Trong cuộc tập trận dài ngày của 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải trên khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Không quân Hải quân Trung Quốc đã điều một số máy bay tiêm kích J-8II, cường kích JH-7 và máy bay tiếp dầu H-6U tham gia.Trong tập trận, các máy bay cường kích JH-7 làm nhiệm yểm trợ cho đơn vị tàu chiến mắt nước chiến đấu. Đây là loại máy bay thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất sử dụng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên đất liền, trên mặt biển và có khả năng đối không hạn chế. Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ cho phép đạt tốc độ 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.700km. JH-7 mang được tên lửa chống tàu cận âm YJ-82K (tầm bắn 120km) hoặc tên lửa hành trình đối đất KD-88 có tầm bắn 200km. Trong tác chiến, phi đội JH-7 có thể được hộ tống bởi tiêm kích đánh chặn J-8II. Đây là loại máy bay chiến đấu kiểu cũ được Trung Quốc tự phát triển. Một số nguồn tin cho rằng, J-8II có thể là sản phẩm học hỏi công nghệ từ tiêm kích MiG-23 của Liên Xô. Tiêm kích đánh chặn siêu âm J-8II trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực nội địa WP-13B đạt tốc độ tối đa gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 1.000km. J-8II chỉ có 6 giá treo vũ khí mang được tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc tầm trung.Trong tập trận trên Biển Đông, phi đội J-8II đã tham gia khoa mục quan trọng, đó là tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu H-6U. Với khả năng tiếp nhiên liệu, tầm bay của J-8II có thể tăng gấp đôi vươn tới khu vực xa hơn. Máy bay tiếp dầu H-6U được cải tiến từ thiết kế máy bay ném bom chiến lược H-6. H-6U trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tầm bay tới 6.000km. H-6U có thể tiếp được 18,5 tấn nhiên liệu hàng không cho máy bay chiến đấu.
Trong cuộc tập trận dài ngày của 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải trên khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Không quân Hải quân Trung Quốc đã điều một số máy bay tiêm kích J-8II, cường kích JH-7 và máy bay tiếp dầu H-6U tham gia.
Trong tập trận, các máy bay cường kích JH-7 làm nhiệm yểm trợ cho đơn vị tàu chiến mắt nước chiến đấu. Đây là loại máy bay thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất sử dụng để tấn công tiêu diệt mục tiêu trên đất liền, trên mặt biển và có khả năng đối không hạn chế.
Cường kích JH-7 trang bị 2 động cơ cho phép đạt tốc độ 1.808km/h, bán kính chiến đấu 1.700km. JH-7 mang được tên lửa chống tàu cận âm YJ-82K (tầm bắn 120km) hoặc tên lửa hành trình đối đất KD-88 có tầm bắn 200km.
Trong tác chiến, phi đội JH-7 có thể được hộ tống bởi tiêm kích đánh chặn J-8II. Đây là loại máy bay chiến đấu kiểu cũ được Trung Quốc tự phát triển. Một số nguồn tin cho rằng, J-8II có thể là sản phẩm học hỏi công nghệ từ tiêm kích MiG-23 của Liên Xô.
Tiêm kích đánh chặn siêu âm J-8II trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực nội địa WP-13B đạt tốc độ tối đa gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 1.000km.
J-8II chỉ có 6 giá treo vũ khí mang được tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc tầm trung.
Trong tập trận trên Biển Đông, phi đội J-8II đã tham gia khoa mục quan trọng, đó là tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay tiếp dầu H-6U. Với khả năng tiếp nhiên liệu, tầm bay của J-8II có thể tăng gấp đôi vươn tới khu vực xa hơn.
Máy bay tiếp dầu H-6U được cải tiến từ thiết kế máy bay ném bom chiến lược H-6.
H-6U trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tầm bay tới 6.000km.
H-6U có thể tiếp được 18,5 tấn nhiên liệu hàng không cho máy bay chiến đấu.