Quân đội Nga hiện nay là quốc gia sở hữu lực lượng pháo binh hùng mạnh nhất thế giới, nhưng ít có ai biết rằng trước đây trong Chiến tranh Thế giới thứ I, Quân đội Đế quốc Nga sở hữu một lực lượng pháo binh yếu thế hơn nhiều so với Quân đội Đức.
Chính vì vậy, khi nổ ra chiến tranh, Nga nhanh chóng bị áp đảo bởi hỏa lực mạnh mẽ từ quân Đức, dẫn tới không ít thất bại trong năm 1915.
Một phần của thất bại này là do sự yếu kém của lực lượng pháo binh Nga lúc bấy giờ, đặc biệt là do thiếu trang bị những khẩu trọng pháo hạng nặng - loại vũ khí duy nhất có thể chọc thủng được phòng tuyến của Quân đội Đức. Trong khi đó trái lại với Nga, người Đức sở hữu cho mình những khẩu trọng pháo siêu lớn và đủ sức phá vỡ phòng tuyến từ của Nga từ xa.
Trong tất cả các Quân chủng Quân đội Đế quốc Nga khi đó, thì chỉ có duy nhất Hải quân Nga được trang bị pháo 305mm nhưng lại lắp trên tàu hải quân. Dù vậy, cũng chính những khẩu 305mm này là tiền đề cho lực lượng pháo binh hạng nặng của Nga sau này.
|
Một trong những phiên bản ban đầu của những khẩu trọng pháo 305mm của Nga.
|
Đập tan Boongke quân Đức
Vào mùa hè năm 1915, trong 8 khẩu pháo 305mm được Nga sản xuất thì có tới 4 khẩu được trang bị cho lực lượng pháo binh mặt đất. Nhưng việc di chuyển những con quái vật nặng hơn 64 tấn là điều không hề dễ dàng, Quân đội Nga lúc đó đã phải sử dụng đến hệ thống đường ray xe lửa để có thể vận chuyển những khẩu pháo trên ra tận trận địa đối đầu trực tiếp với Quân đội Đức.
Sức mạnh của những khẩu trọng pháo này đã được chứng minh từ những ngày đầu tiên, với các đầu đạn nặng gần 400kg nó có thể phá vỡ hoàn bất kỳ boongke nào của Quân đội Đức. Với xung lực cực lớn khi bắn, những khẩu 305mm tạo ra một cuộc chiến tranh tâm lý đáng sợ cho phía bên kia chiến tuyến.
Lần đầu tiên xuất hiện của trọng pháo 305mm trên chiến trường Nga - Đức là vào mùa hè 1916, các viên đạn đầu tiên đã được khai hỏa vào ngày 19/6. Một viên đạn bắn trúng trực tiếp một căn hầm của Quân Đức tạo ra một cảnh tưởng kinh hoàng với một khối lượng đất đá và mảnh vỡ khổng lồ bị thổi bay lên không.
Đến mùa đông, một số khẩu 305mm được Quân đội Nga di chuyển đến gần Riga - Thủ đô của Latvia. Và với sự yểm trợ của lực lượng pháo binh, quân Nga nhanh chóng dành được một số thắng lợi nhất định. Nhưng với sự kháng cự mạnh mẽ từ lính Đức, cuộc chiến ở khu vực trên kéo dài hơn 18 tháng.
Đến năm 1917 khi Cách mạng Tháng 10 Nga nổ ra, dẫn tới kết thúc vai trò của nước Nga trong Chiến tranh Thế giới thứ I. Khi đó, Nga đã trả lại đa phần số vũ khí mà phe Hiệp ước (*) viện trợ cho cho mình, tuy nhiên họ vẫn giữ lại hơn 30 khẩu trọng pháo 305mm. Sau này, chúng trở thành tiền thân của các khẩu đại pháo được trang bị cho pháo đài phòng thủ trên đất liền và Hải quân Liên Xô.
|
Việc vận hành những cỗ máy hủy diệt như trọng pháo 305mm là điều không hề dễ dàng. Chẳng thế mà tốc độ bắn không nổi 1 phát/phút.
|
Reo rắc nỗi kinh hoàng cho quân phát xít
Sức mạnh của pháo 305mm một lần nữa được Hồng quân Liên Xô thể hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ II, khi nó giúp đập tan các cuộc tấn công của quân Phát xít Đức vào thành phố Sevastopol (tháng 9/1941), trước khi bị Quân đội Đức kiểm soát hoàn toàn vào năm 1942. Những khẩu 305mm còn được sử dụng để bảo vệ Thành phố Leningrad, nơi mà được Hồng quân mệnh danh là pháo đài không bao giờ bị thất thủ.
Sau này, siêu pháo 305mm xuất hiện trong các Sư đoàn pháo binh chủ lực Hồng quân Liên Xô tiếp tục "reo rắc nỗi kinh hoàng" cho quân phát xít ở Karelia, Belarus và Ba Lan - nơi được bố trí hệ thống công sự phòng ngự kiên cố. Và cugnx như cuộc tấn công cuối cùng vào sào huyệt của phát xít Đức - Berlin.
Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, những khẩu trọng pháo 305mm vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng pháo binh Liên Xô. Mãi tới năm 1950, chúng mới chính thức kết thúc vai trò lịch sử, nhường chỗ cho những loại vũ khí mới (mà điển hình là tên lửa đạn đạo).
Hiện nay, một trong những khẩu pháo 305mm vẫn còn được trưng bày tại Bảo tàng pháo binh St Petersburg như một phần của lịch sử pháo binh nước Nga.
Siêu pháo 305mm có trọng lượng tối đa là 46 tấn, đạt tầm bắn hiệu quả gần 13,5km, với tốc độ bắn siêu chậm (chưa được 1 phát/phút). Pháo sử dụng các viên đạn nặng tới 400kg có sức công phá mạnh khủng khiếp.
(*) Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nổ ra giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, Italy và sau đó là cả Mỹ, Brazil...) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Thổ Ottoman, Áo - Hung và Bulgaria).