Đôi cánh ma thuật là cách gọi hợp lý dành cho máy bay cánh cụp cánh xòe – nghĩa là hai cánh chính có thể xoay để thay đổi góc giữa cánh và thân, tức có thể "xòe ra" hay "cụp vào" được. Hình dạng cánh cụp thuận lợi hơn cho bay tốc độ cao, dạng cánh xòe phù hợp khi bay chậm, giúp máy bay mang nhiều vũ khí hơn và nâng cao hiệu suất bay. Và với việc có thể thay đổi giữa cánh cụp và cánh xòe, thì người phi công có thể tùy ý lựa chọn cấu hình bay cho tốc độ hiện thời của máy bay.
Cấu hình cánh cụp cánh xòe hữu dụng nhất trong trường hợp máy bay được yêu cầu phải hoạt động tốt ở tốc độ cao lẫn tốc độ thấp, và vì vậy nó chủ yếu được sử dụng trong việc thiết kế máy bay quân sự. Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng khiến máy bay thiếu đi khả năng cơ động trong không chiến, vì vậy, hầu như (không phải tất cả), thiết kế cánh này được ứng dụng trên các mẫu máy bay cường kích, máy bay ném bom hạng nặng.
Trong ảnh là máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Tornado – một trong những “đôi cánh ma thuật” còn phục vụ trên thế giới. Tornado do liên doanh Panavia (Anh, Đức, Italy) phát triển cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn (không quá nổi bật), ném bom..., chính thức phục vụ từ giữa những năm 1970.
Cánh của máy bay có thể xoay để thay đổi góc 25, 45, 67 độ phù hợp với tốc độ bay. Ví dụ, việc thay đổi cánh có thể giúp máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn, hay thả bom không điều khiển ở độ cao thấp... Hai động cơ phản lực cung cấp lực đẩy 76,8kN (đốt lần 2) cho tốc độ tối đa 2.417km/h, trần bay 15,2km. Vũ khí có 2 pháo 27mm và bom, tên lửa mang trên 8 giá treo (tổng cộng 9 tấn).
F-111 là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm trung, trinh sát, chiến đấu do Mỹ phát triển từ những năm 1960, đã từng sử dụng ở chiến trường Việt Nam. Nhờ thiết kế cánh cụp cánh xòe và trang bị radar theo dõi địa hình giúp cho F-111 bay độ cao rất thấp (đến 50m), có thể luồn lách theo địa hình như khe núi, triền sông...xâm nhập đánh phá các trận địa phòng không.
F-111 trang bị 2 động cơ phản lực quạt nén TF30-P-100 cho tốc độ tối đa 2.655km/h, tầm bay 5.190km. Nó có khả năng mang tới 14,3 tấn vũ khí (bom, tên lửa) trên 8 giá treo ở cánh và thân, một pháo M61 20mm trong thân. F-111 không được xuất khẩu rộng rãi, nó chỉ được bán cho Không quân Australia và hiện đã ngừng hoạt động từ năm 2010.
Như đã nói ở trên, thiết kế cánh cụp cánh xòe khá được ưa chuộng trong thiết kế máy bay ném bom chiến lược. Và B-1B Lancer là một trong số đó, mẫu máy bay ném bom tốc độ cao này đưa vào biên chế từ năm 1986. Cánh của B-1B có thể tạo góc với thân 15-67,5 độ, hình dạng cánh xòe phù hợp với việc cất hạ cánh, bay hành trình ở độ cao lớn. Còn cánh xòe phù hợp với bay cận âm và siêu âm. Ngoài ra, thiết kế cánh của nó cho phép máy bay bay ở độ cao thấp (60-150m) với tốc độ lớn (1.100km/h) giúp đột phá hệ thống phòng không đối phương.
B-1B được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực F101-GE-102 (lực đẩy khô với đốt tăng lực 136,92kN/chiếc) cho tốc độ bay tối đa 1.340km/h ở trần bay 15.000m. Về vũ khí, 6 giá treo trên ngoài cho phép mang 23 tấn, và 3 khoang bom trong thân mang được 34 tấn.
Kết cấu cánh cụp cánh xòe không cho phép máy bay thực hiện các động tác bay phức tạp – phù hợp để phát triển cho tiêm kích đánh chặn cần tính cơ động cao. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng trong lịch sử phát triển tiêm kích cánh cụp cánh xòe – nổi bật nhất là thiết kế tiêm kích hạm F-14 Tomcat trang bị cho Hải quân Mỹ. Dù khá to lớn (trọng lượng cất cánh tối đa hơn 30 tấn), nặng nề, cơ động không quá tốt nhưng nhờ radar mạnh và khả năng mang tên lửa không đối không tầm xa đã giúp F-14 đạt được nhiều chiến tích trên chiến trường.
Cánh của F-14A có thể tạo góc với thân từ 20-68 độ, được điều khiển tự động bằng Máy tính dữ liệu hàng không trung tâm để có hiệu suất tối ưu cho từng chế độ bay, tuy nhiên phi công có thể điều khiển bằng tay nếu muốn. Máy bay được trang bị 2 động cơ cho tốc độ tối đa 2.485km/h, có thể mang 6,6 tấn vũ khí trên 10 giá treo cánh và thân (điển hình là tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 cho tầm bắn lên tới 190km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động).
Nếu Mỹ có F-14A thì Liên Xô (Nga) có đại diện MiG-23 – mẫu tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Mikoyan-Gurevich phát triển từ những năm 1960. Thời điểm MiG-23 ra đời, nó được tích hợp nhiều công nghệ mới như radar mạnh hơn có khả năng look-down/shoot-down, có thể bắn tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR).
MiG-23 được trang bị động cơ R-35-300 cho tốc độ tối đa 2.445km/h, vũ khí có một pháo 23mm (200 viên đạn) và 4-6 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60, tự dẫn radar R-23/24. Sự thành công trong thiết kế được thể hiện rõ nét trên chiến trường, MiG-23 đã xuất hiện trong một cuộc giao chiến với máy bay Mỹ ở Trung Đông và được cho là đã hạ được cả F-16, F-4E của Mỹ.
Dựa trên MiG-23, Mikoyan sau này đã phát triển máy bay cường kích MiG-27 sử dụng gần như toàn bộ khung thân MiG-23 cùng một vài sửa đổi nhỏ. MiG-27 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng cỡ 30mm GSh-6-30 (260-300 viên đạn) và 7 giá treo mang tổng cộng 4 tấn vũ khí (tên lửa không đối đất, bom, rocket).
Đôi cánh ma thuật là cách gọi hợp lý dành cho máy bay cánh cụp cánh xòe – nghĩa là hai cánh chính có thể xoay để thay đổi góc giữa cánh và thân, tức có thể "xòe ra" hay "cụp vào" được. Hình dạng cánh cụp thuận lợi hơn cho bay tốc độ cao, dạng cánh xòe phù hợp khi bay chậm, giúp máy bay mang nhiều vũ khí hơn và nâng cao hiệu suất bay. Và với việc có thể thay đổi giữa cánh cụp và cánh xòe, thì người phi công có thể tùy ý lựa chọn cấu hình bay cho tốc độ hiện thời của máy bay.
Cấu hình cánh cụp cánh xòe hữu dụng nhất trong trường hợp máy bay được yêu cầu phải hoạt động tốt ở tốc độ cao lẫn tốc độ thấp, và vì vậy nó chủ yếu được sử dụng trong việc thiết kế máy bay quân sự. Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng khiến máy bay thiếu đi khả năng cơ động trong không chiến, vì vậy, hầu như (không phải tất cả), thiết kế cánh này được ứng dụng trên các mẫu máy bay cường kích, máy bay ném bom hạng nặng.
Trong ảnh là máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Tornado – một trong những “đôi cánh ma thuật” còn phục vụ trên thế giới. Tornado do liên doanh Panavia (Anh, Đức, Italy) phát triển cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn (không quá nổi bật), ném bom..., chính thức phục vụ từ giữa những năm 1970.
Cánh của máy bay có thể xoay để thay đổi góc 25, 45, 67 độ phù hợp với tốc độ bay. Ví dụ, việc thay đổi cánh có thể giúp máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn, hay thả bom không điều khiển ở độ cao thấp... Hai động cơ phản lực cung cấp lực đẩy 76,8kN (đốt lần 2) cho tốc độ tối đa 2.417km/h, trần bay 15,2km. Vũ khí có 2 pháo 27mm và bom, tên lửa mang trên 8 giá treo (tổng cộng 9 tấn).
F-111 là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm trung, trinh sát, chiến đấu do Mỹ phát triển từ những năm 1960, đã từng sử dụng ở chiến trường Việt Nam. Nhờ thiết kế cánh cụp cánh xòe và trang bị radar theo dõi địa hình giúp cho F-111 bay độ cao rất thấp (đến 50m), có thể luồn lách theo địa hình như khe núi, triền sông...xâm nhập đánh phá các trận địa phòng không.
F-111 trang bị 2 động cơ phản lực quạt nén TF30-P-100 cho tốc độ tối đa 2.655km/h, tầm bay 5.190km. Nó có khả năng mang tới 14,3 tấn vũ khí (bom, tên lửa) trên 8 giá treo ở cánh và thân, một pháo M61 20mm trong thân. F-111 không được xuất khẩu rộng rãi, nó chỉ được bán cho Không quân Australia và hiện đã ngừng hoạt động từ năm 2010.
Như đã nói ở trên, thiết kế cánh cụp cánh xòe khá được ưa chuộng trong thiết kế máy bay ném bom chiến lược. Và B-1B Lancer là một trong số đó, mẫu máy bay ném bom tốc độ cao này đưa vào biên chế từ năm 1986. Cánh của B-1B có thể tạo góc với thân 15-67,5 độ, hình dạng cánh xòe phù hợp với việc cất hạ cánh, bay hành trình ở độ cao lớn. Còn cánh xòe phù hợp với bay cận âm và siêu âm. Ngoài ra, thiết kế cánh của nó cho phép máy bay bay ở độ cao thấp (60-150m) với tốc độ lớn (1.100km/h) giúp đột phá hệ thống phòng không đối phương.
B-1B được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực F101-GE-102 (lực đẩy khô với đốt tăng lực 136,92kN/chiếc) cho tốc độ bay tối đa 1.340km/h ở trần bay 15.000m. Về vũ khí, 6 giá treo trên ngoài cho phép mang 23 tấn, và 3 khoang bom trong thân mang được 34 tấn.
Kết cấu cánh cụp cánh xòe không cho phép máy bay thực hiện các động tác bay phức tạp – phù hợp để phát triển cho tiêm kích đánh chặn cần tính cơ động cao. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng trong lịch sử phát triển tiêm kích cánh cụp cánh xòe – nổi bật nhất là thiết kế tiêm kích hạm F-14 Tomcat trang bị cho Hải quân Mỹ. Dù khá to lớn (trọng lượng cất cánh tối đa hơn 30 tấn), nặng nề, cơ động không quá tốt nhưng nhờ radar mạnh và khả năng mang tên lửa không đối không tầm xa đã giúp F-14 đạt được nhiều chiến tích trên chiến trường.
Cánh của F-14A có thể tạo góc với thân từ 20-68 độ, được điều khiển tự động bằng Máy tính dữ liệu hàng không trung tâm để có hiệu suất tối ưu cho từng chế độ bay, tuy nhiên phi công có thể điều khiển bằng tay nếu muốn. Máy bay được trang bị 2 động cơ cho tốc độ tối đa 2.485km/h, có thể mang 6,6 tấn vũ khí trên 10 giá treo cánh và thân (điển hình là tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 cho tầm bắn lên tới 190km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động).
Nếu Mỹ có F-14A thì Liên Xô (Nga) có đại diện MiG-23 – mẫu tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Mikoyan-Gurevich phát triển từ những năm 1960. Thời điểm MiG-23 ra đời, nó được tích hợp nhiều công nghệ mới như radar mạnh hơn có khả năng look-down/shoot-down, có thể bắn tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR).
MiG-23 được trang bị động cơ R-35-300 cho tốc độ tối đa 2.445km/h, vũ khí có một pháo 23mm (200 viên đạn) và 4-6 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60, tự dẫn radar R-23/24. Sự thành công trong thiết kế được thể hiện rõ nét trên chiến trường, MiG-23 đã xuất hiện trong một cuộc giao chiến với máy bay Mỹ ở Trung Đông và được cho là đã hạ được cả F-16, F-4E của Mỹ.
Dựa trên MiG-23, Mikoyan sau này đã phát triển máy bay cường kích MiG-27 sử dụng gần như toàn bộ khung thân MiG-23 cùng một vài sửa đổi nhỏ. MiG-27 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng cỡ 30mm GSh-6-30 (260-300 viên đạn) và 7 giá treo mang tổng cộng 4 tấn vũ khí (tên lửa không đối đất, bom, rocket).