Tu-22M3 là một trong 2 mẫu máy bay ném bom chiến lược dùng kiểu cánh cụp cánh xòe do Cục thiết kế Tupolev phát triển cho Không quân Liên Xô (hiện là Nga). Cánh của Tu-22M3 có thể tạo góc với thân từ 20 đến 65 độ (tương đương với sải cánh 34,28-23,30m), cho phép máy bay cất cánh đường băng ngắn, tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, duy trì tốc độ cao tốt, khả năng bay thấp tốc độ cao.
Tu-22M3 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực NK-25 cho tốc độ bay 2.000km/h (nhanh hơn B-1B), bán kính tác chiến 2.400km, khả năng mang tới 21 tấn vũ khí trên cánh và thân (gồm bom và tên lửa hành trình đối đất/diệt hạm).
Còn Tu-160 thì có thể coi là mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe lớn nhất trong lịch sử phát triển dòng máy bay dạng cánh này. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 275 tấn – “khủng” nhất trong làng máy bay ném bom, to hơn cả B-52H và B-2 Spirit của Mỹ. Nó được thiết kế với cánh cụp cánh xòe, khi thay đổi thì tạo góc với thân từ 20-65 độ, kết hợp 4 động cơ phản lực mạnh nhất từng được chế tạo cho máy bay chiến đấu giúp nó đạt tốc độ 2.220km/h, tầm bay lên tới 12.300km.
Với tốc độ cao, khả năng mang vác vũ khí “khủng” (40 tấn gồm tên lửa hành trình và bom) – Tu-160 được xem là một trong những vũ khí đột kích đường không chiến lược đáng sợ nhất của Không quân Nga. Bằng tốc độ, khả năng tàng hình và tên lửa tầm siêu xa, nó là nỗi kinh hoàng với hệ thống phòng thủ của thế giới phương Tây.
Ngoài Mỹ, Liên Xô (Nga), trong lịch sử phát triển dòng máy bay cánh cụp cánh xòe thì người Pháp cũng có tham dự với thiết kế tiêm kích đánh chặn có khả năng tấn công mặt đất Mirage G. Trong ảnh là 2 mẫu thử nghiệm Mirage G4 (cánh cụp) và Mirage G8 (cánh xòe), cánh máy bay khi xòe hay cụp tạo một góc 23 đến 70 độ với thân.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực SNECMA Atar 9K50 cho tốc độ bay 2.495km/h, tầm bay gần 4.000km, vũ khí có thể mang được cả tên lửa - bom hạt nhân. Đáng tiếc là do mục tiêu nhiệm vụ đã thay đổi nên sau cùng dự bị hủy bỏ vào giữa những năm 1970.
Trong khi đó, người Đức (Tây Đức) bắt tay với người Mỹ phát triển dự án đầy tham vọng - máy bay cánh cụp cánh xòe cất hạ cánh thẳng đứng vào đầu những năm 1960. Không có nhiều thông tin về mẫu máy bay này ngoài bản vẽ kĩ thuật.
Quan sát hình ảnh vẽ máy bay có thể thấy nó có kết cấu động cơ nâng hết sức phức tạp. Đây có lẽ là nguyên nhân trực tiếp ngoài vấn đề tài chính dẫn tới việc chương trình bị hủy bỏ vào năm 1968.
Ở Liên Xô (Nga), nếu như OKB MiG có đại diện MiG-23/27 thì OKB Sukhoi có 2 mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe thành công Su-17/22 và Su-24. Trong đó, mẫu máy bay cường kích Su-17 được phát triển dựa trên Su-7 với kiểu cánh cụp cánh xòe một phần – nghĩa là chỉ có một đoạn cánh ngoài có thể xòe ra hoặc cụp vào theo góc 28-45-63 độ tạo với thân. Dẫu vậy, máy bay Su-27 vẫn có khả năng thao diễn tốt ở tốc độ thấp, cự ly cất hạ cánh giảm xuống, và mang được vũ khí hạng nặng.
Su-17 (biến thể xuất khẩu là Su-22) trang bị động cơ phản lực AL-21F-3 cho tốc độ bay tối đa 1.860km/h trên trần bay lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km. Máy bay có khả năng mang 4 tấn vũ khí trên 10 giá treo (gồm bom, tên lửa, rocket). Trong ảnh là “đôi cánh ma thuật” Su-22M4 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe cuối cùng của Sukhoi là cường kích hạng nặng Su-24 được giới thiệu sau Su-17 không lâu. Su-24 dùng kiểu cánh cụp cánh xòe gần giống với Su-22 với một đoạn nhỏ gắn cố định, phần còn lại có thể di chuyển 4 góc khác nhau: 16° để cất cánh và hạ cánh, 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69° cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích cho sự lao tới ở độ cao thấp. Thiết kế này cho phép Su-24 cất hạ cánh đường băng ngắn hoàn hảo, bay thấp tốc độ cao cực tốt.
Nhờ thiết kế cánh cụp cánh xòe hoàn hảo cùng 2 động cơ phản lực AL-21F-3A rất khỏe cho phép Su-24 nhiều lần chọc thủng hệ thống phòng thủ trên tàu chiến Aegis, "dọa dẫm" các siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Su-24 trang bị pháo 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) và 9 giá treo trên cánh - thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket).
Tu-22M3 là một trong 2 mẫu máy bay ném bom chiến lược dùng kiểu cánh cụp cánh xòe do Cục thiết kế Tupolev phát triển cho Không quân Liên Xô (hiện là Nga). Cánh của Tu-22M3 có thể tạo góc với thân từ 20 đến 65 độ (tương đương với sải cánh 34,28-23,30m), cho phép máy bay cất cánh đường băng ngắn, tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, duy trì tốc độ cao tốt, khả năng bay thấp tốc độ cao.
Tu-22M3 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực NK-25 cho tốc độ bay 2.000km/h (nhanh hơn B-1B), bán kính tác chiến 2.400km, khả năng mang tới 21 tấn vũ khí trên cánh và thân (gồm bom và tên lửa hành trình đối đất/diệt hạm).
Còn Tu-160 thì có thể coi là mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe lớn nhất trong lịch sử phát triển dòng máy bay dạng cánh này. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 275 tấn – “khủng” nhất trong làng máy bay ném bom, to hơn cả B-52H và B-2 Spirit của Mỹ. Nó được thiết kế với cánh cụp cánh xòe, khi thay đổi thì tạo góc với thân từ 20-65 độ, kết hợp 4 động cơ phản lực mạnh nhất từng được chế tạo cho máy bay chiến đấu giúp nó đạt tốc độ 2.220km/h, tầm bay lên tới 12.300km.
Với tốc độ cao, khả năng mang vác vũ khí “khủng” (40 tấn gồm tên lửa hành trình và bom) – Tu-160 được xem là một trong những vũ khí đột kích đường không chiến lược đáng sợ nhất của Không quân Nga. Bằng tốc độ, khả năng tàng hình và tên lửa tầm siêu xa, nó là nỗi kinh hoàng với hệ thống phòng thủ của thế giới phương Tây.
Ngoài Mỹ, Liên Xô (Nga), trong lịch sử phát triển dòng máy bay cánh cụp cánh xòe thì người Pháp cũng có tham dự với thiết kế tiêm kích đánh chặn có khả năng tấn công mặt đất Mirage G. Trong ảnh là 2 mẫu thử nghiệm Mirage G4 (cánh cụp) và Mirage G8 (cánh xòe), cánh máy bay khi xòe hay cụp tạo một góc 23 đến 70 độ với thân.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực SNECMA Atar 9K50 cho tốc độ bay 2.495km/h, tầm bay gần 4.000km, vũ khí có thể mang được cả tên lửa - bom hạt nhân. Đáng tiếc là do mục tiêu nhiệm vụ đã thay đổi nên sau cùng dự bị hủy bỏ vào giữa những năm 1970.
Trong khi đó, người Đức (Tây Đức) bắt tay với người Mỹ phát triển dự án đầy tham vọng - máy bay cánh cụp cánh xòe cất hạ cánh thẳng đứng vào đầu những năm 1960. Không có nhiều thông tin về mẫu máy bay này ngoài bản vẽ kĩ thuật.
Quan sát hình ảnh vẽ máy bay có thể thấy nó có kết cấu động cơ nâng hết sức phức tạp. Đây có lẽ là nguyên nhân trực tiếp ngoài vấn đề tài chính dẫn tới việc chương trình bị hủy bỏ vào năm 1968.
Ở Liên Xô (Nga), nếu như OKB MiG có đại diện MiG-23/27 thì OKB Sukhoi có 2 mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe thành công Su-17/22 và Su-24. Trong đó, mẫu máy bay cường kích Su-17 được phát triển dựa trên Su-7 với kiểu cánh cụp cánh xòe một phần – nghĩa là chỉ có một đoạn cánh ngoài có thể xòe ra hoặc cụp vào theo góc 28-45-63 độ tạo với thân. Dẫu vậy, máy bay Su-27 vẫn có khả năng thao diễn tốt ở tốc độ thấp, cự ly cất hạ cánh giảm xuống, và mang được vũ khí hạng nặng.
Su-17 (biến thể xuất khẩu là Su-22) trang bị động cơ phản lực AL-21F-3 cho tốc độ bay tối đa 1.860km/h trên trần bay lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km. Máy bay có khả năng mang 4 tấn vũ khí trên 10 giá treo (gồm bom, tên lửa, rocket). Trong ảnh là “đôi cánh ma thuật” Su-22M4 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe cuối cùng của Sukhoi là cường kích hạng nặng Su-24 được giới thiệu sau Su-17 không lâu. Su-24 dùng kiểu cánh cụp cánh xòe gần giống với Su-22 với một đoạn nhỏ gắn cố định, phần còn lại có thể di chuyển 4 góc khác nhau: 16° để cất cánh và hạ cánh, 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69° cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích cho sự lao tới ở độ cao thấp. Thiết kế này cho phép Su-24 cất hạ cánh đường băng ngắn hoàn hảo, bay thấp tốc độ cao cực tốt.
Nhờ thiết kế cánh cụp cánh xòe hoàn hảo cùng 2 động cơ phản lực AL-21F-3A rất khỏe cho phép Su-24 nhiều lần chọc thủng hệ thống phòng thủ trên tàu chiến Aegis, "dọa dẫm" các siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Su-24 trang bị pháo 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) và 9 giá treo trên cánh - thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket).