Bell 206 là mẫu trực thăng hạng nhẹ được Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1967. Nó cũng là tiền thân của trực thăng trinh sát và hỗ trợ hỏa lực mặt đất OH-58. Hiện tại Quân đội Mỹ chỉ còn sử dụng khoảng 180 chiếc Bell 206 cho nhiều mục đích khác nhau.Do kích thước khá nhỏ nên Bell 206 chỉ có thể chở theo 4 hành khách cùng một phi công. Bell 206 chỉ được trang bị một động cơ Allison 250-C30P có công suất 310kW với vận tốc bay tối đa 241km/h và tầm hoạt động hiệu quả 693km.Bell UH-1 là một trong những dòng trực thăng vận tải đa năng huyền thoại của Quân đội Mỹ. Nó được đưa vào sử dụng từ năm 1959 với số lượng được sản xuất lên tới hơn 16.000 chiếc. Hiện tại, Quân đội Mỹ đã loại biên gần như toàn bộ trực thăng UH-1 và các biến thể của nó. Tuy vậy, vẫn còn một ít biến thể hiện đại hóa UH-1Y phục vụ trong không lực Thủy quân Lục chiến Mỹ.Biến thể trực thăng UH-1Y được nâng cấp đáng kể về động lực với 2 động cơ mới và cánh quạt 4 lá thay vì 2 lá trước đây. Nó có thể chở 10 binh sĩ hoặc 3 tấn hàng hóa hoặc vũ trang rocket, súng máy chi viện hỏa lực mặt đất.MD 500 Defender là mẫu trực thăng hạng nhẹ thường được Quân đội Mỹ sử dụng cho các hoạt động đặc biệt từ chuyển quân cho tới chi viện hỏa lực trên không. Mặc dù được đưa vào trang bị đã hơn 30 năm nhưng MD 500 và các biến thể của nó vẫn dành được chỗ đứng trong Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.Trong nhiệm vụ chi viện hỏa lực, MD 500 có thể mang 4 tên lửa chống tawgn TOW hoặc 2 súng máy 6 nòng 7,62mm hoặc 4 tên lửa đối không. Thậm chí, một vài biến thể còn cho phép mang được ngư lôi chống ngầm Mk 46 324mm.Trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17: theo một số báo cáo của Flight Global cho biết Quân đội Mỹ đang sở hữu khoảng 5 chiếc Mi-17 phục vụ cho các nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện. Đa số các trực thăng này đều được Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường Iraq hoặc Afghanistan.Trực thăng vận tải đa năng Mi-17 được Liên Xô phát triển dựa trên trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8 với việc trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ hơn cũng như nâng cao khả năng vận tải. Với hai động cơ Klimov TV3-117VM với công suất 1.633 kW mỗi chiếc giúp Mi-17 có thể đạt tốc độ bay tối đa 250km/h với tầm hoạt động 465km, bên cạnh đó nó cũng có thể chở theo tối đa 30 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị hoặc hơn 4 tấn hàng hóa.Trực thăng tấn công Mi-24: Quân đội Mỹ hiện sở hữu khoảng 3 chiếc trực thăng tấn công Mi-24 không rõ biến thể có nguồn gốc từ Đông Đức. Số trực thăng này được Mỹ sử dụng cho các hoạt động thử nghiệm và đào tạo.Mặc dù Mi-24 được thiết kế cho nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực mặt đất nhưng bên cạnh đó nó vẫn có thể được sử dụng như một mẫu trực thăng vận tải đa năng. Mi-24 được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117 có công suất 1.600 kW cho mỗi chiếc nó có thể bay với vận tốc đối đa 335km/h với tầm hoạt động hiệu quả là 450km. Hệ thống vũ khí của Mi-24 cũng được đánh giá khá đa dạng với tên lửa chống tăng, rocket, bom.
Bell 206 là mẫu trực thăng hạng nhẹ được Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1967. Nó cũng là tiền thân của trực thăng trinh sát và hỗ trợ hỏa lực mặt đất OH-58. Hiện tại Quân đội Mỹ chỉ còn sử dụng khoảng 180 chiếc Bell 206 cho nhiều mục đích khác nhau.
Do kích thước khá nhỏ nên Bell 206 chỉ có thể chở theo 4 hành khách cùng một phi công. Bell 206 chỉ được trang bị một động cơ Allison 250-C30P có công suất 310kW với vận tốc bay tối đa 241km/h và tầm hoạt động hiệu quả 693km.
Bell UH-1 là một trong những dòng trực thăng vận tải đa năng huyền thoại của Quân đội Mỹ. Nó được đưa vào sử dụng từ năm 1959 với số lượng được sản xuất lên tới hơn 16.000 chiếc. Hiện tại, Quân đội Mỹ đã loại biên gần như toàn bộ trực thăng UH-1 và các biến thể của nó. Tuy vậy, vẫn còn một ít biến thể hiện đại hóa UH-1Y phục vụ trong không lực Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Biến thể trực thăng UH-1Y được nâng cấp đáng kể về động lực với 2 động cơ mới và cánh quạt 4 lá thay vì 2 lá trước đây. Nó có thể chở 10 binh sĩ hoặc 3 tấn hàng hóa hoặc vũ trang rocket, súng máy chi viện hỏa lực mặt đất.
MD 500 Defender là mẫu trực thăng hạng nhẹ thường được Quân đội Mỹ sử dụng cho các hoạt động đặc biệt từ chuyển quân cho tới chi viện hỏa lực trên không. Mặc dù được đưa vào trang bị đã hơn 30 năm nhưng MD 500 và các biến thể của nó vẫn dành được chỗ đứng trong Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Trong nhiệm vụ chi viện hỏa lực, MD 500 có thể mang 4 tên lửa chống tawgn TOW hoặc 2 súng máy 6 nòng 7,62mm hoặc 4 tên lửa đối không. Thậm chí, một vài biến thể còn cho phép mang được ngư lôi chống ngầm Mk 46 324mm.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17: theo một số báo cáo của Flight Global cho biết Quân đội Mỹ đang sở hữu khoảng 5 chiếc Mi-17 phục vụ cho các nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện. Đa số các trực thăng này đều được Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường Iraq hoặc Afghanistan.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-17 được Liên Xô phát triển dựa trên trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8 với việc trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ hơn cũng như nâng cao khả năng vận tải. Với hai động cơ Klimov TV3-117VM với công suất 1.633 kW mỗi chiếc giúp Mi-17 có thể đạt tốc độ bay tối đa 250km/h với tầm hoạt động 465km, bên cạnh đó nó cũng có thể chở theo tối đa 30 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị hoặc hơn 4 tấn hàng hóa.
Trực thăng tấn công Mi-24: Quân đội Mỹ hiện sở hữu khoảng 3 chiếc trực thăng tấn công Mi-24 không rõ biến thể có nguồn gốc từ Đông Đức. Số trực thăng này được Mỹ sử dụng cho các hoạt động thử nghiệm và đào tạo.
Mặc dù Mi-24 được thiết kế cho nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực mặt đất nhưng bên cạnh đó nó vẫn có thể được sử dụng như một mẫu trực thăng vận tải đa năng. Mi-24 được trang bị 2 động cơ Isotov TV3-117 có công suất 1.600 kW cho mỗi chiếc nó có thể bay với vận tốc đối đa 335km/h với tầm hoạt động hiệu quả là 450km. Hệ thống vũ khí của Mi-24 cũng được đánh giá khá đa dạng với tên lửa chống tăng, rocket, bom.