiệt mạng. Đây là tai nạn tàu ngầm thảm khốc nhất lịch sử Hải quân Mỹ.
USS Scorpion (SSN-589), Mỹ: Tháng 5/1968, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Skipjack của Hải quân Mỹ biến mất một cách bí ẩn ở phía bắc Đại Tây Dương khiến thủy thủ đoàn 99 người thiệt mạng. Kết quả điều tra của hải quân nhận định, một quả ngư lôi có thể đã phát nổ dẫn đến tai nạn thảm khốc. Ảnh: Navasource
Tàu ngầm K-141 Kursk, Nga: Tàu ngầm lớp Oscar-II vốn là một trong những tàu tấn công hạt nhân dưới mặt nước đáng sợ nhất của Moscow. Trong cuộc tập trận vào tháng 12/2000, một quả ngư lôi giả đã phát nổ trước khi phóng đi, kéo theo vụ nổ kép khiến toàn bộ phần thân phía trước bị phá hủy. Trong ảnh là phần còn lại của tàu ngầm Kursk sau vụ nổ kinh hoàng. Ảnh: Chrisjnugent
Type-092 lớp Xia, Trung Quốc: được cho là có độ tin cậy rất thấp nên phải thường xuyên neo đậu ở cảng. William Murray, cựu chỉ huy tàu ngầm Mỹ, mô tả tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của Trung Quốc là một thiết kế lạc hậu, độ ồn cao và không đáng tin cậy. Ảnh: Chinesemilitaryreview
Tàu ngầm lớp K, Anh: Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo tàu ngầm này trong những năm Thế chiến I. Ở thời điểm đó, công nghệ tàu ngầm mới bước vào giai đoạn phát triển nên còn nhiều hạn chế. Việc các kỹ sư sử dụng động cơ hơi nước cho tàu đã trở thành thảm họa. Theo National Interest, 6 tàu gặp nạn trong tổng số 18 chiếc được chế tạo. Tàu ngầm lớp K là thử nghiệm thất bại của Hải quân Anh. Ảnh: Modelwarships
K-219, Liên Xô: Tháng 10/1986, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Yankee của Liên Xô va chạm với tàu ngầm của Mỹ gần Tam giác quỷ Bermuda. Sự cố dẫn đến đám cháy lớn ở khoang chứa tên lửa, thủy thủ đoàn cố gắng khắc phục sự cố nhưng bất thành. K-219 chìm xuống độ sâu 6.000 m ở phía Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm sân bay I-400, Hải quân Đế quốc Nhật Bản: Điểm độc đáo của tàu là có khả năng mang theo 3 thủy phi cơ bên trong khoang. Khi cần tàu nổi lên và phóng máy bay như một hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động I-400 đã chứng minh là một ý tưởng tồi. 3 tàu được chế tạo không đóng góp gì nhiều trong cuộc chiến với Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Sportdiver