Trang web của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ ngày 4/6 đã công bố danh sách hàng chục chiến hạm các nước tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014 (từ ngày 26/6-1/8). Trong đó, Mỹ là quốc gia đưa nhiều tàu chiến nhất tới RIMPAC, khoảng 20 tàu các loại (chưa kể máy bay chiến đấu).
Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ điều tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng các liên đội hàng không tiêm kích, vận tải, trực thăng tham gia tập trận. Ngoài ra, Không quân Mỹ sẽ điều 3 “pháo đài bay” B-52 cùng phối hợp.
Về lực lượng tàu tên lửa, Hải quân Mỹ điều 4 tàu tuần dương lớp Ticonderoga gồm: USS Cape St. George (CG 71), USS Chosin (CG 65), USS Cowpens (CG 63), USS Port Royal (CG 73). Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải 9.800 tấn, dài 173m, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với radar mạng pha AN/SPY-1 cực mạnh và 122 ống phóng tên lửa (lắp tên lửa đối không, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm...).
Đội tàu khu trục có 3 chiếc gồm: USS Michael Murphy (DDG 112), USS Sampson (DDG 102), USS Spruance (DDG 111). Các tàu này thuộc lớp Arleigh Burke, có lượng giãn nước toàn tải 8.000-9.000 tấn, dài 154m, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và 90-96 ống phóng thẳng đứng chứa nhiều loại tên lửa.
Đội tàu hộ vệ có 2 chiếc gồm: USS Gary (FFG 51) và USS Rodney M. Davis (FFG 60) thuộc lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải 4.100 tấn, dài 136m, trang bị hệ thống pháo và ngư lôi chống ngầm.
Hải quân Mỹ cũng sẽ điều một tàu tuần duyên bờ biển tiên tiến USS Independence (LCS 2) tham gia cuộc tập trận.
Về tàu đổ bộ, Hải quân Mỹ điều 2 tàu cỡ lớn gồm: USS Peleliu (LHA 5) và USS Rushmore (LSD 47) tham gia RIMPAC 2014. Trong đó, USS Peleliu (LHA 5) có thể chở được 6 tiêm kích Harrier và gần 30 trực thăng tấn công, chống ngầm, cứu hộ cứu nạn các loại.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn huy động 6 tàu hậu cần – tiếp vận, tàu bệnh viện cỡ lớn tham gia đảm bảo cho các đội tàu chiến Mỹ và đồng minh tập trận RIMPAC.
Về phía Hải quân Trung Quốc, trong lần đầu tiên tập trận RIMPAC, nước này sẽ điều 4 tàu gồm: tàu khu trục Hải Khẩu (171), tàu hộ vệ Nhạc Dương (575), tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp Thiên Đảo Hồ và tàu bệnh viện Phương Châu Hòa Bình. Trong ảnh là tàu khu trục Hải Khẩu (171) thuộc lớp Type 052C tiên tiến bậc nhất Hải quân Trung Quốc, trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, radar mạng pha.
Nhạc Dương (575) thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc Type 054A.
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản điều chiến hạm cực mạnh tới RIMPAC 2014 - tàu JDS Kirishima (DDG 174) có lượng giãn nước toàn tải đến 9.500 tấn, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân và 90 ống phóng chứa nhiều loại tên lửa (gồm cả tên lửa đánh chặn SM-3).
Ngoài ra, còn có tàu khu trục chở trực thăng Ise (DDH-182) có lượng giãn nước 19.000 tấn, chở được tới 11 trực thăng hạng trung.
Hải quân Canada điều tàu hộ vệ tên lửa lớp Halifax có lượng giãn nước toàn tải tới 5.000 tấn, dài 134,2m, trang bị tên lửa phòng không tầm trung RIM-174, ngư lôi chống ngầm, tên lửa diệt hạm...
Hải quân Hoàng gia New Zealand không hề kém cạnh khi đem tới RIMPAC 2014 tàu tiếp vận chiến lược HMNZS Canterbury có lượng giãn nước tới 9.000 tấn có thể chở được hàng cục xe quân sự; 2-3 tàu đổ bộ nhỏ; 2-4 trực thăng các loại.
Trang web của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ ngày 4/6 đã công bố danh sách hàng chục chiến hạm các nước tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014 (từ ngày 26/6-1/8). Trong đó, Mỹ là quốc gia đưa nhiều tàu chiến nhất tới RIMPAC, khoảng 20 tàu các loại (chưa kể máy bay chiến đấu).
Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ điều tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng các liên đội hàng không tiêm kích, vận tải, trực thăng tham gia tập trận. Ngoài ra, Không quân Mỹ sẽ điều 3 “pháo đài bay” B-52 cùng phối hợp.
Về lực lượng tàu tên lửa, Hải quân Mỹ điều 4 tàu tuần dương lớp Ticonderoga gồm: USS Cape St. George (CG 71), USS Chosin (CG 65), USS Cowpens (CG 63), USS Port Royal (CG 73). Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải 9.800 tấn, dài 173m, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với radar mạng pha AN/SPY-1 cực mạnh và 122 ống phóng tên lửa (lắp tên lửa đối không, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống ngầm...).
Đội tàu khu trục có 3 chiếc gồm: USS Michael Murphy (DDG 112), USS Sampson (DDG 102), USS Spruance (DDG 111). Các tàu này thuộc lớp Arleigh Burke, có lượng giãn nước toàn tải 8.000-9.000 tấn, dài 154m, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và 90-96 ống phóng thẳng đứng chứa nhiều loại tên lửa.
Đội tàu hộ vệ có 2 chiếc gồm: USS Gary (FFG 51) và USS Rodney M. Davis (FFG 60) thuộc lớp Oliver Hazard Perry có lượng giãn nước toàn tải 4.100 tấn, dài 136m, trang bị hệ thống pháo và ngư lôi chống ngầm.
Hải quân Mỹ cũng sẽ điều một tàu tuần duyên bờ biển tiên tiến USS Independence (LCS 2) tham gia cuộc tập trận.
Về tàu đổ bộ, Hải quân Mỹ điều 2 tàu cỡ lớn gồm: USS Peleliu (LHA 5) và USS Rushmore (LSD 47) tham gia RIMPAC 2014. Trong đó, USS Peleliu (LHA 5) có thể chở được 6 tiêm kích Harrier và gần 30 trực thăng tấn công, chống ngầm, cứu hộ cứu nạn các loại.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn huy động 6 tàu hậu cần – tiếp vận, tàu bệnh viện cỡ lớn tham gia đảm bảo cho các đội tàu chiến Mỹ và đồng minh tập trận RIMPAC.
Về phía Hải quân Trung Quốc, trong lần đầu tiên tập trận RIMPAC, nước này sẽ điều 4 tàu gồm: tàu khu trục Hải Khẩu (171), tàu hộ vệ Nhạc Dương (575), tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp Thiên Đảo Hồ và tàu bệnh viện Phương Châu Hòa Bình. Trong ảnh là tàu khu trục Hải Khẩu (171) thuộc lớp Type 052C tiên tiến bậc nhất Hải quân Trung Quốc, trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, radar mạng pha.
Nhạc Dương (575) thuộc lớp tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc Type 054A.
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản điều chiến hạm cực mạnh tới RIMPAC 2014 - tàu JDS Kirishima (DDG 174) có lượng giãn nước toàn tải đến 9.500 tấn, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân và 90 ống phóng chứa nhiều loại tên lửa (gồm cả tên lửa đánh chặn SM-3).
Ngoài ra, còn có tàu khu trục chở trực thăng Ise (DDH-182) có lượng giãn nước 19.000 tấn, chở được tới 11 trực thăng hạng trung.
Hải quân Canada điều tàu hộ vệ tên lửa lớp Halifax có lượng giãn nước toàn tải tới 5.000 tấn, dài 134,2m, trang bị tên lửa phòng không tầm trung RIM-174, ngư lôi chống ngầm, tên lửa diệt hạm...
Hải quân Hoàng gia New Zealand không hề kém cạnh khi đem tới RIMPAC 2014 tàu tiếp vận chiến lược HMNZS Canterbury có lượng giãn nước tới 9.000 tấn có thể chở được hàng cục xe quân sự; 2-3 tàu đổ bộ nhỏ; 2-4 trực thăng các loại.